• Zalo

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Đồ hỏng gọi thợ sửa, sao con ốm đòi tự chữa?

Sức khỏeThứ Ba, 03/04/2018 07:53:00 +07:00Google News

Thói quen tự làm bác sĩ, tự kê toa dùng thuốc cho trẻ khi con ốm của nhiều cha mẹ khiến bác sĩ thấy phản khoa học, bất bình.

Nói về việc có nhiều bậc cha mẹ tự mình làm bác sĩ, kê toa dùng thuốc cho con, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thốt lên: “Tại sao chiếc xe đạp, xe máy hỏng anh/chị mang ra hiệu để thợ sửa chữa mà khi con bệnh lại tự chữa cho con?"

"Hàng ngày chúng ta thấy không ít người hành động một cách vô lý như vậy. Có lẽ không phải họ coi sức khỏe và tính mạng của con mình thua chiếc xe nhưng khi hành động lại thường luẩn quẩn”, ông lý giải. 

Không phải cứ ho là yếu

Hiện nay, theo các bác sĩ, khi trẻ ốm, không nhiều gia đình đưa con đi khám, chữa bệnh mà tự ý

Hiện nay, theo các bác sĩ, khi trẻ ốm, không nhiều gia đình đưa con đi khám, chữa bệnh mà tự ý "kê đơn, bốc thuốc" bằng kinh nghiệm 

Chị Trần Thanh Thùy (Hà Đông, Hà Nội) thường cho con uống thuốc dự phòng trước mỗi khi thấy cậu con trai 3 tuổi có biểu hiện húng hắng ho hay chớm sổ mũi.

Chị Thùy kể: “Những lúc thời tiết thay đổi, bé nhà tôi hay bị ho vào sáng sớm và buổi tối khi ngủ. Sợ con ốm nặng hơn nên tôi thường chủ động cho con uống thuốc chặn trước.

Bởi, nếu con ốm sẽ rất khổ trong việc chăm sóc con, không có người trông nom, con gầy yếu… Thuốc tôi dùng cho con thường tham khảo các mẹ bỉm sữa khác rồi ra hiệu thuốc để mua, cũng có lúc nhờ nhân viên ở hiệu thuốc tư vấn loại phù hợp cho độ tuổi của con. Trộm vía, mỗi lần như vậy con chỉ ho 2 – 3 ngày là khỏi”.

Khi được hỏi về cách chăm sóc con của chị Thùy như vậy có thực sự đem lại hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: “Cha mẹ tự ý cho con dùng thuốc là việc làm hoàn toàn sai lầm.

Quá trình thăm khám bệnh cho trẻ tôi cũng gặp nhiều trường hợp cha mẹ thấy con húng hắng ho là hốt hoảng tìm kiếm thông tin như con tôi bị ho thì nên uống thuốc gì? Con bị ho uống thuốc này, thuốc kia có được không?...

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng ví von, xe hỏng nhiều gia đình mang ra thợ sửa nhưng con ốm, họ lại tự chữa.

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng ví von, xe hỏng nhiều gia đình mang ra thợ sửa nhưng con ốm, họ lại tự chữa. 

Sau đó, cha mẹ tự ý mua thuốc này, thuốc kia ép con uống, đến khi bệnh của con không đỡ hoặc có dấu hiệu nặng hơn mới tá hỏa đưa con đi thăm khám bác sĩ.

Vì trong nhiều trường hợp, ho là một phản xạ tốt của cơ thể, nhằm bảo vệ đường hô hấp. Khi một tác nhân lạ nào đi vào đường hô hấp, cơ thể sẽ có phản xạ ho bắn ngược nó ra. Do đó, cha mẹ đừng sốt ruột khi con bị ho.

Trẻ bị ho cần xử trí thế nào?

Giải thích về việc trẻ thường bị ho do thay đổi thời tiết, bác sĩ Dũng cho biết, không phải lúc nào trẻ ho cũng là điềm báo xấu của sức khỏe. Vì ho là triệu chứng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho được coi là một cơ chế bảo vệ quan trọng cho đường hô hấp dựa trên quan điểm sinh lý bệnh học.

Khi trẻ ho giúp cơ thể trẻ thực hiện 2 chức năng quan trọng là đẩy dị vật hoặc thức ăn ra ngoài nếu không may rơi vào đường hô hấp; loại bỏ các chất xuất tiết từ đường hô hấp.

Ngoài ra, ho cũng gặp trong các bệnh không phải nhiễm trùng như hen phế quản hoặc do tiếp xúc với các loại khói, bụi như khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than, bếp củi…

Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi. Do đó, trong trường hợp trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới, ho làm cho bệnh mau khỏi hơn và cha mẹ không nên tự dùng thuốc giảm ho cho các trẻ này.

Theo dõi về lâm sàng cho thấy rằng ho về đêm do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em thì chỉ làm phiền cha mẹ và những người xung quanh nhiều hơn là đối với chính bản thân đứa trẻ.

Đôi khi ho cũng có thể gây nôn thứ phát. Tuy vậy, rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho. Chính vì vậy, khi trẻ có biểu hiện húng hắng ho, cha mẹ không nên quá sốt sắng cho con dùng thuốc để chặn lại phản xạ ho của trẻ.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ là một trong những cách phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ

Vệ sinh mũi họng cho trẻ là một trong những cách phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ 

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh không cần dùng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.

Những cách cắt cơn ho của trẻ nhanh và an toàn:

- Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, với thức ăn mềm, lỏng, trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú đều và lúc này trẻ cần được uống đủ nước.

- Giữ ấm cho trẻ vào đêm và sáng sớm nhưng không được để trẻ qua nóng lúc nhiệt độ tăng cao.

- Cho trẻ uống paracetamol để điều trị sốt hoặc làm giảm đau họng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

- Đưa trẻ đến khám lại nếu thấy có 1 trong các dấu hiệu của viêm phổi như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, thấy trẻ ốm nặng hơn…

- Trong một số trường hợp trẻ ho húng hắng có thể sử dụng thêm thuốc ho đông y an toàn hoặc từ  các  gia vị thảo dược sẵn có trong nhà bếp của bạn như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ…

Video: Đau lưng suốt 14 năm vì bác sĩ gây tê làm gẫy kim trong cột sống

                                                                                               

(Nguồn: giadinhmoi.vn)
Bình luận
vtcnews.vn