(VTC News) - Các nhà khoa học vừa phát hiện thêm 8 hành tinh mới có khả năng nằm trong "vùng có thể sống được" (Goldilocks Zone), trong đó có 2 hành tinh được cho là giống với Trái Đất nhất từ trước tới nay.
Theo thống kê, số lượng của những hành tinh có đường kính nhỏ hơn 2 lần đường kính Trái Đất nằm trong "vùng có thể sống được" đã tăng lên gấp đôi sau khi các nhà khoa học phát hiện ra 8 hành tinh này.
8 hành tinh mới được phát hiện nằm trong "vùng có thể sống được" |
Hai hành tinh được cho là giống với hành tinh nhất được gọi là Kepler-438b và Kepler-442b, có kích thước nhỏ hơn và nhiệt độ thấp hơn so với mặt trời.
"Hầu hết các hành tinh này đều có khả năng tồn tại núi đá giống như Trái đất", theo tiến sỹ khoa học Guillermo Torres từ Trung tâm Harvard-Smithsonian tại Cambridge, Hoa Kỳ.
"Hầu hết các hành tinh này đều có khả năng tồn tại núi đá giống như Trái đất", theo tiến sỹ khoa học Guillermo Torres từ Trung tâm Harvard-Smithsonian tại Cambridge, Hoa Kỳ.
Hành tinh Kepler-438b nhận được nhiều hơn khoảng 40% lượng ánh sáng mặt trời so với Trái Đất và có khoảng 70% khả năng tồn tại sự sống tức gấp đôi so với Sao Kim. Còn hành tinh Kepler-442b nhận được hai phần ba lượng ánh sáng mặt trời so với Trái Đất nên được cho là có tới 97% khả năng là nằm trong vùng có thể sống được.
Hành tinh Kepler-438b có 70% khả năng tồn tại sự sống còn với hành tinh Kepler-442b là 97% |
Trong thiên văn học, vùng có thể sống được (Habitable Zone hay Goldilocks Zone) là khoảng không gian ngoài vũ trụ có điều kiện tốt nhất để tồn tại được sự sống giống như Trái Đất.
Những hành tinh trong khu vực này đều có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt của chúng và sự sống ngoài Trái Đất có thể phát triển trên những hành tinh này.
Những hành tinh trong khu vực này đều có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt của chúng và sự sống ngoài Trái Đất có thể phát triển trên những hành tinh này.
Habitable Zone là khoảng không gian ngoài vũ trụ có điều kiện tốt nhất để tồn tại được sự sống giống như Trái Đất |
Tiến sỹ Torres cho biết những hành tinh để có thể tồn tại trong "vùng có thể sống được" (Goldilocks Zone) đều phải là những hành tinh không quá nóng hoặc không quá lạnh bởi nếu nhiệt độ quá cao thì nước sẽ bị bốc hơi còn nếu nhiệt độ quá thấp thì sẽ hóa thành băng đá. Vì vậy ít nhiều chúng vẫn phải nhận được lượng ánh sáng mặt trời như Trái Đất.
Tất cả những hành tinh này đều ở rất xa chúng ta, như hành tinh Kepler-438b cách 470 năm ánh sáng và xa hơn là hành tinh Kepler-442b cách khoảng 1.100 năm ánh sáng.
Đồng tác giả của công trình khoa học này, tiến sĩ David Kipping đến từ Trung tâm Vật lý thiên văn cho biết: "Chúng tôi không chắc chắn rằng có bất kỳ hành tinh nào trong số này đang tồn tại sự sống hay không mà chỉ có thể nói chúng đều là những ứng cử viên tiềm năng cho điều này".
Video: Người ngoài hành tinh hủy diệt Sao Hỏa
Huyền Trân (Tổng hợp)
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận