• Zalo

Ông Vương Nghị 'lạnh nhạt' trước đề xuất Biển Đông của Mỹ

Thế giớiThứ Bảy, 16/05/2015 06:49:00 +07:00Google News

Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ, ông Vương Nghị thông báo không có dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng ở biển Đông, bất chấp Mỹ thúc giục.

Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ, ông Vương Nghị thông báo không có dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng ở biển Đông, bất chấp Mỹ thúc giục.

Nội dung chủ đạo của cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với người đồng cấp Vương Nghị ngay khi ông đặt chân đến Bắc Kinh ngày 16/5, là về những tranh chấp trên biển Đông.

Trả lời báo chí sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: “Liên quan tới các công trình trên quần đảo Nansha (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và các rạn san hô, điều này hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Mỹ đang thăm Bắc Kinh và có cuộc gặp với người đồng cấp Vương Nghị  
“Tôi muốn khẳng định lại rằng quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cứng như một tảng đá”. Ông Vương Nghị nói.

Ngoại trưởng Trung Quốc kết luận trong cuộc họp báo với ông Kerry, người đang có chuyến công du 2 ngày tới Bắc Kinh để làm rõ những thông tin cũng như động thái của Trung Quốc trong thời gian qua trên Biển Đông.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington cảm thấy băn khoăn về tốc độ và phạm vi cải tạo đất của Trung Quốc trên biển Đông.

“Thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị, tôi thúc giục Trung Quốc hành động cùng các bên làm giảm căng thẳng và tăng triển vọng cho một giải pháp ngoại giao” ông Kerry nhấn mạnh.

Video Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Ông Kerry cho biết Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đồng ý rằng cần một giải pháp “ngoại giao thông minh” cho khu vực để có thể tiến tới thỏa thuận và đi đến một quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc “và không dùng đến tiền đồn cũng như đe dọa quân sự”.

Ngoại trưởng Vương Nghị nói thêm dẫu cho khác biệt về quan điểm nhưng Trung Quốc hy vọng các bên liên quan sẽ tiếp tục đối thoại để cải thiện sự hiểu biết về vấn đề này, đồng thời cam kết tự do hàng hải, hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tranh chấp biển Đông khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vướng mắc trong không ít vấn đề liên quan cụ thể là thương mại, nhân quyền, an ninh mạng... Tuy nhiên, Bắc Kinh và Washington vẫn duy trì hợp tác trên các lĩnh vực biến đổi khí hậu, Triều Tiên và chương trình hạt nhân Iran.

Nguồn: VOV
Bình luận
vtcnews.vn