(VTC News) – PGS Văn Như Cương đã chỉ ra nhiều bất cập trong giáo dục Việt Nam hiện nay.
Trong buổi tọa đàm góp ý về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được tổ chức, PGS Văn Như Cương cho rằng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chưa nói rõ được việc phân luồng để thấy được năng lực học sinh.
“Chúng ta là một xã hội hiếu học, nhưng hiếu học của chúng ta bây giờ rất lạc hậu. Ai cũng phải vào đại học, ai cũng tốt nghiệp đại học, mặc dù tốt nghiệp đại học cũng thất nghiệp khá nhiều. Tệ hại là trung cấp thiếu người học, nghề thiếu người học, mặc dù học ra có thế xin được việc ngay, tuy rằng bằng không cao”, PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.
Ông Cương cho rằng, sau khi ra nhập cộng đồng chung Asean có thể di chuyển thị trường lao động, nếu chúng ta cứ như hiện tại thì sẽ thất bại.
“ Những người thợ bậc cao ở các nước sẽ vào nước ta. Như thế chúng ta sẽ thua ngay về vấn đề nhân lực, và chúng chỉ đi làm thuê ở những ngành nghề đơn giản nhất”, PGS Văn Như Cương nêu vấn đề.
Hiện nay, học sinh Việt Nam học hết cấp tiểu học để lên THCS, học hết THCS để lên THPT, và học hết THPT để lên đại học.
“Cả một nền giáo dục ứng thí, chỉ mục đích cho việc đi thi, lên lớp, chứ không phục vụ cho việc kiếm sống”, PGS Cương nêu ra thực trạng của giáo dục Việt Nam.
Vì vậy, ông Cương cho rằng ngay cả trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng cần giáo dục học sinh Việt Nam thấy bằng cấp không có giá trị, mà chính lao động kỹ thuật cao, phụ vụ cho đất nước, kiếm được ra tiền mới có giá trị.
Tuy nhiên, vấn đề này được nêu ra trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông lại mang nặng tính lý thuyết. Vì vậy, ông Cương cũng thương cho học sinh Việt khi phải học rất nhiều thứ nặng nề.
Trong khi đó, có một thực tế học sinh ở các thành phố thường không biết làm gì, thậm chí cả những việc như rửa bát, quét nhà. Mọi công việc đã có ô sin làm thay. Trong khi đó, những nội dung trong sách giáo khoa lại nặng nề, vô bổ.
PGS Văn Như Cương nhắc lại lời dạy học trò trong lễ khai giảng: “Biển học là mênh mông, sách giáo khoa chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi”.
Vì vậy, thầy Cương cho rằng chương trình giáo dục phổ thông mới phải đặc biệt lưu ý việc gắn liền với thực tế.
Minh Đức
Trong buổi tọa đàm góp ý về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được tổ chức, PGS Văn Như Cương cho rằng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chưa nói rõ được việc phân luồng để thấy được năng lực học sinh.
PGS Văn Như Cương (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ông Cương cho rằng, sau khi ra nhập cộng đồng chung Asean có thể di chuyển thị trường lao động, nếu chúng ta cứ như hiện tại thì sẽ thất bại.
“ Những người thợ bậc cao ở các nước sẽ vào nước ta. Như thế chúng ta sẽ thua ngay về vấn đề nhân lực, và chúng chỉ đi làm thuê ở những ngành nghề đơn giản nhất”, PGS Văn Như Cương nêu vấn đề.
Hiện nay, học sinh Việt Nam học hết cấp tiểu học để lên THCS, học hết THCS để lên THPT, và học hết THPT để lên đại học.
“Cả một nền giáo dục ứng thí, chỉ mục đích cho việc đi thi, lên lớp, chứ không phục vụ cho việc kiếm sống”, PGS Cương nêu ra thực trạng của giáo dục Việt Nam.
Vì vậy, ông Cương cho rằng ngay cả trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng cần giáo dục học sinh Việt Nam thấy bằng cấp không có giá trị, mà chính lao động kỹ thuật cao, phụ vụ cho đất nước, kiếm được ra tiền mới có giá trị.
Tuy nhiên, vấn đề này được nêu ra trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông lại mang nặng tính lý thuyết. Vì vậy, ông Cương cũng thương cho học sinh Việt khi phải học rất nhiều thứ nặng nề.
Trong khi đó, có một thực tế học sinh ở các thành phố thường không biết làm gì, thậm chí cả những việc như rửa bát, quét nhà. Mọi công việc đã có ô sin làm thay. Trong khi đó, những nội dung trong sách giáo khoa lại nặng nề, vô bổ.
PGS Văn Như Cương nhắc lại lời dạy học trò trong lễ khai giảng: “Biển học là mênh mông, sách giáo khoa chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi”.
Vì vậy, thầy Cương cho rằng chương trình giáo dục phổ thông mới phải đặc biệt lưu ý việc gắn liền với thực tế.
Minh Đức
Bình luận