Một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc Đại lục vừa khuyến cáo hai chính quyền tăng cường hợp tác quản lý vấn đề Biển Đông mà một trong những đề xuất là Bắc Kinh và Đài Bắc bắt tay chặt chẽ với nhau để khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Lời kêu gọi của nhóm học giả này phụ họa cho những hành động liên tiếp gần đây của cả Trung Quốc và Đài Loan xâm phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo nhật báo Taipei Times của Đài Loan số ra ngày 28/10, nhóm học giả này gồm 16 người thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau tại Đài Loan và Đại lục, với hai người đứng đầu là Lưu Phục Quốc - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, và Ngô Sĩ Tôn - Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc.
Theo các học giả này, chính quyền hai phía nên phối hợp với nhau để hình thành ra một cơ chế cùng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.
Các học giả đã đưa ra một đề xuất: Tập đoàn lọc dầu CPC Corp của Đài Loan cùng với Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) nên mở rộng hợp tác hiện nay - vốn giới hạn ở vùng eo biển Đài Loan - qua việc khai thác nguồn tài nguyên từ vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Ngày 28/8/2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị vào ngày 31/8 đã nêu rõ: “Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.
Ông khẳng định Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này.
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp.
Bản đồ cho thấy 9 lô dầu khí Trung Quốc gọi thầu hồi tháng 6 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam - Ảnh: Vietnam+ |
Theo nhật báo Taipei Times của Đài Loan số ra ngày 28/10, nhóm học giả này gồm 16 người thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau tại Đài Loan và Đại lục, với hai người đứng đầu là Lưu Phục Quốc - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, và Ngô Sĩ Tôn - Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc.
Theo các học giả này, chính quyền hai phía nên phối hợp với nhau để hình thành ra một cơ chế cùng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.
Các học giả đã đưa ra một đề xuất: Tập đoàn lọc dầu CPC Corp của Đài Loan cùng với Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) nên mở rộng hợp tác hiện nay - vốn giới hạn ở vùng eo biển Đài Loan - qua việc khai thác nguồn tài nguyên từ vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Ngày 28/8/2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị vào ngày 31/8 đã nêu rõ: “Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.
Ông khẳng định Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này.
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp.
Theo Vietnam+
Bình luận