Tại một nước cùng trong ASEAN như Indonesia, vì sao giá xe phổ biến trong nước chỉ từ 10.000 USD (khoảng trên 200 triệu đồng), trong khi tại Việt Nam đắt gấp rưỡi.
Vì sao họ lại sản xuất được những chiếc xe có mức giá khiến dân Việt “phát thèm” như vậy? Đó là cả một quá trình xây dựng, là những kế hoạch, chiến lược hướng tới người tiêu dùng bình dân của Chính phủ Indonesia.
Indonesia thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô phát triển từ năm 1995, đến nay đã thành công và được nhận định, sẽ soán ngôi của Thái Lan để trở thành trung tâm công nghiệp ôtô lớn nhất Đông Nam Á trong thời gian tới.
Điều đáng nói là cũng cùng thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô, nhưng đến nay chưa đâu vào đâu.
Phó Tổng thống Indonesia, ông Boediono, hồi cuối tháng 9/2014 đã khẳng định, sản xuất ôtô hiện đã trở thành xương sống của ngành công nghiệp Indonesia khi đáp ứng được ba trụ cột của phát triển công nghiệp, gồm: tăng giá trị cho sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và cho phép Indonesia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính phủ Indonesia đã thiết lập các mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho ngành công nghiệp ôtô ngay từ đầu, với ngắn hạn là phục vụ nhu cầu trong nước, trung hạn và dài hạn là xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Một loạt các chính sách từ thu hút đầu tư, liên doanh với nước ngoài là những đối tác đang chi phối thị trường ôtô thế giới như Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đến tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các nhà sản xuất, thực hiện kế hoạch dài hạn phát triển các ngành công hỗ trợ trợ, thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển,... nhanh chóng được thông qua và áp dụng.
Ngay từ 1995, Indonesia đã đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất ôtô. Nếu nhà sản xuất nào đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% đến 60%, thì phần linh kiện còn lại nhập khẩu sẽ được áp thuế suất 0%.
Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đến tháng 6/1999, Chính phủ Indonesia tuyên bố chính sách mới cho ngành công nghiệp ôtô với mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp hiệu quả và mang tính cạnh tranh toàn cầu. Lúc này, xe nhập nguyên chiếc bị hạn chế, còn thuế nhập khẩu cho xe CKD tùy thuộc vào từng loại xe.
Năm 2007, Indonesia đặt kế hoạch phát triển xe chiến lược giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu. Chính phủ đã quy định ôtô nằm trong diện ưu đãi cần có dung tích động cơ dưới 1.2L, giá dưới 10.000 USD và tiêu thụ nhiên liệu dưới 5 lít cho 100 km. Tỷ lệ nội địa hóa trên 60%.
Nhờ chính sách thuế và các chế độ ưu đãi, đã giúp các doanh nghiệp định được mức giá rất thấp cho các dòng xe nhỏ thân thiện với môi trường. Giá phổ biến trong nước chỉ 10 - 15 ngàn USD tương đương 200 - 300 triệu đồng.
Đến 2013, hầu hết các hãng xe đã giới thiệu đến người dùng một loạt mẫu xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và có giá rẻ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng bình dân và đáp ứng đầy đủ các thiết bị an toàn cần thiết.
Kết thúc năm 2014, sản lượng ô tô của Indonesia đạt 1,3 triệu chiếc, đáp ứng hầu hết nhu cầu trong nước và xuất khẩu 200.000 chiếc.
Hiệp hội các nhà chế tạo ôtô Indonesia cho biết, năm 2015 sản lượng ôtô có thể đạt 1,61 triệu chiếc, xuất khẩu 396.000 chiếc. Còn đến năm 2020 sản lượng ôtô của Indonesia sẽ đạt 2,59 triệu chiếc, trong đó tiêu thụ nội địa 1,97 triệu và xuất khẩu 620.000 chiếc.
Indonesia thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô phát triển từ năm 1995, đến nay đã thành công và được nhận định, sẽ soán ngôi của Thái Lan để trở thành trung tâm công nghiệp ôtô lớn nhất Đông Nam Á trong thời gian tới.
Điều đáng nói là cũng cùng thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô, nhưng đến nay chưa đâu vào đâu.
Tại sao người Indonesia "làm" được xe giá rẻ, còn ta thì không |
Chính phủ Indonesia đã thiết lập các mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho ngành công nghiệp ôtô ngay từ đầu, với ngắn hạn là phục vụ nhu cầu trong nước, trung hạn và dài hạn là xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Một loạt các chính sách từ thu hút đầu tư, liên doanh với nước ngoài là những đối tác đang chi phối thị trường ôtô thế giới như Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đến tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các nhà sản xuất, thực hiện kế hoạch dài hạn phát triển các ngành công hỗ trợ trợ, thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển,... nhanh chóng được thông qua và áp dụng.
Ngay từ 1995, Indonesia đã đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất ôtô. Nếu nhà sản xuất nào đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% đến 60%, thì phần linh kiện còn lại nhập khẩu sẽ được áp thuế suất 0%.
Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đến tháng 6/1999, Chính phủ Indonesia tuyên bố chính sách mới cho ngành công nghiệp ôtô với mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp hiệu quả và mang tính cạnh tranh toàn cầu. Lúc này, xe nhập nguyên chiếc bị hạn chế, còn thuế nhập khẩu cho xe CKD tùy thuộc vào từng loại xe.
Năm 2007, Indonesia đặt kế hoạch phát triển xe chiến lược giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu. Chính phủ đã quy định ôtô nằm trong diện ưu đãi cần có dung tích động cơ dưới 1.2L, giá dưới 10.000 USD và tiêu thụ nhiên liệu dưới 5 lít cho 100 km. Tỷ lệ nội địa hóa trên 60%.
Nhờ chính sách thuế và các chế độ ưu đãi, đã giúp các doanh nghiệp định được mức giá rất thấp cho các dòng xe nhỏ thân thiện với môi trường. Giá phổ biến trong nước chỉ 10 - 15 ngàn USD tương đương 200 - 300 triệu đồng.
Những chiếc xe giá rẻ đang tràn ngập thị trường Indonesia |
Kết thúc năm 2014, sản lượng ô tô của Indonesia đạt 1,3 triệu chiếc, đáp ứng hầu hết nhu cầu trong nước và xuất khẩu 200.000 chiếc.
Hiệp hội các nhà chế tạo ôtô Indonesia cho biết, năm 2015 sản lượng ôtô có thể đạt 1,61 triệu chiếc, xuất khẩu 396.000 chiếc. Còn đến năm 2020 sản lượng ôtô của Indonesia sẽ đạt 2,59 triệu chiếc, trong đó tiêu thụ nội địa 1,97 triệu và xuất khẩu 620.000 chiếc.
Nguồn: Autodaily
Bình luận