• Zalo

Phát hiện hành tinh 'địa ngục' khắc nghiệt chưa từng có, nóng tới 3.000 độ C

Khám pháThứ Hai, 09/11/2020 06:32:06 +07:00Google News
(VTC News) -

Các nhà khoa học khám phá ra một hành tinh dung nham, có kích thước tương đương với Trái đất nhưng hình thái thời tiết thì hết sức cực đoan.

Hành tinh này có tên là K2-141b, quay xung quanh 1 sao lùn màu cam ở khoảng cách rất gần. 

"Trong số các hành tinh cực đoan nhất được phát hiện ngoài rìa hệ Mặt trời thì các hành tinh dung nham là là cực đoan nhất. Ở đó là các thế giới nóng rực lửa xoay quanh sao chủ ở khoảng cách gần tới nỗi một số vùng trên chúng biến thành đại dương dung nham nóng chảy", các nhà khoa học viết trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Monthly Notices. 

Phát hiện hành tinh 'địa ngục' khắc nghiệt chưa từng có, nóng tới 3.000 độ C - 1

Hình ảnh mô phỏng về K2-141b. (Ảnh: Getty Images)

Theo nghiên cứu, hơn một nửa K2-141b nhận được ánh sáng ban ngày liên tục vì nó quá gần sao chủ, nhiệt độ cao nhất ở mặt ban ngày này có thể lên tới 3.000 độ C. Ngược lại, mặt tối của K2-141b có nhiệt độ thấp nhất rơi vào khoảng -200 độ C.

Ở Trái đất, nước bốc hơi vào khí quyển rồi rơi xuống dưới dạng mưa. Còn ở K2-141b, "hơi khoáng" hình thành do đá bốc hơi được gió siêu âm quét sang mặt tối lạnh giá, tạo thành "mưa đá" xuống đại dương magma nóng đỏ.

Tiếp đó, phần đá này chảy trở lại mặt ban ngày rồi tiếp tục bốc hơi theo 1 chu trình vòng tròn tương tự quá trình tạo mưa trên Trái đất. 

"Tất cả các hành tinh đá, bao gồm cả Trái đất, khởi đầu là thế giới nóng chảy nhưng sau đó nhanh chóng nguội đi và đông đặc lại. Các hành tinh dung nham cho chúng ta cái nhìn hiếm hoi về giai đoạn tiến hóa ban đầu của hành tinh này", Giáo sư Nicolas Cowan - tác giả nghiên cứu cho hay. 

Diệu Hoa(Nguồn: FOX News)
Bình luận
vtcnews.vn