Viện Bảo tàng Anh là nơi lưu giữ nhiều xác ướp cổ nhất thế giới.
Hạ tuần tháng 5 này ở Viện Bảo tàng Anh tại London mở cửa triển lãm “Cuộc sống trong thời cổ, những nghiên cứu mới”. Để chuẩn bị cho cuộc triển lãm này, các nhà Ai Cập học đã tiến hành những nghiên cứu mới thông qua phương pháp chụp cắt lớp 8 xác ướp từ thời cổ, được khai quật ở khu vực này là Ai Cập và Sudan.
Những xác ướp này sống từ năm 3500 trước CN tới năm 700 sau CN. Các nhà khoa học không chỉ nhìn vào dưới những tấm vải liệm mà còn thâm nhập sâu hơn khi kiểm tra kỹ lưỡng đầu, bụng và các mạch máu của các xác ướp. Và họ đã tìm thấy nhiều điều mới mẻ, thí dụ như một công cụ trong hộp sọ, những động mạch bị tắc và cả một hình xăm ở chỗ kín...
Viện Bảo tàng Anh được coi là một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1753. Đây cũng là nơi tập trung những bộ sưu tập xác ướp lớn nhất thế giới. Tại Viện Bảo tàng Anh hiện đang trưng bày xác ướp của một người chưa xác định được danh tính có niên đại từ khoảng năm 3300 trước CN. Đây được coi là một trong những cá nhân đầu tiên “được ướp xác” trong lịch sử nhân loại và được đặt cho biệt hiệu là Ginger nhờ có mái tóc đỏ...
Các xác ướp trong Viện Bảo tàng Anh không chỉ được lưu giữ mà còn được thường xuyên trở thành đối tượng của những nghiên cứu khoa học mới. Nhờ thế nên chúng ta ngày càng có điều kiện để biết thêm những điều mới mẻ về các xác ướp cổ đại...
Nếu không có cuộc triển lãm “Cuộc sống trong thời cổ, những nghiên cứu mới”, khai mạc vào ngày 22/5, tám xác ướp đã được bọc kín trong những tấm vải liệm này còn phải chờ đợi giờ phát lộ thêm nhiều thời gian nữa. Sát tới ngày khai mạc triển lãm, những người tổ chức ở London đã tiết lộ một số thông tin để giúp cho khách tham quan được thấy nhiều hơn những bí mật của xác ướp chứ không chỉ những mảnh vải liệm bằng lanh ngâm tẩm nhựa cây đã bị thời gian làm hư hao đáng kể...
Các nhà khoa học không giới hạn bằng việc chỉ nhìn vào dưới những tấm vải liệm xác ướp mà còn thâm nhập sâu hơn, xem xét kỹ lưỡng đầu, bụng và các mạch máu của chúng. Kết quả là, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách sống và chết của tổ tiên. Để đạt được kết quả đó, người ta đã sử dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực 3D hologram, do hãng Holoxica và các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu thị giác lâm sàng ở Edinburgh phát minh.
Để không làm hủy hại những tấm vải liệm, các nhà khoa học đã phải nhờ đến phương pháp chụp ảnh mầu hoạt hình ba chiều, cho phép soi tỏ những khía cạnh sâu kín nhất của cổ vật mấy nghìn năm tuổi. Để tìm hiểu xem người xưa đã sống và chết vì những gì. Và họ đã phát hiện ra, khoảng năm 700 sau CN, tại Nubia, tức là khu vực nước Sudan ngày nay, đã từng có một phụ nữ mà ở phía bên trong của đùi phải, các nhà Ai Cập học đã có thể nhìn thấy một hình xăm bao gồm các chữ cái M-I-X-A-H-A.
Những con chữ Hy Lạp cổ đại này có nghĩa gì? Có thể đó là tên của vị Tổng lãnh thiên thần Micae. Trong sách Khải Huyền của Tân Ước, Micae được mô tả là người lãnh đạo đội quân của Thiên Chúa chống lại lực lượng của Satan trong cuộc chiến trên thiên đàng và đã giành được thắng lợi... Micae cũng là vị thiên thần được biết tới nhiều nhất trong số thiên thần có tên gọi và việc tôn kính ông được phổ biến rất rộng rãi trong các giáo hội Kitô giáo cả ở phương Đông lẫn phương Tây...
