Chiều nay, PCT VFF Lê Hùng Dũng đã có buổi giao lưu trực tuyến cùng độc giả cả nước về VPF cũng như những vấn đề vĩ mô của bóng đá Việt Nam.
*Chào ông Dũng. Ông nghĩ như thế nào về tình hình bóng đá nước ta hiện nay. Hình như những người làm bóng đá muốn nói thật nhưng khó nói thành lời. Theo ông, đây là thời điểm "chín muồi" để thành lập VPF hay chưa? Hay chỉ cần tố chức V-League thật sòng phẳng là đã thành công! Nếu VPF ra đời, đòi hỏi tất cả các CLB đều chuyên nghiệp, hình như các CLB chưa chuyên nghiệp đúng nghĩa phải không?
- Ông Lê Hùng Dũng: Chào bạn. Tôi thấy, nếu mà nói những vấn đề BĐVN hiện nay thì chúng ta đều rõ hết. Chúng ta có nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, V.League có một số trận đấu có sự can thiệp của trọng tài. Trên thế giới nền bóng đá nào cũng vậy. Nhưng nói thế không có nghĩa là bênh vực trọng tài, bênh vực cho sai phạm. Vấn đề quan trọng nhất là thái độ của VFF như thế nào. Chúng tôi rất kiên quyết, và phát hiện vấn đề gì ảnh hưởng đến V.League thì chúng tôi xử lý một cách nghiêm túc. Cụ thể như tổng kết vừa rồi, hai trọng tài không được tham gia bóng đá. Những vấn đề lâu dài, ví dụ như mô hình tổ chức BTC giải 2012 như thế nào? Trước đây có ý kiến bầu Trưởng BTC mới, nhưng xét thấy, cần phải có sự chuyên nghiệp.
Về mặt hình thức, 14 CLB phải chuyên nghiệp, tuy chưa hoàn chỉnh. Điều này dễ hiểu thôi, nếu lấy các nước phát triển thì công nghiệp bóng đá có mấy chục năm. Chúng ta mới đi chặng đường đầu của bóng đá chuyên nghiệp. Vì vậy, có khiếm khuyết là khó tránh khỏi.Ngày 28/9, thường trực VFF họp đã đưa ra nhận định, CLB đang phấn đấu thành chuyên nghiệp, vì vậy, ban điều hành các CLB phải chuyên nghiệp. Ngày hôm sau, các ông bầu đưa ra giải pháp, bản thân tôi xem cũng đồng tình. Vấn đề ở chỗ, VFF sẽ cử ra một ông Phó Chủ tịch là anh Phạm Ngọc Viễn cùng với một số cán bộ để đàm phán cụ thể với đại diện các đội bóng để sớm đưa ra Quy chế điều hành bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2012.
Nếu thành công sẽ sớm trình Thường trực VFF phê duyệt. Nếu những gì chưa giải quyết được sẽ bảo lưu trong tương lai rồi tiếp tục trình BCH và Đại hội thường niên thông qua vào cuối tháng 10. Nếu Đại hội thường niên thông qua thì bản đề án đó sẽ được trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ khi nào Bộ Nội Vụ đồng ý cấp phép hoạt động thì mô hình mới mới đưa vào hoạt động. Tiếp đó sẽ bầu ra HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc. Hy vọng, công ty này sẽ kịp điều hành mùa giải 2012.
Nếu chưa thành lập kịp thì sẽ có 2 tình huống. Một là hoãn V.League vài ba tháng. Nếu lâu quá thì chúng ta buộc phải triệu tập BCH, các CLB để chọn giải pháp tình thế là bầu Trưởng giải theo cách cũ nhưng nội dung mới hơn có sự giám sát của VFF. Dù tình huống thế nào thì mùa giải 2012 dứt khoát phải hay hơn, sẽ có nhiều trận như SLNA-HN T&T. Cơ chế giám sát, trọng tài sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn.
*Chào anh Dũng. Nếu thành lập được công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), tôi thấy rất vui nhưng cũng thật sự lo lắng vì nếu điều đó trở thành sự thật thì ai là người kiểm soát hoạt động của công ty đó? Liệu có phải đó chỉ là cuộc chơi của một số ông bầu lớn không? Sân chơi bóng đá vô địch QG có phải giờ biến thành sân chơi của những ông chủ doanh nghiệp, của các nhà tài phiệt?
