Dù hố đen được xem là một trong những vật thể "cực đoan" nhất trong vũ trụ, nhưng giới nghiên cứu thừa nhận V404 Cygni còn khác biệt hơn cả "đồng loại" của nó.
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tới từ Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế thuộc Đại học Curtin, Australia, các tia của V404 Cygni bắn ra liên tục và chỉ cách vài phút, theo đủ hướng khác nhau.
"Đây là một những hố đen bất thường nhất mà tôi từng gặp", ông James Miller-Jones, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Giống như các hố đen khác, V404 Cygni "ăn" ngôi sao gần đó, hút khí ngôi sao đó và hình thành một đĩa vật chất hình xoắn ốc. Điều khác biệt của V404 Cygni là đĩa vật chất và hố đen nằm lệch nhau khiến phần bên trong của hố đen bắn ra các tia theo nhiều hướng khác nhau khi nó thay đổi hướng.
V404 Cygni lớn gấp 9 lần Mặt Trời, lần đầu được phát hiện vào năm 1989. Các lần phun vật chất đầu tiên của nó được ghi nhận vào năm 1939 và 1956.
Tuy nhiên, hố đen này chỉ thực sự gây chú ý khi nó kéo dài đợt phun vật chất trong suốt 2 tuần vào năm 2015. Thông thường, các đợt phun vật chất của hố đen chỉ kéo dài trong vài giờ.
Các nhà nghiên cứu phải mất 4 năm để xác minh các dữ liệu trước khi kết quả nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature hôm 29/4.
Bình luận