• Zalo

Phát hiện mới giúp tìm được người ngoài hành tinh

Kinh tếThứ Năm, 09/01/2014 07:19:00 +07:00Google News

(VTC News) - Những hành tinh này đầy ắp sự sống phía bên dưới bề mặt của nó.

(VTC News) - Các chuyên gia săn tìm sự sống ngoài Trái Đất luôn nghĩ hành tinh lý tưởng phải xoay xung quanh một ngôi sao tương đương Mặt Trời và phải nằm trong vùng vành đai xanh Goldilocks mới đủ điều kiện để nước tồn tại ở dạng lỏng.

Tuy nhiên, một phát hiện mới đã phủ nhận quan điểm này.

Vành đai xanh Goldilocks là nơi có khoảng cách tương đương từ Trái Đất tới Mặt Trời, vùng lý tưởng để bức xạ nhiệt của ngôi sao trung tâm tác động vừa đủ nhằm làm nước tồn tại được ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh rắn - một điều kiện cần thiết để sự sống tiến hóa. 
 Vành đai xanh thích hợp để có nước ở dạng lỏng
Các nhà nghiên cứu Scotland tin rằng, những hành tinh cỡ Trái Đất có thể thuận lợi cho sự sống phát triển có thể nằm xa hơn khoảng cách mà họ từng nghĩ tới 10 lần. Điều này có nghĩa là các hành tinh băng đá lạnh quanh năm trước đây bị coi là địa ngục lại đầy ắp những sinh vật sống ngay bên dưới bề mặt của nó.

Viện nghiên cứu đại học Aberdeen và đại học St Andrews khẳng định vùng Goldilocks là một sai lầm lớn. Họ lập luận rằng khái niệm về vùng đai xanh đã bỏ sót khả năng sự sống tồn tại bên dưới bề mặt của một hành tinh. 
Nhưng sự sống có thể tồn tại trên hành tinh nằm ngoài vành đai xanh 
"Khi bạn xuống sâu hơn gần lõi hành tinh, nhiệt độ sẽ tăng cao dần và cho tới khi bạn đụng phải một nơi có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng - sự sống có thể đầy rẫy ở đây." Tiến sĩ Sean McMahon chia sẻ quan điểm của mình. 
Trong thiên hà trung bình có 200 tỷ ngôi sao khác nhau, các nhà khoa học ước tính có tới 11 tỷ hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống phát triển nằm trong vành đai xanh. Nếu khái niệm được mở rộng, với những ngôi sao nhỏ có nhiệt độ thấp thì những hành tinh Trái Đất sẽ tăng lên 40 tỷ. Họ khẳng định con số này con cao hơn thế nữa nên rất khó để suy đoán chính xác.
 Mỗi thiên hà trung bình có 40 tỷ hành tinh hỗ trợ sự sống phát triển
 Nhóm nghiên cứu của TS. McMahon đã tạo ra một mô hình máy tính tái tạo nhiệt độ bên dưới bề mặt hành tinh có những kích thước nhất định, ở khoảng cách khác nhau từ ngôi sao của nó. "Sự sống sâu nhất trên Trái Đất được tìm thấy là ở độ sâu 5,3km bên dưới lòng đất, thậm chí 10km ở những nơi chúng ta chưa khoan sâu tới được."

Ông nói. "Sử dụng mô hình, chúng tôi phát hiện ra rằng vùng sống được trên một hành tinh như Trái Đất quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời sâu gấp 3 lần tính cả 5 cây số ban đầu xuống dưới bề mặt. 

 Nước dạng lỏng nằm sâu hàng cây số dưới bề mặt hành tinh băng giá
Mô hình này cho thấy nước ở dạng lỏng vẫn tồn tại ở độ sâu 5km ở Trái Đất ngay cả khi chúng ta nằm xa hơn vị trí hiện nay thêm 3 lần nữa. Và nếu chúng ta có thể xem xét điều kiện sống dưới độ sâu hơn 10km thì vùng vành đai xanh phải mở rộng xa hơn cả sao Mộc và sao Thổ." 

 Hành tinh Gliese 581d cách chúng ta 20 năm ánh sáng từng bj coi là địa ngục
Phát hiện này cho thấy những hành tinh trôi lửng lơ trong bóng tối vũ trụ vẫn hoàn toàn có thể có sự sống. "Hành tinh đá lớn hơn Trái Đất có thể chứa nước lỏng ở dưới bề mặt 5km ngay cả trong không gian giữa các ngôi sao, ngay cả khi không có bầu khí quyển vì chúng đã có nhiệt lượng từ bên trong lõi." Ông McMahon khẳng định.

"Trước đây hành tinh Gliese 581d cách 20 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Bình bị cho là quá lạnh thì nhờ mô hình của chúng tôi nó có thể tồn tại nước ở dạng lỏng ngay bên dưới bề mặt 2km."

 Giả thuyết mới cho phép Gliese 581d tồn tại nước và sự sống dù nằm quá xa
Ngoài ra, nhóm của tiến sĩ còn có nhiều bài báo cho rằng sự sống dễ tồn tại trên lục địa hơn là dưới lòng đại dương.

Ông hy vọng nghiên cứu này sẽ gợi mở những triển vọng mới trong cuộc săn lùng sự sống ngoài Trái Đất trên những hành tinh không có bầu khí quyển, rất nóng hoặc rất lạnh.  

Minh Hiếu
Bình luận
vtcnews.vn