Theo lời kể của người dân xã Lạc Vân (huyện Nho Quan - Ninh Bình), động Nham Hao mới được phát hiện có chiều dài khoảng 3 km nằm dưới lòng núi. Bên trong có một ngôi chùa cổ và 5 tấm bia được khắc trên vách đá bằng loại hán tự chưa rõ niên đại.
Truyền thuyết ngôi đền cổ
Khi có thông tin tại huyện Nho Quan người dân vừa phát hiện được một hang động thuộc loại đẹp nhất miền Bắc, có thể được ví với Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi đã quyết định về đây để xem thực hư thế nào.
Lạ nước, lạ cái chúng tôi đành ghé qua UBND xã để nhờ người dẫn đường. Thật trùng hợp khi đề cập chuyện muốn tìm hiểu về vấn đề trên, anh Quách Văn Thái công an viên xã Lạc Vân đã đồng ý dẫn đường cho chúng tôi.
Theo anh Thái, hang động mà chúng tôi muốn tìm hiểu có tên là động Nham Hao. Đường vào thạch động quanh co phức tạp theo những dải núi đá vôi cheo leo và vách núi dựng đứng. Nếu không phải người địa phương chắc chắn không thể vào động được.
Anh Thái còn cho biết muốn vào được bên trong cần phải qua cửa hang chính bằng thuyền bơi trên hồ rộng khoảng 1 sào rồi cứ theo hướng nước bơi thuyền vào động. Vì là người thông thạo địa hình nên chẳng mấy chốc anh Thái đã đưa chúng tôi vào bên trong hang động.
Những người đi trong đoàn không khỏi trầm trồ bởi vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng tráng lệ nơi đây. Phía trong động là những nhũ đá có hình thù kỳ dị, voi chầu, hổ phục, ao cá đồng lúa, nương dâu, rồng cuộn nước, rồng vàng ấp tổ trong hang, tượng Phật Tổ Như Lai, có chỗ lô nhô như ngàn lớp sóng, vân nhũ đá như những đám mây ngũ sắc….
Ở phía dưới còn có một vị trí nước sâu và trong vắt người ta gọi là ao cá không đáy tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng hùng vĩ.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (trang 242) có ghi về động Nham Hao như sau: “Núi Tam Động ở cách huyện Yên Hóa 8 dặm về phía Nam gần sát bờ sông, có ba động đá: Một là động Nham Hao (nay gọi là động Ngọc Cao) ở địa phận xã Phục Cổ (nay là xã Lạc Vân) rộng chừng 9 trượng. Dưới động có nước khe chảy thông đến ao cá ở đằng sau động, ao rộng một sào, có nước trong, bên cạnh có đền thờ Tam Phủ, trên đỉnh có một pho tượng đá, người địa phương gọi là Phật Cao Sơn.
Hai là động Phục Cổ và Hiền Quan, chỗ đi vào mở thành hai cửa, giữa rộng 8 trượng, có đá sỏi tròn trĩnh nhỏ bé như hình viên thuốc, người địa phương dùng để chữa bệnh, cũng có công hiệu; lại có một đường nước khe, chảy quanh co từ động Nham Hao suốt đến động Bạch.
Ba là động Bạch ở địa phận xã Hiền Quan. Động rộng hơn 10 trượng, đường đi từ động Quang vào, hai bên chập chồng lớp đá, phân nhiều thành hình muông thú, đằng sau có thạch nhủ rũ xuống sâm si; một dải nước khe quanh co từ động Nham Hao chẩy đến sắc nước trong suốt”.
Tương truyền năm Tự Đức thứ 2 (1849) có viên quan tri huyện Yên Hóa tên là Phạm Văn Thể đã đến đây du sơn ngoạn thủy. Trong lúc tuần du ông nhìn thấy có một dáng Tiên cùng với đám mây ngũ sắc thoát ra từ cửa động Nham Hao (tức động Ngọc Cao).
Biết nơi đây có thần linh chế ngự, khi lại gần cửa động ông thấy trên các nhũ đá có nhiều hình hài giống như hình gót chân tiên, đoán đây là một vùng đất linh thiêng nên viên tri huyện đã tự cắt bớt bổng lộc của mình giao cho sở thuộc, khởi công sửa chữa bên trong hai động đặt nơi thờ cúng, xây dựng tòa sen, đắp tượng Phật, làm nơi thờ Thần Thánh gọi là chùa trong, chùa ngoài.