Theo lời của Daniel Antoine, người phụ trách cuộc triển lãm ở London trong bài trả lời phỏng vấn cho tạp chí Đức Spiegel, không thể rõ vì sao người đàn bà trung cổ lại chọn một nơi nhạy cảm như thế để xăm tên của Tổng lãnh thiên thần Micae: “Người đàn bà ấy có thể là một con chiên hoặc là hình xăm như thế là để cầu may vì Tổng lãnh thiên thần Micae đã được coi là thần hộ mệnh cho xứ Nubia thời trung cổ...”.
Theo nữ giáo sư thần học Maureen Tilley của Trường đại học tổng hợp Fordham ở New York, “Việc xăm hình lên phần bên trong của đùi liên quan tới việc bảo vệ người phụ nữ khi sinh nở hoặc bảo vệ thoát khỏi bị cưỡng hiếp...”. Bà giáo sư cũng cho biết thêm là, việc xăm chữ lên mình đã phổ biến cả ở những người Do Thái chứ không chỉ ở trong cộng đồng tín đồ Kitô giáo...
Đây không phải là lần đầu tiên mà các nhà Ai Cập học đã phải đau đầu trước những bí ẩn của các hình xăm mà các cư dân cổ xưa trên lưu vực sông Nile đã trổ lên thân mình. Cách đây không lâu, trong cuộc khai quật tại nghĩa trang của thành phố Ai Cập cổ đại Nehene trên bờ phía tây của sông Nile, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một xác ướp phụ nữ mà trên mình có xăm những ký hiệu hình học. Cánh tay trái của xác ướp nữ này có xăm những hình thoi, còn ở phần trên thân mình là những dấu chấm tạo thành những đường dích dắc. Theo mốc thời gian, những hình xăm này được thực hiện ở các triều đại 11 và 12 (tức là khoảng giữa những năm 2137-1781 trước CN)...
Ở thời muộn hơn, Ai Cập bị cai trị bởi các vị vua thuộc triều đại Ptolemaios. Đây là triều đại khởi thủy từ một danh tướng thân cận của nhà vua Alexander Macedonia, được cử tới làm Thống đốc đất Ai Cập từ cuối năm 323 trước CN. Tên của ông là Ptolemaios. Tới năm 305 trước CN, ông này xưng vua. Các con cháu thuộc phái nam của ông về sau lên ngôi đều lấy tên của tổ phụ là Ptolemaios.
Các hoàng hậu hoặc các con gái khi lên ngôi vua thì lấy tên là Berenice,, Arsineo hoặc Cleopatra (người nổi tiếng nhất trong số này chính là nữ hoàng Cleopatra VII)... Chính những xác ướp còn lại từ triều đại Ptolemaios cho thấy, các tín đồ thờ phụng thần rượu nho Dionysus đã trổ lên da mình hình các lá nho. Theo lời ông Antoine, hình xăm trên phần đùi bên trong của người phụ nữ ở Sudan thời trung cổ là hình xăm đầu tiên mà các nhà khoa học được biết tới. Thêm vào đó, hình xăm này độc đáo ở chỗ nó lại là một biểu tượng Kitô giáo...
Thực ra thì các nhà sử học đã biết tới các biểu tượng từ rất lâu rồi. Những người Nubia đã viết tên của các nhân vật hộ mệnh cho mình lên trên các bức tường nhà thờ và khắc chúng vào các đồ gốm sứ. Nhưng cho đến nay, các nhà khảo cổ chưa từng bao giờ tìm lại được các hình xăm.
Nhà tổ chức triển lãm ở Bảo tàng London cho biết thêm: “Người phụ nữ ở Nubia khi mất đã ở tuổi từ 35 trở lên. Chúng tôi đã tìm thấy trong các động mạch đùi của bà ấy dấu vết của quá trình vôi hóa - một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Đó có thể là hậu quả của việc lạm dụng các loại thức ăn giàu mỡ động vật...”.