- Ông Lê Hùng Dũng: Quản lý bóng đá chuyên nghiệp bằng bộ máy chuyên nghiệp như nhiều nền bóng đá đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc là con đường tất yếu. Bóng đá chuyên nghiệp cần tiền đầu tư từ các ông bầu và quyết tâm tạo ra sân chơi bình đẳng. Tôi có hỏi họ rằng các anh yêu cầu VFF và các tổ chức trực thuộc phải trong sạch, đủ sức điều hành giải, tôi đồng ý. Ngược lại, VFF yêu cầu các ông bầu cam kết chơi bóng đá sạch. Nếu các anh phê phán trọng tài để làm sai lệch kết quả các trận đấu thì ai đưa tiền cho trọng tài? Một phần trách nhiệm thuộc về các ông bầu.Cam kết với nhau chơi sạch, không dùng đồng tiền bẩn để gây sai lệch kết quả.
Với 36,5% cổ phần, VFF được tham gia vào Hội đồng quản trị và giành quyền phủ quyết, 14 ông bầu cũng không có ai để một người sống trên lưng 13 ông khác. Theo tôi biết, Ban kiểm soát sẽ do một vị nhà báo rất công minh, nổi tiếng, trong làng bóng đá làm Trưởng ban và tôi tin báo chí không để cho tiêu cực xảy ra. Trên sân cỏ, hàng vạn người xem, trực tiếp trên truyền hình, dưới sự chứng kiến của hàng trăm nhà báo, những hành vi mờ ám khó giấu lắm.
VFF, các ông bầu và toàn xã hội phải tạo ra sân chơi bình đẳng. Chúng ta tin rằng trên đời này vẫn còn chân lý. VPF hoạt động ra sao, có khiếm khuyết, tiếp tục hoàn thiện. Không tổ chức nào ra đời cái là hoàn hảo ngay và chúng ta phải chấp nhận chuyện đó.
*Qua báo chí, tôi được biết mối quan hệ của VFF với các ông bầu như bàu Kiên, bầu Đức rất căng thẳng, với hàng loạt những lời phát biểu hết sức nóng bỏng. Thực tế, mối quan hệ giữa đôi bên giờ như thế nào và ông có thể tiết lộ các ông bầu đó đã nói gì với các ông khi đã trở về cuộc sống đời thường?
- Ông Lê Hùng Dũng: Chỉ có căng thẳng trên diễn đàn thôi và điều này rất bình thường trong cuộc sống. Những lần tôi họp Hội đồng quản trị các công ty, có nhiều cuộc nảy lửa hơn rất nhiều nhưng không đối kháng để triệt tiêu mà mục tiêu cuối cùng là đi tìm một giải pháp khả thi cho nền bóng đá của chúng ta, cho mùa giải tới tiến bộ hơn và chúng ta đạt được điều đó. Trong cuộc thảo luận ở TP.HCM, hết sức căng thẳng, khi ra về, tôi với Bầu Kiên đi chung xe, vào trung tâm thành phố, cùng đi ăn tối, bàn những câu chuyện làm ăn khác.
Tranh luận nếu có là bình thường, kinh doanh thì đóng cửa bảo nhau, nhưng bóng đá thì ai cũng biết nên thành to. Trưa 29/9, lúc nghỉ giải lao ăn trưa, tôi gặp Đoàn Nguyên Đức: "Ông nói dữ quá, sức tôi khó làm được như ông, vậy ông thay tôi. Tới đây, tôi xin thôi, tôi sẽ giới thiệu ông làm thay tôi". Anh Đức bảo ngay: "Thôi, thôi, thôi!". Không dưới 3 lần giới thiệu, lần nào anh Đức cũng từ chối. Tôi cũng nói với anh Kiên là anh khôn lắm, mời anh vào thì anh không vào nhưng anh cứ ở ngoài để phê bình chúng tôi.
*Thưa ông Dũng, tôi quan tâm đến việc, khi VPF quản lý V.League, các hoạt động khác của VFF có bị ảnh hưởng không. Tôi được biết, tiền thu được từ V.League là vô cùng quan trọng với nguồn thu của VFF. Khi không còn nguồn thu này, VFF lấy tiền đâu để lo cho bóng đá nữ, bóng đá trẻ, bóng đá futsal cũng như các ĐTQG. Ông đề nghị chuyển 20% tiền tại trợ V.League cho VFF để lo các khoản này. Với số tiền chừng 6 tỷ đồng (20%), liệu VFF có giải được bài toán kinh tế?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi tin, tình huống nào thì chúng tôi sẽ chuẩn bị cho tình huống đó. Không vì tính toán đó mà công ty VPF không ra đời. Bản chất của VPF là đảm bảo cho sự công bằng cho sân chơi. Nó sẽ tạo ra một sân chơi hết sức hấp dẫn. Khi ấy, bóng đá Việt Nam sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim về khán giả. Khi ấy, chúng ta sẽ có những đội tuyển chất lượng. Chúng ta có quyền mơ về ASIAN Cup, thậm chí World Cup. Tôi không lo về chuyện tiền cho VFF. Tình huống nào thì chúng tôi cũng lo được tiền cho các công việc của mình. Đừng lo lắng lắm về tiền. Từ tình huống, chúng tôi sẽ có giải pháp.
