Theo thông tin đăng trên tờ Dailymail, hai hóa thạch của một sinh vật giống vượn có răng giống người được tìm thấy tại Bulgaria và Hy Lạp có niên đại từ cách đây 7,2 triệu năm chính là bằng chứng chân thực nhân cho thấy sự ra đời của nhân loại.
Loài sinh vật này được đặt tên là Graecopithecus freybergi đã chứng minh tổ tiên xưa nhất của chúng ta đã bắt đầu tiến hóa ở châu Âu 200.000 năm trước loài linh trưởng thuộc họ Hominidae (hominid, giống con người), chủng người sớm nhất ở châu Phi.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, vào thời điểm đó biến đổi khí hậu đã biến miền Đông châu Âu thành một hoang mạc mở, buộc loài linh trưởng phải đi tìm nguồn thức ăn mới và tiến hóa thành loài hai chân, tổ tiên của loài người hiện nay.
Bằng cách chụp cắt lớp hai mẫu vật Graecopithecus freybergi, các nhà nghiên cứu đã hình dung được cấu trúc hóa thạch. Cấu trúc này cho thấy các chân răng nanh của Graecopithecus gần như khít lại với nhau.
Các chân răng hội tụ và khít một phần là một đặc điểm của người hiện đại, người sớm và một số người tiền sử vì thông thường các loài linh trưởng lớn có 2 hoặc 3 chân răng riêng biệt và phân nhánh, Madelaine Böhme, giáo sư phụ trách chính của nghiên cứu đến từ đại học Tübingen cho biết. Chân răng của mẫu vật hàm dưới cũng có những đặc điểm bổ sung cho thấy đây là một loài hominid.
Bình luận