Theo ông Vũ Văn Vượng, Chủ tịch UBND xã, lúc đang còn là học sinh, nghe truyền lại từ những người già trong làng thì khoảng trước năm 1978 có hai nhà sư tên là Thích Đàm Liên và một người nữa chưa rõ danh tính đã từng sống và tu tại đây.
Sau này khi nơi đây thường xuyên xảy ra lụt lội nên hai vị sư đã chuyển về một ngôi chùa ở TP Ninh Bình và viên tịch ở đó. Chùa Tam Phủ đã không còn do mưa nắng, lụt lội phá hủy.
Thực hư kho báu ngàn năm
Tài liệu viết về động Nham Hao quá ít ỏi. Phần lớn những câu chuyện được chắp nối từ lời kể của những bậc cao niên. Theo đó, tại đây, phía trên nửa lưng chừng dãy núi còn có một thạch động nữa mà trước kia là nơi giặc phương Bắc cất giấu kho báu.
Theo lời kể khoảng năm 1960 có một đoàn người lần theo bản đồ cổ tìm đến đây hỏi thăm rồi bỏ đi. Sau đó ít hôm người ta phát hiện có dấu vết dùng thang tre leo lên cửa động và chỉ thấy vết đi vào mà không có dấu trở ra.
Có người phỏng đoán có thể động này được thông ra ngoài cùng với một động phía sau núi mà không ai biết. Cũng có người cho rằng do tham lam nhóm người này đã lấy trộm kho báu của thánh thần nên đã bị trừng phạt không có đường trở ra.
Về câu chuyện đượm màu thần bí này, ông Vũ Văn Vượng cho biết: “Động Nham Hao là thạch động mới được người dân phát hiện cách đây không lâu. Động sâu đến 3km trong lòng núi và có nước do đó hàng trăm năm qua ít ai biết đến sự bí ẩn của nó. Hiện nay lãnh đạo xã đang tìm lại một số nguồn tài liệu có ghi chép những sự tích và một số câu chuyện còn truyền trong dân gian”.
Tuy nhiên, theo ông Vượng câu chuyện bí mật về kho chỉ là sự đồn thổi và phỏng đoán của người dân chứ không có căn cứ.
Trên vách đá dựng đứng cách cửa hang chính khoảng 15m có một cửa động nữa. Chỉ có điều chưa ai leo lên được hang đó để xác minh thực hư.
Truyền thuyết ngôi đền cổ
Khi có thông tin tại huyện Nho Quan người dân vừa phát hiện được một hang động thuộc loại đẹp nhất miền Bắc, có thể được ví với Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi đã quyết định về đây để xem thực hư thế nào.
Lạ nước, lạ cái chúng tôi đành ghé qua UBND xã để nhờ người dẫn đường. Thật trùng hợp khi đề cập chuyện muốn tìm hiểu về vấn đề trên, anh Quách Văn Thái công an viên xã Lạc Vân đã đồng ý dẫn đường cho chúng tôi.
Theo anh Thái, hang động mà chúng tôi muốn tìm hiểu có tên là động Nham Hao. Đường vào thạch động quanh co phức tạp theo những dải núi đá vôi cheo leo và vách núi dựng đứng. Nếu không phải người địa phương chắc chắn không thể vào động được.
Anh Thái còn cho biết muốn vào được bên trong cần phải qua cửa hang chính bằng thuyền bơi trên hồ rộng khoảng 1 sào rồi cứ theo hướng nước bơi thuyền vào động. Vì là người thông thạo địa hình nên chẳng mấy chốc anh Thái đã đưa chúng tôi vào bên trong hang động.
Những người đi trong đoàn không khỏi trầm trồ bởi vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng tráng lệ nơi đây. Phía trong động là những nhũ đá có hình thù kỳ dị, voi chầu, hổ phục, ao cá đồng lúa, nương dâu, rồng cuộn nước, rồng vàng ấp tổ trong hang, tượng Phật Tổ Như Lai, có chỗ lô nhô như ngàn lớp sóng, vân nhũ đá như những đám mây ngũ sắc….
Ở phía dưới còn có một vị trí nước sâu và trong vắt người ta gọi là ao cá không đáy tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng hùng vĩ.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (trang 242) có ghi về động Nham Hao như sau: “Núi Tam Động ở cách huyện Yên Hóa 8 dặm về phía Nam gần sát bờ sông, có ba động đá: Một là động Nham Hao (nay gọi là động Ngọc Cao) ở địa phận xã Phục Cổ (nay là xã Lạc Vân) rộng chừng 9 trượng. Dưới động có nước khe chảy thông đến ao cá ở đằng sau động, ao rộng một sào, có nước trong, bên cạnh có đền thờ Tam Phủ, trên đỉnh có một pho tượng đá, người địa phương gọi là Phật Cao Sơn.