*Chào chú Dũng! VPF ra đời thì VFF sẽ "nhẹ việc" đi rất nhiều. Nếu chỉ vì làm công tác quản lý, không điều hành các giải bóng đá nữa, liệu bộ máy VFF có cần tinh giản không? Vốn đâu có đủ gần 40% để VFF góp vào công ty VPF? Tiền đâu để VFF trả lương cho nhân viên? Quan trọng là, khi VPF điều hành tốt các giải thì bóng đá VN có cần VFF nữa không?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi nghĩ rằng, khi VPF ra đời, chắc chắn công ty này phải thuê người. Có thể ở trên lãnh đạo sẽ đại diện cho hai nhóm lợi ích là VFF và các ông bầu. HĐQT không hưởng lương, không phí. Bộ máy điều hành phía dưới, các phó giám đốc, các phòng ban sẽ giống như BTC giải hiện nay. Các cán bộ của BTC hiện nay sẽ được điều chuyển sang VPF để tận dụng chuyên môn.
VFF không chỉ là V.League mà còn nhiều lĩnh vực khác như: ĐTQG, đào tạo trẻ, đối ngoại… Những công việc này sẽ tiến hành bình thường. VPF ra đời không làm giảm, hay suy yếu vị trí của VFF, mà chỉ là điều chuyển một phần công việc, trong đó, VFF tiếp tục chi phối. Đây là trách nhiệm của VFF chứ không thể buông lỏng được.
*Thưa ông Dũng, trong VPF sẽ có 36,5% vốn của VFF. Nhưng nếu VPF liên tục thua lỗ, buộc các cổ đông phải tăng vốn để hoạt động thì VFF sẽ tính sao? Chúng ta lấy tiền ở đâu để tăng vốn?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi nghĩ đây là giả định, nó có thể đúng, có thể sai. Nó tùy thuộc vào việc mùa giải tới chúng ta có đông khán giả đến sân không, có nhiều trận đấu hay không. Nhưng tôi cam đoan sẽ có những trọng tài trong sạch. Chúng ta có cơ chế thuê trọng tài. Nó sẽ hạn chế được tiêu cực. Các ông bầu tính, mỗi trận có thể trả trọng tài 30-40 triệu, một năm họ có thể kiếm một khoản tiền rất lớn. Khi ấy, trọng tài không thể đánh cược cả sự nghiệp và cuộc sống của mình.
Khi V.League hấp dẫn, các ông bầu sẽ trả nhiều tiền hơn. Chúng ta chỉ thua lỗ khi chất lượng kém. VFF và các ông bầu sẽ giám sát một cách một cách chặt chẽ, nếu thấy hạn chế, chúng tôi sẽ phản ứng. Tôi nghĩ, chúng ta cần có niềm tin vào tương lai!
*VPF thành lập nếu thành công sẽ là 1 công ty siêu lợi nhuận, lúc đó với tỷ lệ % lớn trong HĐQT các ông bầu có thể sẽ khuynh đảo V.League theo hướng có lợi cho họ và có thể cho cả VFF nhưng bất lợi cho BĐVN, cho các cầu thủ cũng như người hâm mộ bóng đá. Theo ông để tránh tình trạng này phải làm thế nào? Có nên dành 1 số Cổ phần cho người hâm mộ để họ có thể góp 1 tiếng nói vào không
- Ông Lê Hùng Dũng: Theo tôi, điều đó sẽ không xảy ra. VFF sẽ 36,5% cổ phần, về luật, VFF có thể phủ quyết những điều bất lợi cho bóng đá Việt Nam (nếu có). Vấn đề chúng ta sợ sự thao túng của các ông bầu. Sẽ không có chuyện các ông bầu liên kết với nhau để bất lợi cho họ và nền bóng đá Việt Nam. Chỉ khi nào họ tôn trọng cuộc chơi thì họ mới có quyền lợi.
