Tính khả thi vẫn còn bỏ ngỏ, nhiều thắc mắc vẫn chưa có lời đáp. Đó là ghi nhận tại hội thảo “Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức chiều 18-8.
Diễn ra đúng một tháng sau hội thảo “Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại TP.HCM” (giới thiệu phương án 1), hội thảo tiếp tục giới thiệu phương án 2 để thực hiện đề án này. Có thể hình dung, với đề án được đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng này, học sinh (HS) lớp 1, 2, 3 cấp tiểu học tại TP.HCM sẽ học hoàn toàn trong những lớp học thông minh.
Theo đó HS được tương tác với tấm bảng thông minh, mỗi em sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra, giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học…
Sao lại chọn bậc tiểu học?
Rút kinh nghiệm từ hội thảo lần thứ nhất, hội thảo lần này có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung trình bày, thậm chí chuẩn bị cả mô hình “lớp học thông minh” để đại biểu tham quan tại chỗ.
Tuy nhiên, theo góp ý của ông Hà Hữu Phúc (phát biểu với tư cách cá nhân) - vụ trưởng, giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM: “Đây là đề án hàng ngàn tỉ nhưng chưa nêu rõ tính cấp thiết và mục tiêu thực hiện. Ví dụ tại sao lại chọn thực hiện ở bậc tiểu học mà không phải THCS hay THPT? Trong đề án cũng chưa có phần đánh giá tác động, ví dụ tác động tới sức khỏe HS”.
Ông Phúc cũng phản biện việc đề án được dự kiến thực hiện trong năm học 2014-2015 nhưng ở thời điểm sát năm học mới vẫn còn ngồi bàn, “vậy tập huấn, đào tạo giáo viên vào lúc nào để kịp triển khai đề án?”.
Trong khi đó, ông Hoàng Trường Giang, phó phòng tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, lại góp ý: “Một phần số liệu trong đề án không khớp với thực tế dẫn đến ảnh hưởng tới các phương án kinh phí. Trong đề án có xây dựng cho các trường phòng quản trị mạng, nhưng đã có nguồn nhân lực để quản lý phòng này chưa? Thời hạn bảo hành của hệ thống máy móc ra sao vì nếu giao cho các trường thì sẽ rất khổ khi thiết bị hư hỏng”.
Các đại biểu đều băn khoăn khi tiến độ thực hiện đề án được đưa ra là bắt đầu khảo sát, đánh giá thực trạng từ tháng 1-2014 và tổng kết việc thực hiện đề án vào đầu năm học mới 2015-2016. Một vài con số khác cũng gây thắc mắc như đầu tư WiFi đủ dùng cho 50 máy tính bảng” (nếu nhiều lớp cùng sử dụng một lần thì sao?) hay bộ trả lời trắc nghiệm chỉ có 35 cái cho một lớp học, dù sĩ số hiện nay đông hơn nhiều...
Một đại biểu cho biết: “Cùng là một đề án nhưng trong các tài liệu lại ghi tên gọi khác nhau. Theo bản đề án có tên “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học cho các lớp tiểu học 1, 2, 3 của TP.HCM” mà tôi và một số người nhận được ngay trước hội thảo, có sáu phương án kinh phí.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án dao động từ 3.900-4.400 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chi một phần lớn và còn lại là xã hội hóa”.
Liệu có khả thi?
Nhìn chung, các đại biểu là trưởng, phó các phòng giáo dục của 24 quận huyện cùng hiệu trưởng một số trường tiểu học đều tâm đắc với những hiệu quả được giới thiệu từ đề án. Bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều vướng mắc.
Sau khi tham quan lớp học mẫu, cô Lê Thị Ngọc Điệp, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho rằng: “Ngoài thời gian tương tác với giáo viên, khi HS làm việc với máy tính bảng, âm thanh phát ra từ máy sẽ làm nhiễu và ảnh hưởng đến các bạn khác.
Trường chúng tôi có ba đường truyền Internet tốc độ cao nhưng thỉnh thoảng vẫn bị chậm do sử dụng nhiều phòng máy cùng lúc, vậy có giải pháp nào không? Bộ dụng cụ để HS làm trắc nghiệm có 35 cái nhưng thực tế không có lớp học nào 35 em hết, mà lấy của lớp này chuyển sang dùng cho lớp khác sẽ rất khó khi cài đặt”.
Nhiều câu hỏi liên quan đến việc hệ thống Internet phải đủ mạnh ở mức nào để các lớp học cùng sử dụng trong cùng thời điểm, nhiều thiết bị không cần thiết có thể giản lược không, kinh phí xây dựng phòng học có thể giảm ở mức tối đa được không?
Trong khi đó, vấn đề các trường tiểu học lo ngại nhất vẫn là sức khỏe của HS và tính khả thi của việc thuyết phục phụ huynh tham gia xã hội hóa với mức đầu tư không hề nhỏ (từ 3-5 triệu đồng cho một bảng tương tác).
