(VTC News) - Bộ GD-ĐT đã nêu rõ hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
Hệ thống giáo dục phổ thông được tạo nên từ các thành tố gồm các cấp học của giáo dục phổ thông (trình độ giáo dục), các loại hình trường của giáo dục phổ thông, và việc phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông (thể hiện mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông với xã hội và thị trường lao động).
Các cấp học của giáo dục phổ thông: Theo điều 26, Luật Giáo dục 2005 quy định Giáo dục phổ thông bao gồm 3 cấp học: Giáo dục tiểu học: thời gian học là 5 năm (từ lớp 1 đến lớp 5), tuổi nhập học là 6 tuổi; Giáo dục trung học cơ sở: thời gian học là 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 12), tuổi vào lớp 6 là 11 tuổi; Giáo dục trung học phổ thông: thời gian học là 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12), tuổi nhập học lớp 10 là 15 tuổi.
Bộ GD-ĐT được phép quy định những trường hợp cụ thể học trước tuổi quy định và học ở tuổi cao hơn tuổi quy định.
Các loại hình trường của giáo dục phổ thông: Điều 30 của Luật chỉ rõ các cơ sở giáo dục phổ thông gồm có: Trường Tiểu học; Trường Trung học cơ sở; Trường Trung học phổ thông; Trường phổ thông nhiều cấp; Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Điều 48 của Luật khẳng định 3 loại hình cơ sở giáo dục trên bao gồm: Trường công lập (do Nhà nước thành lập); Trường dân lập (do Cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập) và Trường tư thục (do các tổ chức xã hội, nghề nghiệp hoặc cá nhân thành lập).
Trong hệ thống trường phổ thông có các loại trường chuyên biệt: Trường phổ thông dân tộc nội trú; Trường phổ thông dân tộc bán trú; Trường trung học phổ thông chuyên; Trường năng khiếu dành cho các lĩnh vực thể dục, thể thao, nghệ thuật; Trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Trường trung học chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em ở một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện.
Trường năng khiếu thể dục, thể thao, nghệ thuật được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực cụ thể. Đa số các trường năng khiếu đào tạo học sinh ở hai cấp học là trung học cơ sở và trung học phổ thông, một số trường đào tạo học sinh từ cấp Tiểu học
Phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông: Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được nhận vào học trung học cơ sở.
Hoàn thành chương trình trung học cơ sở, học sinh có bốn khả năng: Tiếp tục học trung học phổ thông; Học Trung cấp chuyên nghiệp (từ 3 đến 4 năm); Học các trường nghề; Đi vào cuộc sống lao động.
Tốt nghiệp trung học phổ thông học sinh có bốn khả năng: vào học cao đẳng, đại học; trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề; đi làm.
Phạm Thịnh
Hệ thống giáo dục phổ thông được tạo nên từ các thành tố gồm các cấp học của giáo dục phổ thông (trình độ giáo dục), các loại hình trường của giáo dục phổ thông, và việc phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông (thể hiện mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông với xã hội và thị trường lao động).
Các cấp học của giáo dục phổ thông: Theo điều 26, Luật Giáo dục 2005 quy định Giáo dục phổ thông bao gồm 3 cấp học: Giáo dục tiểu học: thời gian học là 5 năm (từ lớp 1 đến lớp 5), tuổi nhập học là 6 tuổi; Giáo dục trung học cơ sở: thời gian học là 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 12), tuổi vào lớp 6 là 11 tuổi; Giáo dục trung học phổ thông: thời gian học là 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12), tuổi nhập học lớp 10 là 15 tuổi.
Bộ GD-ĐT được phép quy định những trường hợp cụ thể học trước tuổi quy định và học ở tuổi cao hơn tuổi quy định.
Các loại hình trường của giáo dục phổ thông: Điều 30 của Luật chỉ rõ các cơ sở giáo dục phổ thông gồm có: Trường Tiểu học; Trường Trung học cơ sở; Trường Trung học phổ thông; Trường phổ thông nhiều cấp; Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Điều 48 của Luật khẳng định 3 loại hình cơ sở giáo dục trên bao gồm: Trường công lập (do Nhà nước thành lập); Trường dân lập (do Cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập) và Trường tư thục (do các tổ chức xã hội, nghề nghiệp hoặc cá nhân thành lập).
Trong hệ thống trường phổ thông có các loại trường chuyên biệt: Trường phổ thông dân tộc nội trú; Trường phổ thông dân tộc bán trú; Trường trung học phổ thông chuyên; Trường năng khiếu dành cho các lĩnh vực thể dục, thể thao, nghệ thuật; Trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Trường trung học chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em ở một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện.
Trường năng khiếu thể dục, thể thao, nghệ thuật được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực cụ thể. Đa số các trường năng khiếu đào tạo học sinh ở hai cấp học là trung học cơ sở và trung học phổ thông, một số trường đào tạo học sinh từ cấp Tiểu học
Phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông: Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được nhận vào học trung học cơ sở.
Hoàn thành chương trình trung học cơ sở, học sinh có bốn khả năng: Tiếp tục học trung học phổ thông; Học Trung cấp chuyên nghiệp (từ 3 đến 4 năm); Học các trường nghề; Đi vào cuộc sống lao động.
Tốt nghiệp trung học phổ thông học sinh có bốn khả năng: vào học cao đẳng, đại học; trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề; đi làm.
Phạm Thịnh
Bình luận