Theo kết quả nghiên cứu công bố mới đây, bề mặt của Titan - vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ được bao phủ bởi các hydrocacbon hữu cơ cùng một lớp vỏ băng. Bên dưới là đại dương, nằm dưới bề mặt vệ tinh này khoảng một trăm km.
Các nhà khoa học đi đến kết luận rằng một tiểu hành tinh hoặc sao chổi sau khi va chạm với Titan có thể phá vỡ lớp vỏ băng, dẫn đến việc nước và chất hữu cơ trong miệng núi lửa trộn lẫn với nhau.
Theo nhóm nghiên cứu, đây là lý do dẫn tới sự xuất hiện của những sinh vật sống đơn giản nhất.
“Cú va đập từ một thiên thể không gian tạo ra một vũng nước ấm tạm thời. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sống ra đời”, nhà khoa học hành tinh Lea Bonnefoy cho hay.
Titan là thiên thể duy nhất ngoài Trái đất mà trên bề mặt của nó chắc chắn có nước. Vệ tinh này có bầu khí quyển dày đặc có thể bảo vệ các sinh vật sống tiềm tàng tránh bức xạ vũ trụ nguy hiểm.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng hoàn toàn hợp lý khi đưa ra giả thiết Titan có thể tồn tại sự sống.
Hầu hết thông tin về Titan được thu thập trong khuôn khổ sứ mệnh không gian Cassini, kéo dài từ năm 2004 đến năm 2017. Các dữ liệu thu thập được vẫn đang được nghiên cứu và các nhà khoa học đôi khi vẫn đưa ra những khám phá và giả định thú vị.
Bình luận