Ông Phạm Hùng Dũng, trưởng Phòng giáo dục quận 3, phát biểu ngắn gọn: “Qua việc thực hiện bảng tương tác trước đây, chúng tôi đề nghị lãnh đạo sở nghiên cứu triển khai làm sao để mang lại hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của xã hội”.
Kết luận tại hội thảo, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ ghi nhận tất cả ý kiến để hoàn thiện đề án và có tính toán kỹ lưỡng các chi tiết, con số, kỹ thuật, ưu, nhược điểm để báo cáo lãnh đạo TP.
Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: “Việc tổ chức phòng học thông minh không có gì mới so với thế giới hoặc so với các trường quốc tế tại TP.HCM. Mục tiêu của đề án này là đưa vào hệ thống công lập để phục vụ người dân của mình.
Chúng ta đứng trước nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như kinh phí hạn hẹp nhưng lại ngại xã hội hóa, không muốn HS mang vác nặng nhưng lại ngại các em giảm thị lực, phụ thuộc thiết bị, không thể triển khai đại trà nhưng thí điểm lại ngại bị nêu “lớp VIP, trường VIP”. Nếu ngại ngần, không giải quyết những mâu thuẫn đó thì không làm được gì hết”.
Còn ông Đào Văn Lừng - vụ trưởng, trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo trung ương tại TP.HCM - nêu câu hỏi: “Làm sao xây dựng xã hội học tập, làm sao để học tập suốt đời, xây dựng nền kinh tế tri thức nếu không đưa công nghệ thông tin vào? Chúng ta không thể không làm nhưng lộ trình ra sao? Cần tổ chức một vài cuộc hội thảo nữa để nghe ý kiến phụ huynh và cả các cháu”.
Trước đó, tại hội thảo “Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại TP.HCM” do sở tổ chức ngày 18-7, nhiều đại biểu bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn khi thực hiện đề án.
Trong đó, lứa tuổi phù hợp để sử dụng các thiết bị công nghệ là điều các đại biểu hết sức quan tâm, khi đề án chưa đưa ra được một cứ liệu thuyết phục nào về tác động của máy tính bảng đến trẻ em ở lứa tuổi 6-8. Ngoài ra, các đại biểu cũng lo lắng việc kiểm soát trẻ sử dụng máy ra sao, nguy cơ nào khi trẻ mang thiết bị bạc triệu từ trường về nhà và ngược lại...
Theo TTO
Diễn ra đúng một tháng sau hội thảo “Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại TP.HCM” (giới thiệu phương án 1), hội thảo tiếp tục giới thiệu phương án 2 để thực hiện đề án này. Có thể hình dung, với đề án được đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng này, học sinh (HS) lớp 1, 2, 3 cấp tiểu học tại TP.HCM sẽ học hoàn toàn trong những lớp học thông minh.
Theo đó HS được tương tác với tấm bảng thông minh, mỗi em sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra, giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học…
Sao lại chọn bậc tiểu học?
Rút kinh nghiệm từ hội thảo lần thứ nhất, hội thảo lần này có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung trình bày, thậm chí chuẩn bị cả mô hình “lớp học thông minh” để đại biểu tham quan tại chỗ.
Tuy nhiên, theo góp ý của ông Hà Hữu Phúc (phát biểu với tư cách cá nhân) - vụ trưởng, giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM: “Đây là đề án hàng ngàn tỉ nhưng chưa nêu rõ tính cấp thiết và mục tiêu thực hiện. Ví dụ tại sao lại chọn thực hiện ở bậc tiểu học mà không phải THCS hay THPT? Trong đề án cũng chưa có phần đánh giá tác động, ví dụ tác động tới sức khỏe HS”.
Ông Phúc cũng phản biện việc đề án được dự kiến thực hiện trong năm học 2014-2015 nhưng ở thời điểm sát năm học mới vẫn còn ngồi bàn, “vậy tập huấn, đào tạo giáo viên vào lúc nào để kịp triển khai đề án?”.
Đơn vị tư vấn giới thiệu sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng với hiệu trưởng các trường tiểu học và trưởng phòng giáo dục các quận ở TP.HCM chiều 18-8 - Ảnh: Như Hùng |
Các đại biểu đều băn khoăn khi tiến độ thực hiện đề án được đưa ra là bắt đầu khảo sát, đánh giá thực trạng từ tháng 1-2014 và tổng kết việc thực hiện đề án vào đầu năm học mới 2015-2016. Một vài con số khác cũng gây thắc mắc như đầu tư WiFi đủ dùng cho 50 máy tính bảng” (nếu nhiều lớp cùng sử dụng một lần thì sao?) hay bộ trả lời trắc nghiệm chỉ có 35 cái cho một lớp học, dù sĩ số hiện nay đông hơn nhiều...
