Hành tinh này được gọi là Ross 128b có cùng kích thước và nhiệt độ bề mặt với Trái đất. Điều này khiến ngôi sao lùn đỏ này trở thành một vùng ôn đới có thể duy trì sự sống. Mất 9,9 ngày để Ross 128b hoàn thành một vòng quanh sao chủ của nó là ngôi sao lùn đỏ có tên Ross 128.
Trên thực tế, Ross 128 được phát hiện từ hồi tháng 7 nhưng mãi cho tới gần đây, các nhà thiên văn quan sát được Ross 128b thông qua kính viễn vọng Harps đặt tại đài thiên văn La Silla (Chile).
Khám phá này của họ dược được đăng tải trên tạp chí Astronomy và Astrophysics ngày 15/11 vừa qua.
Nicola Astudillo-Defru, một trong những nhà nghiên cứu thuộc dự án này cho biết, vẫn chưa rõ liệu Ross 128b có thể duy trì sự sống hay không, nhưng đây có thể được cân nhắc là một cái tên mới trong danh sách khoảng 50 hành tinh được cho là có thể sinh sống mà giới khoa học tìm ra thời gian gần đây.
Những lý do khiến các nhà khoa học thấy hứng thú hơn cả với Ross 128b là bởi nó là một ngôi sao khá ôn hòa.
Trong khi Proxima b, hành tinh được đánh giá có thể tồn tại sự sống dễ nghiên cứu và tìm hiểu nhất từ trước tới nay do nằm gần Trái Đất, phải hứng chịu những tia cực tím và tia X cực mạnh phát ra từ ngôi sao mẹ, khiến môi trường sống chứa đầy phóng xạ thì Ross 128b được cho là ôn hòa hơn.
Các nhà thiên văn học cho rằng Ross 128b không thường xuyên bị những yếu tố như vậy ảnh hưởng.
Video: Phát hiện hệ thống hành tinh gần Trái đất có thể có sự sống
Proxima b vẫn là hành tinh gần nhất trong hệ mặt trời được phát hiện với khoảng cách tới Trái đất là 4,2 năm ánh sáng. Nhưng Ross 128b có thể xô đổ kỷ lục này bởi nó và ngôi sao chủ đang tiến gần hơn về phía chúng ta, các nhà nghiên cứu nhận định.
Họ cũng ước tính Ross 128b có thể vượt qua Proxima b, trở thành người hàng xóm gần nhất với hành tinh của chúng ta sau 79.000 năm.
Bình luận