Hai là động Phục Cổ và Hiền Quan, chỗ đi vào mở thành hai cửa, giữa rộng 8 trượng, có đá sỏi tròn trĩnh nhỏ bé như hình viên thuốc, người địa phương dùng để chữa bệnh, cũng có công hiệu; lại có một đường nước khe, chảy quanh co từ động Nham Hao suốt đến động Bạch.
Ba là động Bạch ở địa phận xã Hiền Quan. Động rộng hơn 10 trượng, đường đi từ động Quang vào, hai bên chập chồng lớp đá, phân nhiều thành hình muông thú, đằng sau có thạch nhủ rũ xuống sâm si; một dải nước khe quanh co từ động Nham Hao chẩy đến sắc nước trong suốt”.
Tương truyền năm Tự Đức thứ 2 (1849) có viên quan tri huyện Yên Hóa tên là Phạm Văn Thể đã đến đây du sơn ngoạn thủy. Trong lúc tuần du ông nhìn thấy có một dáng Tiên cùng với đám mây ngũ sắc thoát ra từ cửa động Nham Hao (tức động Ngọc Cao).
Biết nơi đây có thần linh chế ngự, khi lại gần cửa động ông thấy trên các nhũ đá có nhiều hình hài giống như hình gót chân tiên, đoán đây là một vùng đất linh thiêng nên viên tri huyện đã tự cắt bớt bổng lộc của mình giao cho sở thuộc, khởi công sửa chữa bên trong hai động đặt nơi thờ cúng, xây dựng tòa sen, đắp tượng Phật, làm nơi thờ Thần Thánh gọi là chùa trong, chùa ngoài.
Theo ông Vũ Văn Vượng, Chủ tịch UBND xã, lúc đang còn là học sinh, nghe truyền lại từ những người già trong làng thì khoảng trước năm 1978 có hai nhà sư tên là Thích Đàm Liên và một người nữa chưa rõ danh tính đã từng sống và tu tại đây.
Sau này khi nơi đây thường xuyên xảy ra lụt lội nên hai vị sư đã chuyển về một ngôi chùa ở TP Ninh Bình và viên tịch ở đó. Chùa Tam Phủ đã không còn do mưa nắng, lụt lội phá hủy.
Thực hư kho báu ngàn năm
Tài liệu viết về động Nham Hao quá ít ỏi. Phần lớn những câu chuyện được chắp nối từ lời kể của những bậc cao niên. Theo đó, tại đây, phía trên nửa lưng chừng dãy núi còn có một thạch động nữa mà trước kia là nơi giặc phương Bắc cất giấu kho báu.
Theo lời kể khoảng năm 1960 có một đoàn người lần theo bản đồ cổ tìm đến đây hỏi thăm rồi bỏ đi. Sau đó ít hôm người ta phát hiện có dấu vết dùng thang tre leo lên cửa động và chỉ thấy vết đi vào mà không có dấu trở ra.
Có người phỏng đoán có thể động này được thông ra ngoài cùng với một động phía sau núi mà không ai biết. Cũng có người cho rằng do tham lam nhóm người này đã lấy trộm kho báu của thánh thần nên đã bị trừng phạt không có đường trở ra.
Về câu chuyện đượm màu thần bí này, ông Vũ Văn Vượng cho biết: “Động Nham Hao là thạch động mới được người dân phát hiện cách đây không lâu. Động sâu đến 3km trong lòng núi và có nước do đó hàng trăm năm qua ít ai biết đến sự bí ẩn của nó. Hiện nay lãnh đạo xã đang tìm lại một số nguồn tài liệu có ghi chép những sự tích và một số câu chuyện còn truyền trong dân gian”.
Tuy nhiên, theo ông Vượng câu chuyện bí mật về kho chỉ là sự đồn thổi và phỏng đoán của người dân chứ không có căn cứ.
Trên vách đá dựng đứng cách cửa hang chính khoảng 15m có một cửa động nữa. Chỉ có điều chưa ai leo lên được hang đó để xác minh thực hư.
TheoKiều Vượng - ĐS&PL
Bình luận