Các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện ra một gen gây cảm giác no và có thể giúp ngăn chặn việc thèm ăn quá nhiều. Đây là gen điều khiển tín hiệu giữa não và ruột. Nó cũng được cho là đứng phía sau cảm giác buồn ngủ sau khi ăn, chỉ xảy ra khi cơ thể đã dự trữ đủ chất béo.
"Khi con vật bị suy dinh dưỡng chúng tìm kiếm thức ăn bằng cách mở rộng môi trường sống. Khi đã ăn uống đầy đủ chúng không có nhu cầu đi lang thang nữa, và khi đã no nê chúng bước vào một trạng thái giống như ngủ", PGS Roger Pocock, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.
Gen này đã được phát hiện ở giun đũa, và gen tương tự thường sẽ được tìm thấy ở người.
"Vì giun đũa có rất nhiều gen giống với người nên chúng là một mô hình tuyệt vời để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về các quá trình như trao đổi chất cũng như các bệnh ở người."
Ở Anh, 58% phụ nữ và 65% nam giới bị thừa cân hoặc béo phì.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, có thể mở đường cho một phương pháp giảm cân thay thế để giúp mọi người giữ được dáng vóc mảnh mai.
Giun đũa được lựa chọn cho các thí nghiệm vì não của chúng khá đơn giản, chỉ có 302 tế bào thần kinh và 8.000 synap.
Ngược lại, con người có 100 nghìn tỷ synap và hàng tỷ tế bào thần kinh - nhưng chúng ta vẫn có chung đến 80% số gen với những con giun, TS Pocock nói.
Video: Cách làm món ngon giảm cân an toàn
Bình luận