*Xin ông cho biết khi Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam được thành lập, bản quyền 20 năm với AVG sẽ tính ra sao và bản hợp đồng đó có còn hiệu lực về pháp lý không ạ?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi khẳng định bản quyền truyền hình của V.League thuộc về VFF, giống như bản quyền World Cup thuộc FIFA, bản quyền EURO thuộc về UEFA. Các CLB được chia 50% giá trị bản quyền là VFF quan tâm đến các CLB. Trước đây, các CLB khó tìm tài trợ, người ta luôn hỏi có truyền hình trực tiếp không? Nếu không thì giá trị hợp đồng tài trợ rất thấp. Trước đây, số trận được tường thuật trực tiếp rất nhỏ nên rất khó có hợp đồng tài trợ lớn.
Mùa vừa rồi, với cách làm mới, tỷ lệ số trận được tường thuật trực tiếp lên đến 85% và mùa tới, chúng tôi đặt mục tiêu tường thuật trực tiếp 100% số trận đấu. Đó là cách tạo điều kiện để các CLB được truyền hình trực tiếp, nâng cao thương quyền, bán quảng cáo… Điều này quan trọng hơn số tiền được chia từ bản quyền.
Một vài CLB lên tiếng đòi đồng sở hữu bản quyền vì được chia lợi nhuận. VFF tôn trọng quyền lợi không đồng nghĩa với quyền sở hữu. Giống như anh đến ở trọ nhà tôi rồi sau đó anh lại kiện đòi quyền sở hữu căn nhà. Bản quyền này có được chuyển sang cho công ty mới hay không thì chúng tôi sẽ bàn tiếp nhưng sẽ không làm trở ngại trong việc triển khai công ty mới. Cái nào đồng thuận thì triển khai trước, cái nào vẫn tranh cãi thì để tiếp tục thảo luận để hài hòa lợi ích cho tất cả các bên.
*NHM Việt Nam giờ có ấn tượng không tốt về VFF, theo điều ông có đúng không? Với tư cách là lãnh đạo cao cấp của VFF, ông muốn nói gì với NHM?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi rất buồn. Với tư cách là một lãnh đạo của VFF, tôi buồn không phải vì bị phản đối hay chê trách từ NHM mà buồn với một số cơ quan báo chí nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan. Họ dựng lên một giả thuyết VFF là những người trì trệ, bảo thủ, hám quyền, hám lợi, bám vào cái ghế mà không nhường cho người khác. Hay như chuyện các ông bầu, sao không đưa họ vào BCH? Như họ luôn trích lời phát biểu của một vị lãnh đạo VFF trước đây rằng “mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội”.
Tôi công tác 14 năm ở VFF, tôi chưa thấy cán bộ, nhân viên dưới quyền mình, tôi chưa thấy tư duy của họ kém hơn mặt bằng xã hội. Nhân viên của tôi rất tận tụy, hết lòng với công việc, ai sai thì chúng tôi sẽ xử lý đúng mức. Tôi, anh Hỷ, anh Trung, anh Tuấn vẫn miệt mài làm việc với những vấn đề nóng bỏng nhất, đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa người quản lý và điều hành.
Khi trận đấu diễn ra trong tích tắc, họ phải đưa ra quyết định chỉ trong tích tắc nên sai sót là điều dễ hiểu. Xem băng chán chê rồi mới bình luận nhưng chúng tôi không có quyền đó. Nếu những câu nói đó được nói trước trận đấu thì hay quá. Nhưng nếu sai sót thuộc về nghiệp vụ, ở đâu cũng thế, chẳng phải ở VN, đó là sai sót mang tính con người, vì vậy nó mới mang lại tính hấp dẫn của bóng đá.
Những sai sót mang tính tiêu cực, dùng quyền lực của mình để đè đội này, giúp đội khác, chúng ta kiên quyết loại bỏ. Không thể đổ toàn bộ lỗi cho giới trọng tài và cho cả VFF. Đó là sự bất công với VFF và tôi mong cái tâm của những người làm báo sẽ đóng góp cho sự việc một cách khách quan.
Thói quen của một số tờ báo thích đăng thông tin đối lập, còn thông tin từ VFF thì bị coi là không tin cậy. Chúng tôi tôn trọng nhưng rất mong là có cách nhìn công bằng hơn, đồng cảm hơn và nhân văn hơn. Tôi rất mừng, báo Bóng đá tổ chức buổi giao lưu này, tôi cũng là người hiểu một chút về kinh doanh, về bóng đá. Xin các bạn hãy chia sẻ với VFF.