Xơ cứng động mạch cũng là căn bệnh của một xác ướp phụ nữ nữa mà khách tới thăm quan cuộc triển lãm mới ở London có thể nhìn thấy. Đó là một nữ ca sĩ tên là Tumut, từng sống ở khu vực Thebes của Ai Cập 1.600 năm trước thời của nữ tín đồ Kitô sở hữu hình xăm mà chúng ta đã nói ở phần trên.
Tumut có lẽ đã là người hát trong đền thờ Karnak. Theo các nhà nghiên cứu ở Viện Bảo tàng Anh, có khả năng là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của cô ca sĩ cũng là do chế độ ăn uống không đúng cách... Các nhà khoa học đã dựng lại được chân dung của nữ ca sĩ Tumut...
Trong khi người phụ nữ ở Nubia được chôn cất theo truyền thống Kitô giáo, thì đám tang của nữ ca sĩ ở Thebes đã được cử hành theo đúng các qui tắc của nghệ thuật ướp xác trong nghi lễ Ai Cập. Ở giữa các tấm vải liệm xác chết, những người ướp xác đã đặt rất nhiều loại bùa phép thuật.
Theo tạp chí Spiegel, những lá bùa này chỉ hiện hình lên khi được đưa vào máy chụp cắt lớp. Những khách tham quan triển lãm có thể nhìn thấy chúng trên một màn hình đặc biệt...
Trong hộp sọ của người phụ nữ được ướp xác tại Thebes ở thời điểm 600 năm trước CN, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cái thìa y tế. Hoặc có thể những người ướp xác đã lơ đãng bỏ quên dụng cụ nghề nghiệp của mình trong đó, hoặc họ cố tình bỏ lại thứ đồ mà họ không còn cần tới nữa trong hộp sọ của xác ướp...
Quá trình chụp cắt lớp cũng giúp xác định rằng, một trong những xác ướp khi còn sống đã bị rất khổ sở vì chứng đau răng.
Quá trình tái thiết mô hình 3D đã giúp xác định được nguồn gốc của những cơn đau nằm ở hàm dưới người chết. Dấu vết của những cơn đau đó còn hằn ở xương...
Theo Đinh Hằng - CAND
Hạ tuần tháng 5 này ở Viện Bảo tàng Anh tại London mở cửa triển lãm “Cuộc sống trong thời cổ, những nghiên cứu mới”. Để chuẩn bị cho cuộc triển lãm này, các nhà Ai Cập học đã tiến hành những nghiên cứu mới thông qua phương pháp chụp cắt lớp 8 xác ướp từ thời cổ, được khai quật ở khu vực này là Ai Cập và Sudan.
Những xác ướp này sống từ năm 3500 trước CN tới năm 700 sau CN. Các nhà khoa học không chỉ nhìn vào dưới những tấm vải liệm mà còn thâm nhập sâu hơn khi kiểm tra kỹ lưỡng đầu, bụng và các mạch máu của các xác ướp. Và họ đã tìm thấy nhiều điều mới mẻ, thí dụ như một công cụ trong hộp sọ, những động mạch bị tắc và cả một hình xăm ở chỗ kín...
Viện Bảo tàng Anh được coi là một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1753. Đây cũng là nơi tập trung những bộ sưu tập xác ướp lớn nhất thế giới. Tại Viện Bảo tàng Anh hiện đang trưng bày xác ướp của một người chưa xác định được danh tính có niên đại từ khoảng năm 3300 trước CN. Đây được coi là một trong những cá nhân đầu tiên “được ướp xác” trong lịch sử nhân loại và được đặt cho biệt hiệu là Ginger nhờ có mái tóc đỏ...
Các xác ướp trong Viện Bảo tàng Anh không chỉ được lưu giữ mà còn được thường xuyên trở thành đối tượng của những nghiên cứu khoa học mới. Nhờ thế nên chúng ta ngày càng có điều kiện để biết thêm những điều mới mẻ về các xác ướp cổ đại...
Nếu không có cuộc triển lãm “Cuộc sống trong thời cổ, những nghiên cứu mới”, khai mạc vào ngày 22/5, tám xác ướp đã được bọc kín trong những tấm vải liệm này còn phải chờ đợi giờ phát lộ thêm nhiều thời gian nữa. Sát tới ngày khai mạc triển lãm, những người tổ chức ở London đã tiết lộ một số thông tin để giúp cho khách tham quan được thấy nhiều hơn những bí mật của xác ướp chứ không chỉ những mảnh vải liệm bằng lanh ngâm tẩm nhựa cây đã bị thời gian làm hư hao đáng kể...
