(VTC News) – Bóng đá Việt Nam vừa mất đi một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử - danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang.
Tam Lang ghét bóng đá bạo lực
Khi tôi gặp ông thì ông đã là trợ lý HLV ĐTQG. Tôi hỏi ông rất nhiều điều về thời ông làm cầu thủ, rồi làm HLV đội Cảng Sài Gòn. Ông nói hết, không giấu diếm gì nhưng nhắc tôi cái gì cần viết thì hãy viết chứ đừng chạy theo thị hiếu của độc giả. Tôi đã rất tâm đắc với lời nhắn nhủ của ông.
Do tôi đã từng một thời là HLV bóng đá nên ông coi tôi là đồng nghiệp. Cũng vì “có nghề” nên tôi hỏi ông nhiều điều mà các phóng viên trẻ không hỏi. Ông tâm sự: “Tụi trẻ thích hỏi những chuyện bên lề hơn là chuyện làm nên một Tam Lang đá bóng”.
Một điều tôi không thể không hỏi ông là việc ông không di tản thời gian 30/4/1975. Nói thực, tôi hỏi mà không tin ông sẽ trả lời bởi có bao nhiêu chuyện kèm theo có thể làm bạn bè ông đã di tản không hài lòng, điều đó chẳng có lợi gì cho quan hệ với họ. Câu hỏi của tôi là: “Tại sao hồi 30/4/1975 ông không di tản?”. Thật không ngờ, ông trả lời thẳng tưng và hết sức đơn giản:
“Nói thực, trước 30/4, bạn bè tới vận động tôi dữ lắm. Tôi suy nghĩ rất nhiều, sau cùng tôi đã quyết định ở lại. Lý do là tôi nghĩ mình đã 33 tuổi rồi, mình chỉ biết mỗi nghề đá bóng, sang bên đó mình biết làm ăn gì, đá bóng chắc người ta không cần mình, bắt đầu với một công việc khác chắc là khó lắm và mình cũng không thích. Mình ở lại để có một cuộc sống bình thường chắc các em nó lo được cho mình, còn bạn bè, người hâm mộ, mình cũng chẳng lo bị đói, bị ghẻ lạnh .
Từ trước đến giờ mình sống tốt với mọi người ở chòm xóm và dân bóng đá, chẳng có mâu thuẫn, thù hận ai, mình tin mình sẽ có cuộc sống không bị làm phiền”.
Phạm Huỳnh Tam Lang quá hiền, có thể nói là hiền nhất trong số các cầu thủ nổi tiếng mà tôi biết. Ông nói năng nhỏ nhẹ, chậm rãi, suy nghĩ chín chắn, rất chân thật. Tôi hỏi ông: “Trong bóng đá ông ghét nhất điều gì?” Ông trả lời không do dự: “Bạo lực”.
Ngày còn là cầu thủ, ông nổi tiếng là một trung vệ hào hoa, không bao giờ chơi xấu đối phương dù đối phương có cố ý… gây hấn.
Còn nhớ, những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có đọc một bài của nhà báo Thể thao nổi tiếng Liên Xô Lev Philatov viết về HLV ĐTQG. Nhà báo kể rằng mình đã nói với một người bạn ý định viết về đội tuyển. Người bạn hỏi ông: “Anh có biết HLV của đội bóng đó là ai không?” Rồi ông bạn nói thêm: “Nếu HLV của đội bóng đó không có đặc điểm gì thì đội bóng của anh ta cũng thế”. Nghe người bạn nói vậy, thay vì viết về ĐTQG, nhà báo bèn viết về HLV của đội.
Tôi nghĩ câu nói trên cũng có thể gán cho HLV Phạm Huỳnh Tam Lang. Với một người vừa có tài vừa có đức như ông, trở thành HLV chắc chắn phải là một nghĩa vụ của ông thầy họ Huỳnh. Những người làm công tác thể thao TP.HCM đã rất tinh đời và rất đúng khi chọn ông làm HLV Cảng Sài Gòn. Phạm Huỳnh Tam Lang đã được đi tu nghiệp tại Đức 1 năm. Khi trở về ông đã được giao làm HLV trưởng ở đội bóng ruột của mình.
Một đời chưa trọn vẹn
Bóng đá TP.HCM tự hào vì đã có một HLV tài ba và đức độ. Điều Tam Lang luôn nhắc nhở học trò là muốn đi xa thì họ phải chú ý vào chuyên môn chứ không phải bạo lực và tiểu xảo. Các học trò của ông tiếp thu tư tưởng, luôn trau dồi phong cách thi đấu và Cảng Sài Gòn luôn là đội bóng chơi đẹp, hiệu quả, nếu không giành chức vô địch thì cũng giành giải phong cách. Cũng nhờ ông thầy có phương hướng huấn luyện mô phạm như thế, học trò của ông là Võ Hoàng Bửu đã giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
Bốn chức VĐQG của Cảng Sài Gòn (1986, 1993, 1994, 2002), 2 chức VĐ Cup QG (1992, 2000) nói lên tài năng của ông. Cũng vì tài năng và đức độ của mình, ông được VFF nhiều lần mời làm trợ lý HLV đội tuyển Việt Nam.
Ngày đội Cảng Sài Gòn tuyên bố giải tán, tôi gọi điện cho ông. Ông trả lời ngắn gọn: “Buồn lắm anh ơi” rồi cúp máy.
Có một điều tôi cứ lấn cấn mãi về ông, đó là hồi VFF tổ chức bầu chọn cầu thủ “quả bóng vàng FIFA”. Dư luận phía Nam ủng hộ ông, dư luận phía Bắc muốn dồn phiếu cho ông Lê Thế Thọ. Cuối cùng ông Lê Thế Thọ trở thành cầu thủ đoạt danh hiệu “Quả bóng vàng FIFA” của Việt Nam. Phạm Huỳnh Tam Lang chỉ được kỷ niệm chương của AFC về sự cống hiến trong 50 năm cho bóng đá Việt Nam và châu Á.
Theo tôi, sự nghiệp bóng đá của Tam Lang hơn ông Lê Thế Thọ nhiều. Ông Tam Lang từng cùng ĐT miền Nam giành chức vô địch Merdeka Cup năm 1966, là cầu thủ Việt Nam đầu tiên được chọn vào đội hình các ngôi sao châu Á năm 1967 trong khi đỉnh cao danh vọng của ông Lê Thế Thọ chỉ là vài trận đá giao hữu trong màu áo ĐTQG (bởi thời kỳ ấy miền Bắc đang có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, không có điều kiện tham gia các giải quốc tế).
Ông Lê Thế Thọ cũng chỉ làm HLV ĐT Thanh niên VN là cao nhưng đội tuyển này đa phần đá giao hữu quốc tế mà thôi. Ông Tam Lang thua phiếu ông Thọ có lẽ là khi ấy ông Thọ đang là Phó chủ tịch VFF (!).
Thật tiếc cho Phạm Huỳnh Tam Lang. Nếu là cầu thủ giành “Quả bóng vàng FIFA”, đời cầu thủ của ông đã trọn vẹn hơn.
HLV Phạm Huỳnh Tam Lang đã qua đời sáng ngày 2/6/2014. Tôi ngậm ngùi chia tay một danh thủ, một người đồng nghiệp vô cùng kính trọng!
Li Ti
Tam Lang ghét bóng đá bạo lực
Khi tôi gặp ông thì ông đã là trợ lý HLV ĐTQG. Tôi hỏi ông rất nhiều điều về thời ông làm cầu thủ, rồi làm HLV đội Cảng Sài Gòn. Ông nói hết, không giấu diếm gì nhưng nhắc tôi cái gì cần viết thì hãy viết chứ đừng chạy theo thị hiếu của độc giả. Tôi đã rất tâm đắc với lời nhắn nhủ của ông.
Do tôi đã từng một thời là HLV bóng đá nên ông coi tôi là đồng nghiệp. Cũng vì “có nghề” nên tôi hỏi ông nhiều điều mà các phóng viên trẻ không hỏi. Ông tâm sự: “Tụi trẻ thích hỏi những chuyện bên lề hơn là chuyện làm nên một Tam Lang đá bóng”.
HLV Phạm Huỳnh Tam Lang là một con người đức độ |
Một điều tôi không thể không hỏi ông là việc ông không di tản thời gian 30/4/1975. Nói thực, tôi hỏi mà không tin ông sẽ trả lời bởi có bao nhiêu chuyện kèm theo có thể làm bạn bè ông đã di tản không hài lòng, điều đó chẳng có lợi gì cho quan hệ với họ. Câu hỏi của tôi là: “Tại sao hồi 30/4/1975 ông không di tản?”. Thật không ngờ, ông trả lời thẳng tưng và hết sức đơn giản:
“Nói thực, trước 30/4, bạn bè tới vận động tôi dữ lắm. Tôi suy nghĩ rất nhiều, sau cùng tôi đã quyết định ở lại. Lý do là tôi nghĩ mình đã 33 tuổi rồi, mình chỉ biết mỗi nghề đá bóng, sang bên đó mình biết làm ăn gì, đá bóng chắc người ta không cần mình, bắt đầu với một công việc khác chắc là khó lắm và mình cũng không thích. Mình ở lại để có một cuộc sống bình thường chắc các em nó lo được cho mình, còn bạn bè, người hâm mộ, mình cũng chẳng lo bị đói, bị ghẻ lạnh .
Từ trước đến giờ mình sống tốt với mọi người ở chòm xóm và dân bóng đá, chẳng có mâu thuẫn, thù hận ai, mình tin mình sẽ có cuộc sống không bị làm phiền”.
Phạm Huỳnh Tam Lang quá hiền, có thể nói là hiền nhất trong số các cầu thủ nổi tiếng mà tôi biết. Ông nói năng nhỏ nhẹ, chậm rãi, suy nghĩ chín chắn, rất chân thật. Tôi hỏi ông: “Trong bóng đá ông ghét nhất điều gì?” Ông trả lời không do dự: “Bạo lực”.
Ngày còn là cầu thủ, ông nổi tiếng là một trung vệ hào hoa, không bao giờ chơi xấu đối phương dù đối phương có cố ý… gây hấn.
Còn nhớ, những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có đọc một bài của nhà báo Thể thao nổi tiếng Liên Xô Lev Philatov viết về HLV ĐTQG. Nhà báo kể rằng mình đã nói với một người bạn ý định viết về đội tuyển. Người bạn hỏi ông: “Anh có biết HLV của đội bóng đó là ai không?” Rồi ông bạn nói thêm: “Nếu HLV của đội bóng đó không có đặc điểm gì thì đội bóng của anh ta cũng thế”. Nghe người bạn nói vậy, thay vì viết về ĐTQG, nhà báo bèn viết về HLV của đội.
Tôi nghĩ câu nói trên cũng có thể gán cho HLV Phạm Huỳnh Tam Lang. Với một người vừa có tài vừa có đức như ông, trở thành HLV chắc chắn phải là một nghĩa vụ của ông thầy họ Huỳnh. Những người làm công tác thể thao TP.HCM đã rất tinh đời và rất đúng khi chọn ông làm HLV Cảng Sài Gòn. Phạm Huỳnh Tam Lang đã được đi tu nghiệp tại Đức 1 năm. Khi trở về ông đã được giao làm HLV trưởng ở đội bóng ruột của mình.
Một đời chưa trọn vẹn
Bóng đá TP.HCM tự hào vì đã có một HLV tài ba và đức độ. Điều Tam Lang luôn nhắc nhở học trò là muốn đi xa thì họ phải chú ý vào chuyên môn chứ không phải bạo lực và tiểu xảo. Các học trò của ông tiếp thu tư tưởng, luôn trau dồi phong cách thi đấu và Cảng Sài Gòn luôn là đội bóng chơi đẹp, hiệu quả, nếu không giành chức vô địch thì cũng giành giải phong cách. Cũng nhờ ông thầy có phương hướng huấn luyện mô phạm như thế, học trò của ông là Võ Hoàng Bửu đã giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
Võ Hoàng Bửu, học trò xuất sắc của Phạm Huỳnh Tam Lang |
Bốn chức VĐQG của Cảng Sài Gòn (1986, 1993, 1994, 2002), 2 chức VĐ Cup QG (1992, 2000) nói lên tài năng của ông. Cũng vì tài năng và đức độ của mình, ông được VFF nhiều lần mời làm trợ lý HLV đội tuyển Việt Nam.
Ngày đội Cảng Sài Gòn tuyên bố giải tán, tôi gọi điện cho ông. Ông trả lời ngắn gọn: “Buồn lắm anh ơi” rồi cúp máy.
Có một điều tôi cứ lấn cấn mãi về ông, đó là hồi VFF tổ chức bầu chọn cầu thủ “quả bóng vàng FIFA”. Dư luận phía Nam ủng hộ ông, dư luận phía Bắc muốn dồn phiếu cho ông Lê Thế Thọ. Cuối cùng ông Lê Thế Thọ trở thành cầu thủ đoạt danh hiệu “Quả bóng vàng FIFA” của Việt Nam. Phạm Huỳnh Tam Lang chỉ được kỷ niệm chương của AFC về sự cống hiến trong 50 năm cho bóng đá Việt Nam và châu Á.
Theo tôi, sự nghiệp bóng đá của Tam Lang hơn ông Lê Thế Thọ nhiều. Ông Tam Lang từng cùng ĐT miền Nam giành chức vô địch Merdeka Cup năm 1966, là cầu thủ Việt Nam đầu tiên được chọn vào đội hình các ngôi sao châu Á năm 1967 trong khi đỉnh cao danh vọng của ông Lê Thế Thọ chỉ là vài trận đá giao hữu trong màu áo ĐTQG (bởi thời kỳ ấy miền Bắc đang có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, không có điều kiện tham gia các giải quốc tế).
Ông Lê Thế Thọ cũng chỉ làm HLV ĐT Thanh niên VN là cao nhưng đội tuyển này đa phần đá giao hữu quốc tế mà thôi. Ông Tam Lang thua phiếu ông Thọ có lẽ là khi ấy ông Thọ đang là Phó chủ tịch VFF (!).
Thật tiếc cho Phạm Huỳnh Tam Lang. Nếu là cầu thủ giành “Quả bóng vàng FIFA”, đời cầu thủ của ông đã trọn vẹn hơn.
HLV Phạm Huỳnh Tam Lang đã qua đời sáng ngày 2/6/2014. Tôi ngậm ngùi chia tay một danh thủ, một người đồng nghiệp vô cùng kính trọng!
Li Ti
Bình luận