*Chào ông Dũng. Ông nghĩ như thế nào về tình hình bóng đá nước ta hiện nay. Hình như những người làm bóng đá muốn nói thật nhưng khó nói thành lời. Theo ông, đây là thời điểm "chín muồi" để thành lập VPF hay chưa? Hay chỉ cần tố chức V-League thật sòng phẳng là đã thành công! Nếu VPF ra đời, đòi hỏi tất cả các CLB đều chuyên nghiệp, hình như các CLB chưa chuyên nghiệp đúng nghĩa phải không?
Cái tâm của ông Lê Hùng Dũng có giúp được gì cho bóng đá Việt Nam ? (Ảnh; Quang Minh) |
- Ông Lê Hùng Dũng: Chào bạn. Tôi thấy, nếu mà nói những vấn đề BĐVN hiện nay thì chúng ta đều rõ hết. Chúng ta có nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, V.League có một số trận đấu có sự can thiệp của trọng tài. Trên thế giới nền bóng đá nào cũng vậy. Nhưng nói thế không có nghĩa là bênh vực trọng tài, bênh vực cho sai phạm. Vấn đề quan trọng nhất là thái độ của VFF như thế nào. Chúng tôi rất kiên quyết, và phát hiện vấn đề gì ảnh hưởng đến V.League thì chúng tôi xử lý một cách nghiêm túc. Cụ thể như tổng kết vừa rồi, hai trọng tài không được tham gia bóng đá. Những vấn đề lâu dài, ví dụ như mô hình tổ chức BTC giải 2012 như thế nào? Trước đây có ý kiến bầu Trưởng BTC mới, nhưng xét thấy, cần phải có sự chuyên nghiệp.
Về mặt hình thức, 14 CLB phải chuyên nghiệp, tuy chưa hoàn chỉnh. Điều này dễ hiểu thôi, nếu lấy các nước phát triển thì công nghiệp bóng đá có mấy chục năm. Chúng ta mới đi chặng đường đầu của bóng đá chuyên nghiệp. Vì vậy, có khiếm khuyết là khó tránh khỏi.Ngày 28/9, thường trực VFF họp đã đưa ra nhận định, CLB đang phấn đấu thành chuyên nghiệp, vì vậy, ban điều hành các CLB phải chuyên nghiệp. Ngày hôm sau, các ông bầu đưa ra giải pháp, bản thân tôi xem cũng đồng tình. Vấn đề ở chỗ, VFF sẽ cử ra một ông Phó Chủ tịch là anh Phạm Ngọc Viễn cùng với một số cán bộ để đàm phán cụ thể với đại diện các đội bóng để sớm đưa ra Quy chế điều hành bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2012.
Nếu thành công sẽ sớm trình Thường trực VFF phê duyệt. Nếu những gì chưa giải quyết được sẽ bảo lưu trong tương lai rồi tiếp tục trình BCH và Đại hội thường niên thông qua vào cuối tháng 10. Nếu Đại hội thường niên thông qua thì bản đề án đó sẽ được trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ khi nào Bộ Nội Vụ đồng ý cấp phép hoạt động thì mô hình mới mới đưa vào hoạt động. Tiếp đó sẽ bầu ra HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc. Hy vọng, công ty này sẽ kịp điều hành mùa giải 2012.
Nếu chưa thành lập kịp thì sẽ có 2 tình huống. Một là hoãn V.League vài ba tháng. Nếu lâu quá thì chúng ta buộc phải triệu tập BCH, các CLB để chọn giải pháp tình thế là bầu Trưởng giải theo cách cũ nhưng nội dung mới hơn có sự giám sát của VFF. Dù tình huống thế nào thì mùa giải 2012 dứt khoát phải hay hơn, sẽ có nhiều trận như SLNA-HN T&T. Cơ chế giám sát, trọng tài sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn.
*Chào anh Dũng. Nếu thành lập được công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), tôi thấy rất vui nhưng cũng thật sự lo lắng vì nếu điều đó trở thành sự thật thì ai là người kiểm soát hoạt động của công ty đó? Liệu có phải đó chỉ là cuộc chơi của một số ông bầu lớn không? Sân chơi bóng đá vô địch QG có phải giờ biến thành sân chơi của những ông chủ doanh nghiệp, của các nhà tài phiệt?