Các nhà khoa học không giới hạn bằng việc chỉ nhìn vào dưới những tấm vải liệm xác ướp mà còn thâm nhập sâu hơn, xem xét kỹ lưỡng đầu, bụng và các mạch máu của chúng. Kết quả là, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách sống và chết của tổ tiên. Để đạt được kết quả đó, người ta đã sử dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực 3D hologram, do hãng Holoxica và các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu thị giác lâm sàng ở Edinburgh phát minh.
Để không làm hủy hại những tấm vải liệm, các nhà khoa học đã phải nhờ đến phương pháp chụp ảnh mầu hoạt hình ba chiều, cho phép soi tỏ những khía cạnh sâu kín nhất của cổ vật mấy nghìn năm tuổi. Để tìm hiểu xem người xưa đã sống và chết vì những gì. Và họ đã phát hiện ra, khoảng năm 700 sau CN, tại Nubia, tức là khu vực nước Sudan ngày nay, đã từng có một phụ nữ mà ở phía bên trong của đùi phải, các nhà Ai Cập học đã có thể nhìn thấy một hình xăm bao gồm các chữ cái M-I-X-A-H-A.
Những con chữ Hy Lạp cổ đại này có nghĩa gì? Có thể đó là tên của vị Tổng lãnh thiên thần Micae. Trong sách Khải Huyền của Tân Ước, Micae được mô tả là người lãnh đạo đội quân của Thiên Chúa chống lại lực lượng của Satan trong cuộc chiến trên thiên đàng và đã giành được thắng lợi... Micae cũng là vị thiên thần được biết tới nhiều nhất trong số thiên thần có tên gọi và việc tôn kính ông được phổ biến rất rộng rãi trong các giáo hội Kitô giáo cả ở phương Đông lẫn phương Tây...
Bờ sông Nile, nơi tìm thấy xác ướp |
Theo lời của Daniel Antoine, người phụ trách cuộc triển lãm ở London trong bài trả lời phỏng vấn cho tạp chí Đức Spiegel, không thể rõ vì sao người đàn bà trung cổ lại chọn một nơi nhạy cảm như thế để xăm tên của Tổng lãnh thiên thần Micae: “Người đàn bà ấy có thể là một con chiên hoặc là hình xăm như thế là để cầu may vì Tổng lãnh thiên thần Micae đã được coi là thần hộ mệnh cho xứ Nubia thời trung cổ...”.
Theo nữ giáo sư thần học Maureen Tilley của Trường đại học tổng hợp Fordham ở New York, “Việc xăm hình lên phần bên trong của đùi liên quan tới việc bảo vệ người phụ nữ khi sinh nở hoặc bảo vệ thoát khỏi bị cưỡng hiếp...”. Bà giáo sư cũng cho biết thêm là, việc xăm chữ lên mình đã phổ biến cả ở những người Do Thái chứ không chỉ ở trong cộng đồng tín đồ Kitô giáo...
Đây không phải là lần đầu tiên mà các nhà Ai Cập học đã phải đau đầu trước những bí ẩn của các hình xăm mà các cư dân cổ xưa trên lưu vực sông Nile đã trổ lên thân mình. Cách đây không lâu, trong cuộc khai quật tại nghĩa trang của thành phố Ai Cập cổ đại Nehene trên bờ phía tây của sông Nile, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một xác ướp phụ nữ mà trên mình có xăm những ký hiệu hình học. Cánh tay trái của xác ướp nữ này có xăm những hình thoi, còn ở phần trên thân mình là những dấu chấm tạo thành những đường dích dắc. Theo mốc thời gian, những hình xăm này được thực hiện ở các triều đại 11 và 12 (tức là khoảng giữa những năm 2137-1781 trước CN)...