Một đại biểu cho biết: “Cùng là một đề án nhưng trong các tài liệu lại ghi tên gọi khác nhau. Theo bản đề án có tên “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học cho các lớp tiểu học 1, 2, 3 của TP.HCM” mà tôi và một số người nhận được ngay trước hội thảo, có sáu phương án kinh phí.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án dao động từ 3.900-4.400 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chi một phần lớn và còn lại là xã hội hóa”.
Liệu có khả thi?
Nhìn chung, các đại biểu là trưởng, phó các phòng giáo dục của 24 quận huyện cùng hiệu trưởng một số trường tiểu học đều tâm đắc với những hiệu quả được giới thiệu từ đề án. Bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều vướng mắc.
Sau khi tham quan lớp học mẫu, cô Lê Thị Ngọc Điệp, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho rằng: “Ngoài thời gian tương tác với giáo viên, khi HS làm việc với máy tính bảng, âm thanh phát ra từ máy sẽ làm nhiễu và ảnh hưởng đến các bạn khác.
Trường chúng tôi có ba đường truyền Internet tốc độ cao nhưng thỉnh thoảng vẫn bị chậm do sử dụng nhiều phòng máy cùng lúc, vậy có giải pháp nào không? Bộ dụng cụ để HS làm trắc nghiệm có 35 cái nhưng thực tế không có lớp học nào 35 em hết, mà lấy của lớp này chuyển sang dùng cho lớp khác sẽ rất khó khi cài đặt”.
Hiệu trưởng các trường tiểu học và trưởng phòng giáo dục các quận đang được giới thiệu về sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 trong phòng học mẫu tại Sở GD-ĐT TP.HCM chiều 18-8 - Ảnh: Như Hùng |
Nhiều câu hỏi liên quan đến việc hệ thống Internet phải đủ mạnh ở mức nào để các lớp học cùng sử dụng trong cùng thời điểm, nhiều thiết bị không cần thiết có thể giản lược không, kinh phí xây dựng phòng học có thể giảm ở mức tối đa được không?
Trong khi đó, vấn đề các trường tiểu học lo ngại nhất vẫn là sức khỏe của HS và tính khả thi của việc thuyết phục phụ huynh tham gia xã hội hóa với mức đầu tư không hề nhỏ (từ 3-5 triệu đồng cho một bảng tương tác).
Ông Phạm Hùng Dũng, trưởng Phòng giáo dục quận 3, phát biểu ngắn gọn: “Qua việc thực hiện bảng tương tác trước đây, chúng tôi đề nghị lãnh đạo sở nghiên cứu triển khai làm sao để mang lại hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của xã hội”.
Kết luận tại hội thảo, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ ghi nhận tất cả ý kiến để hoàn thiện đề án và có tính toán kỹ lưỡng các chi tiết, con số, kỹ thuật, ưu, nhược điểm để báo cáo lãnh đạo TP.
Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: “Việc tổ chức phòng học thông minh không có gì mới so với thế giới hoặc so với các trường quốc tế tại TP.HCM. Mục tiêu của đề án này là đưa vào hệ thống công lập để phục vụ người dân của mình.
Chúng ta đứng trước nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như kinh phí hạn hẹp nhưng lại ngại xã hội hóa, không muốn HS mang vác nặng nhưng lại ngại các em giảm thị lực, phụ thuộc thiết bị, không thể triển khai đại trà nhưng thí điểm lại ngại bị nêu “lớp VIP, trường VIP”. Nếu ngại ngần, không giải quyết những mâu thuẫn đó thì không làm được gì hết”.
Còn ông Đào Văn Lừng - vụ trưởng, trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo trung ương tại TP.HCM - nêu câu hỏi: “Làm sao xây dựng xã hội học tập, làm sao để học tập suốt đời, xây dựng nền kinh tế tri thức nếu không đưa công nghệ thông tin vào? Chúng ta không thể không làm nhưng lộ trình ra sao? Cần tổ chức một vài cuộc hội thảo nữa để nghe ý kiến phụ huynh và cả các cháu”.
Trước đó, tại hội thảo “Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại TP.HCM” do sở tổ chức ngày 18-7, nhiều đại biểu bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn khi thực hiện đề án.
Trong đó, lứa tuổi phù hợp để sử dụng các thiết bị công nghệ là điều các đại biểu hết sức quan tâm, khi đề án chưa đưa ra được một cứ liệu thuyết phục nào về tác động của máy tính bảng đến trẻ em ở lứa tuổi 6-8. Ngoài ra, các đại biểu cũng lo lắng việc kiểm soát trẻ sử dụng máy ra sao, nguy cơ nào khi trẻ mang thiết bị bạc triệu từ trường về nhà và ngược lại...
Bình luận