- Ông Lê Hùng Dũng: Quản lý bóng đá chuyên nghiệp bằng bộ máy chuyên nghiệp như nhiều nền bóng đá đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc là con đường tất yếu. Bóng đá chuyên nghiệp cần tiền đầu tư từ các ông bầu và quyết tâm tạo ra sân chơi bình đẳng. Tôi có hỏi họ rằng các anh yêu cầu VFF và các tổ chức trực thuộc phải trong sạch, đủ sức điều hành giải, tôi đồng ý. Ngược lại, VFF yêu cầu các ông bầu cam kết chơi bóng đá sạch. Nếu các anh phê phán trọng tài để làm sai lệch kết quả các trận đấu thì ai đưa tiền cho trọng tài? Một phần trách nhiệm thuộc về các ông bầu.Cam kết với nhau chơi sạch, không dùng đồng tiền bẩn để gây sai lệch kết quả.
Với 36,5% cổ phần, VFF được tham gia vào Hội đồng quản trị và giành quyền phủ quyết, 14 ông bầu cũng không có ai để một người sống trên lưng 13 ông khác. Theo tôi biết, Ban kiểm soát sẽ do một vị nhà báo rất công minh, nổi tiếng, trong làng bóng đá làm Trưởng ban và tôi tin báo chí không để cho tiêu cực xảy ra. Trên sân cỏ, hàng vạn người xem, trực tiếp trên truyền hình, dưới sự chứng kiến của hàng trăm nhà báo, những hành vi mờ ám khó giấu lắm.
VFF, các ông bầu và toàn xã hội phải tạo ra sân chơi bình đẳng. Chúng ta tin rằng trên đời này vẫn còn chân lý. VPF hoạt động ra sao, có khiếm khuyết, tiếp tục hoàn thiện. Không tổ chức nào ra đời cái là hoàn hảo ngay và chúng ta phải chấp nhận chuyện đó.
Các ông bầu liệu có lũng đoạn bóng đá Việt Nam (Ảnh: Quang Minh) |
*Qua báo chí, tôi được biết mối quan hệ của VFF với các ông bầu như bàu Kiên, bầu Đức rất căng thẳng, với hàng loạt những lời phát biểu hết sức nóng bỏng. Thực tế, mối quan hệ giữa đôi bên giờ như thế nào và ông có thể tiết lộ các ông bầu đó đã nói gì với các ông khi đã trở về cuộc sống đời thường?
- Ông Lê Hùng Dũng: Chỉ có căng thẳng trên diễn đàn thôi và điều này rất bình thường trong cuộc sống. Những lần tôi họp Hội đồng quản trị các công ty, có nhiều cuộc nảy lửa hơn rất nhiều nhưng không đối kháng để triệt tiêu mà mục tiêu cuối cùng là đi tìm một giải pháp khả thi cho nền bóng đá của chúng ta, cho mùa giải tới tiến bộ hơn và chúng ta đạt được điều đó. Trong cuộc thảo luận ở TP.HCM, hết sức căng thẳng, khi ra về, tôi với Bầu Kiên đi chung xe, vào trung tâm thành phố, cùng đi ăn tối, bàn những câu chuyện làm ăn khác.
Tranh luận nếu có là bình thường, kinh doanh thì đóng cửa bảo nhau, nhưng bóng đá thì ai cũng biết nên thành to. Trưa 29/9, lúc nghỉ giải lao ăn trưa, tôi gặp Đoàn Nguyên Đức: "Ông nói dữ quá, sức tôi khó làm được như ông, vậy ông thay tôi. Tới đây, tôi xin thôi, tôi sẽ giới thiệu ông làm thay tôi". Anh Đức bảo ngay: "Thôi, thôi, thôi!". Không dưới 3 lần giới thiệu, lần nào anh Đức cũng từ chối. Tôi cũng nói với anh Kiên là anh khôn lắm, mời anh vào thì anh không vào nhưng anh cứ ở ngoài để phê bình chúng tôi.
*Thưa ông Dũng, tôi quan tâm đến việc, khi VPF quản lý V.League, các hoạt động khác của VFF có bị ảnh hưởng không. Tôi được biết, tiền thu được từ V.League là vô cùng quan trọng với nguồn thu của VFF. Khi không còn nguồn thu này, VFF lấy tiền đâu để lo cho bóng đá nữ, bóng đá trẻ, bóng đá futsal cũng như các ĐTQG. Ông đề nghị chuyển 20% tiền tại trợ V.League cho VFF để lo các khoản này. Với số tiền chừng 6 tỷ đồng (20%), liệu VFF có giải được bài toán kinh tế?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi tin, tình huống nào thì chúng tôi sẽ chuẩn bị cho tình huống đó. Không vì tính toán đó mà công ty VPF không ra đời. Bản chất của VPF là đảm bảo cho sự công bằng cho sân chơi. Nó sẽ tạo ra một sân chơi hết sức hấp dẫn. Khi ấy, bóng đá Việt Nam sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim về khán giả. Khi ấy, chúng ta sẽ có những đội tuyển chất lượng. Chúng ta có quyền mơ về ASIAN Cup, thậm chí World Cup. Tôi không lo về chuyện tiền cho VFF. Tình huống nào thì chúng tôi cũng lo được tiền cho các công việc của mình. Đừng lo lắng lắm về tiền. Từ tình huống, chúng tôi sẽ có giải pháp.
*Chào chú Dũng! VPF ra đời thì VFF sẽ "nhẹ việc" đi rất nhiều. Nếu chỉ vì làm công tác quản lý, không điều hành các giải bóng đá nữa, liệu bộ máy VFF có cần tinh giản không? Vốn đâu có đủ gần 40% để VFF góp vào công ty VPF? Tiền đâu để VFF trả lương cho nhân viên? Quan trọng là, khi VPF điều hành tốt các giải thì bóng đá VN có cần VFF nữa không?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi nghĩ rằng, khi VPF ra đời, chắc chắn công ty này phải thuê người. Có thể ở trên lãnh đạo sẽ đại diện cho hai nhóm lợi ích là VFF và các ông bầu. HĐQT không hưởng lương, không phí. Bộ máy điều hành phía dưới, các phó giám đốc, các phòng ban sẽ giống như BTC giải hiện nay. Các cán bộ của BTC hiện nay sẽ được điều chuyển sang VPF để tận dụng chuyên môn.
VFF không chỉ là V.League mà còn nhiều lĩnh vực khác như: ĐTQG, đào tạo trẻ, đối ngoại… Những công việc này sẽ tiến hành bình thường. VPF ra đời không làm giảm, hay suy yếu vị trí của VFF, mà chỉ là điều chuyển một phần công việc, trong đó, VFF tiếp tục chi phối. Đây là trách nhiệm của VFF chứ không thể buông lỏng được.
Sự đồng thuận vẫn còn là dấu hỏi lớn trong nội bộ bóng đá Việt Nam (Ảnh: VSI) |
*Thưa ông Dũng, trong VPF sẽ có 36,5% vốn của VFF. Nhưng nếu VPF liên tục thua lỗ, buộc các cổ đông phải tăng vốn để hoạt động thì VFF sẽ tính sao? Chúng ta lấy tiền ở đâu để tăng vốn?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi nghĩ đây là giả định, nó có thể đúng, có thể sai. Nó tùy thuộc vào việc mùa giải tới chúng ta có đông khán giả đến sân không, có nhiều trận đấu hay không. Nhưng tôi cam đoan sẽ có những trọng tài trong sạch. Chúng ta có cơ chế thuê trọng tài. Nó sẽ hạn chế được tiêu cực. Các ông bầu tính, mỗi trận có thể trả trọng tài 30-40 triệu, một năm họ có thể kiếm một khoản tiền rất lớn. Khi ấy, trọng tài không thể đánh cược cả sự nghiệp và cuộc sống của mình.
Khi V.League hấp dẫn, các ông bầu sẽ trả nhiều tiền hơn. Chúng ta chỉ thua lỗ khi chất lượng kém. VFF và các ông bầu sẽ giám sát một cách một cách chặt chẽ, nếu thấy hạn chế, chúng tôi sẽ phản ứng. Tôi nghĩ, chúng ta cần có niềm tin vào tương lai!
*VPF thành lập nếu thành công sẽ là 1 công ty siêu lợi nhuận, lúc đó với tỷ lệ % lớn trong HĐQT các ông bầu có thể sẽ khuynh đảo V.League theo hướng có lợi cho họ và có thể cho cả VFF nhưng bất lợi cho BĐVN, cho các cầu thủ cũng như người hâm mộ bóng đá. Theo ông để tránh tình trạng này phải làm thế nào? Có nên dành 1 số Cổ phần cho người hâm mộ để họ có thể góp 1 tiếng nói vào không
- Ông Lê Hùng Dũng: Theo tôi, điều đó sẽ không xảy ra. VFF sẽ 36,5% cổ phần, về luật, VFF có thể phủ quyết những điều bất lợi cho bóng đá Việt Nam (nếu có). Vấn đề chúng ta sợ sự thao túng của các ông bầu. Sẽ không có chuyện các ông bầu liên kết với nhau để bất lợi cho họ và nền bóng đá Việt Nam. Chỉ khi nào họ tôn trọng cuộc chơi thì họ mới có quyền lợi.