Xác ướp phụ nữ có hình xăm ở đùi |
Ở thời muộn hơn, Ai Cập bị cai trị bởi các vị vua thuộc triều đại Ptolemaios. Đây là triều đại khởi thủy từ một danh tướng thân cận của nhà vua Alexander Macedonia, được cử tới làm Thống đốc đất Ai Cập từ cuối năm 323 trước CN. Tên của ông là Ptolemaios. Tới năm 305 trước CN, ông này xưng vua. Các con cháu thuộc phái nam của ông về sau lên ngôi đều lấy tên của tổ phụ là Ptolemaios.
Các hoàng hậu hoặc các con gái khi lên ngôi vua thì lấy tên là Berenice,, Arsineo hoặc Cleopatra (người nổi tiếng nhất trong số này chính là nữ hoàng Cleopatra VII)... Chính những xác ướp còn lại từ triều đại Ptolemaios cho thấy, các tín đồ thờ phụng thần rượu nho Dionysus đã trổ lên da mình hình các lá nho. Theo lời ông Antoine, hình xăm trên phần đùi bên trong của người phụ nữ ở Sudan thời trung cổ là hình xăm đầu tiên mà các nhà khoa học được biết tới. Thêm vào đó, hình xăm này độc đáo ở chỗ nó lại là một biểu tượng Kitô giáo...
Thực ra thì các nhà sử học đã biết tới các biểu tượng từ rất lâu rồi. Những người Nubia đã viết tên của các nhân vật hộ mệnh cho mình lên trên các bức tường nhà thờ và khắc chúng vào các đồ gốm sứ. Nhưng cho đến nay, các nhà khảo cổ chưa từng bao giờ tìm lại được các hình xăm.
Nhà tổ chức triển lãm ở Bảo tàng London cho biết thêm: “Người phụ nữ ở Nubia khi mất đã ở tuổi từ 35 trở lên. Chúng tôi đã tìm thấy trong các động mạch đùi của bà ấy dấu vết của quá trình vôi hóa - một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Đó có thể là hậu quả của việc lạm dụng các loại thức ăn giàu mỡ động vật...”.
Xơ cứng động mạch cũng là căn bệnh của một xác ướp phụ nữ nữa mà khách tới thăm quan cuộc triển lãm mới ở London có thể nhìn thấy. Đó là một nữ ca sĩ tên là Tumut, từng sống ở khu vực Thebes của Ai Cập 1.600 năm trước thời của nữ tín đồ Kitô sở hữu hình xăm mà chúng ta đã nói ở phần trên.
Tumut có lẽ đã là người hát trong đền thờ Karnak. Theo các nhà nghiên cứu ở Viện Bảo tàng Anh, có khả năng là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của cô ca sĩ cũng là do chế độ ăn uống không đúng cách... Các nhà khoa học đã dựng lại được chân dung của nữ ca sĩ Tumut...
Nữ ca sĩ Tumus |
Trong khi người phụ nữ ở Nubia được chôn cất theo truyền thống Kitô giáo, thì đám tang của nữ ca sĩ ở Thebes đã được cử hành theo đúng các qui tắc của nghệ thuật ướp xác trong nghi lễ Ai Cập. Ở giữa các tấm vải liệm xác chết, những người ướp xác đã đặt rất nhiều loại bùa phép thuật.
Theo tạp chí Spiegel, những lá bùa này chỉ hiện hình lên khi được đưa vào máy chụp cắt lớp. Những khách tham quan triển lãm có thể nhìn thấy chúng trên một màn hình đặc biệt...
Trong hộp sọ của người phụ nữ được ướp xác tại Thebes ở thời điểm 600 năm trước CN, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cái thìa y tế. Hoặc có thể những người ướp xác đã lơ đãng bỏ quên dụng cụ nghề nghiệp của mình trong đó, hoặc họ cố tình bỏ lại thứ đồ mà họ không còn cần tới nữa trong hộp sọ của xác ướp...
Quá trình chụp cắt lớp cũng giúp xác định rằng, một trong những xác ướp khi còn sống đã bị rất khổ sở vì chứng đau răng.
Quá trình tái thiết mô hình 3D đã giúp xác định được nguồn gốc của những cơn đau nằm ở hàm dưới người chết. Dấu vết của những cơn đau đó còn hằn ở xương...
Theo Đinh Hằng - CAND
Bình luận