*Xin ông cho biết khi Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam được thành lập, bản quyền 20 năm với AVG sẽ tính ra sao và bản hợp đồng đó có còn hiệu lực về pháp lý không ạ?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi khẳng định bản quyền truyền hình của V.League thuộc về VFF, giống như bản quyền World Cup thuộc FIFA, bản quyền EURO thuộc về UEFA. Các CLB được chia 50% giá trị bản quyền là VFF quan tâm đến các CLB. Trước đây, các CLB khó tìm tài trợ, người ta luôn hỏi có truyền hình trực tiếp không? Nếu không thì giá trị hợp đồng tài trợ rất thấp. Trước đây, số trận được tường thuật trực tiếp rất nhỏ nên rất khó có hợp đồng tài trợ lớn.
Mùa vừa rồi, với cách làm mới, tỷ lệ số trận được tường thuật trực tiếp lên đến 85% và mùa tới, chúng tôi đặt mục tiêu tường thuật trực tiếp 100% số trận đấu. Đó là cách tạo điều kiện để các CLB được truyền hình trực tiếp, nâng cao thương quyền, bán quảng cáo… Điều này quan trọng hơn số tiền được chia từ bản quyền.
Một vài CLB lên tiếng đòi đồng sở hữu bản quyền vì được chia lợi nhuận. VFF tôn trọng quyền lợi không đồng nghĩa với quyền sở hữu. Giống như anh đến ở trọ nhà tôi rồi sau đó anh lại kiện đòi quyền sở hữu căn nhà. Bản quyền này có được chuyển sang cho công ty mới hay không thì chúng tôi sẽ bàn tiếp nhưng sẽ không làm trở ngại trong việc triển khai công ty mới. Cái nào đồng thuận thì triển khai trước, cái nào vẫn tranh cãi thì để tiếp tục thảo luận để hài hòa lợi ích cho tất cả các bên.
*NHM Việt Nam giờ có ấn tượng không tốt về VFF, theo điều ông có đúng không? Với tư cách là lãnh đạo cao cấp của VFF, ông muốn nói gì với NHM?
- Ông Lê Hùng Dũng: Tôi rất buồn. Với tư cách là một lãnh đạo của VFF, tôi buồn không phải vì bị phản đối hay chê trách từ NHM mà buồn với một số cơ quan báo chí nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan. Họ dựng lên một giả thuyết VFF là những người trì trệ, bảo thủ, hám quyền, hám lợi, bám vào cái ghế mà không nhường cho người khác. Hay như chuyện các ông bầu, sao không đưa họ vào BCH? Như họ luôn trích lời phát biểu của một vị lãnh đạo VFF trước đây rằng “mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội”.
Tôi công tác 14 năm ở VFF, tôi chưa thấy cán bộ, nhân viên dưới quyền mình, tôi chưa thấy tư duy của họ kém hơn mặt bằng xã hội. Nhân viên của tôi rất tận tụy, hết lòng với công việc, ai sai thì chúng tôi sẽ xử lý đúng mức. Tôi, anh Hỷ, anh Trung, anh Tuấn vẫn miệt mài làm việc với những vấn đề nóng bỏng nhất, đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa người quản lý và điều hành.
Khi trận đấu diễn ra trong tích tắc, họ phải đưa ra quyết định chỉ trong tích tắc nên sai sót là điều dễ hiểu. Xem băng chán chê rồi mới bình luận nhưng chúng tôi không có quyền đó. Nếu những câu nói đó được nói trước trận đấu thì hay quá. Nhưng nếu sai sót thuộc về nghiệp vụ, ở đâu cũng thế, chẳng phải ở VN, đó là sai sót mang tính con người, vì vậy nó mới mang lại tính hấp dẫn của bóng đá.
Những sai sót mang tính tiêu cực, dùng quyền lực của mình để đè đội này, giúp đội khác, chúng ta kiên quyết loại bỏ. Không thể đổ toàn bộ lỗi cho giới trọng tài và cho cả VFF. Đó là sự bất công với VFF và tôi mong cái tâm của những người làm báo sẽ đóng góp cho sự việc một cách khách quan.
Thói quen của một số tờ báo thích đăng thông tin đối lập, còn thông tin từ VFF thì bị coi là không tin cậy. Chúng tôi tôn trọng nhưng rất mong là có cách nhìn công bằng hơn, đồng cảm hơn và nhân văn hơn. Tôi rất mừng, báo Bóng đá tổ chức buổi giao lưu này, tôi cũng là người hiểu một chút về kinh doanh, về bóng đá. Xin các bạn hãy chia sẻ với VFF.
Tổng hợp từ báo Bóng đá
Bình luận