(VTC News) - Ông Trương Đình Tuyển nói rằng vào TPP, điều ông lo nhất là doanh nghiệp nhà nước do bộ máy của doanh nghiệp đang phải chịu sức ép cạnh tranh buộc phải vươn lên, trưởng thành.
Xuất hiện trong buổi họp báo về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Trương Đình Tuyển, Cựu Bộ Trưởng Thương Mại, cố vấn cao cấp đoàn Việt Nam đàm phán TPP cho rằng, trước hết chúng ta nên bình tĩnh, không nên sống trong cảm xúc quá nhiều khi đến với TPP.
"Như một trận bóng đá, chúng ta thắng được một trận thì tâng bốc từ huấn luyện viên cho tới cầu thủ lên mây xanh, nhưng thua một trận thì chê bai một cách trắng trợn", ông Trần Đình Tuyển lấy ví dụ cho thấy việc Việt Nam đang sống trong cảm xúc quá nhiều khi đến với TPP.
Ông Tuyển cho biết, nếu như TPP cũng giống như WTO, chúng ta đang sống trong trào lưu cảm xúc, mà như trước đây chúng ta còn tổ chức hẳn một cuộc đi bộ để chào mừng TPP. Theo ông, đó là một việc làm "rất vớ vẩn, chẳng ai làm".
Quan trọng nhất khi đến với TPP là gì? Ông Tuyển nhấn mạnh: "TPP mang đến cơ hội, nhưng cơ hội biến thành lợi ích mà luôn đi kèm thách thức. Nếu chúng ta không nhấn mạnh điều này, thì không nhìn nhận rõ được".
Ông Trương Đình Tuyển thẳng thắn phân tích: "Cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó biến thành sức mạnh trên thị trường, còn thách thức chúng ta vượt qua đến đâu thì tùy thuộc vào năng lực của chúng ta, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ bị vỡ mộng".
Với vai trò là người cố vấn cho đoàn đàm phán hiệp định TPP, ông Tuyển cho rằng bộ máy của doanh nghiệp đang phải chịu sức ép cạnh tranh buộc phải vươn lên. Trong một môi trường cạnh tranh như vậy, có những anh sắp chết, nhưng cũng có anh trưởng thành.
Nhưng riêng bộ máy Nhà nước buộc phải trưởng thành. Điều này cũng chính là lý do khiến ông Tuyển đang lo cho doanh nghiệp Nhà nước nhiều hơn lo cho doanh nghiệp ngoài.
Hiện nay, chúng ta đưa ra rất nhiều công bố về số liệu tăng trưởng GDP khi thực hiện TPP, nhưng những số liệu này lại không phản ánh được thái độ Chính phủ, phản ứng của chúng ta thế nào.
Ông Tuyển nhấn mạnh: "Những mô hình tham quan của chúng ta gần như là mô hình tĩnh, không phản ánh được, nên điều người ta nói không phải là điều vu vơ vì người ta có nguồn uy tín chất lượng. Thế nhưng mô hình ấy lại không bào chữa được khả năng phản ứng chính sách của chúng ta".
Một câu hỏi khác được ông Tuyển thẳng thắn trả lời sau khi liên tiếp từ chối phỏng vấn báo chí suốt một tuần vừa qua, đó là liệu Việt Nam sẽ có khả năng xuất siêu giảm còn nhập siêu tăng hay không khi thực hiện hiệp định TPP.
Theo ông Tuyển, cơ hội của xuất khẩu là có, nhưng quan trọng có tận dụng được hay không. Sau TPP, rất có khả năng nhập siêu trong thời gian đầu tăng, nhưng không phải xấu.
Ông Tuyển gay gắt: "Nhập siêu không phải lúc nào cũng xấu nên không nhất thiết xuất khẩu phải tăng trước".
Ông Tuyển đưa ra dẫn chứng, khi gia nhập WTO năm 2007, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng vọt lên 64 tỷ USD, gấp 3 lần 2006. Vốn đăng ký mạnh hơn thì họ phải triển khai dự án và lúc bấy giờ nhập siêu có thể tăng.
Ví dụ như đầu tư nhà máy dệt thì ban đầu phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nên phần nhập về phải tăng lên lúc đầu. Ngoài ra, nhập siêu là để phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các nước nội khối với giá rẻ, và càng nhập vào nhiều thì sẽ kéo theo tăng năng suất, tăng khả năng xuất khẩu, bởi không ai sản xuất hàng ra mà không bán cả.
Chính vì vậy mà ông Trương Đình Tuyển tin rằng, sau này nếu phát triển sản xuất thì xuất khẩu sẽ tăng lên. Không nên quan niệm cái lợi nhất định là phải xuất khẩu tăng nhanh, nhất là trong thời gian đầu.
Huyền Trân
Xuất hiện trong buổi họp báo về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Trương Đình Tuyển, Cựu Bộ Trưởng Thương Mại, cố vấn cao cấp đoàn Việt Nam đàm phán TPP cho rằng, trước hết chúng ta nên bình tĩnh, không nên sống trong cảm xúc quá nhiều khi đến với TPP.
"Như một trận bóng đá, chúng ta thắng được một trận thì tâng bốc từ huấn luyện viên cho tới cầu thủ lên mây xanh, nhưng thua một trận thì chê bai một cách trắng trợn", ông Trần Đình Tuyển lấy ví dụ cho thấy việc Việt Nam đang sống trong cảm xúc quá nhiều khi đến với TPP.
Ông Trương Đình Tuyển - Ảnh: Zing News |
Quan trọng nhất khi đến với TPP là gì? Ông Tuyển nhấn mạnh: "TPP mang đến cơ hội, nhưng cơ hội biến thành lợi ích mà luôn đi kèm thách thức. Nếu chúng ta không nhấn mạnh điều này, thì không nhìn nhận rõ được".
Ông Trương Đình Tuyển thẳng thắn phân tích: "Cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó biến thành sức mạnh trên thị trường, còn thách thức chúng ta vượt qua đến đâu thì tùy thuộc vào năng lực của chúng ta, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ bị vỡ mộng".
Với vai trò là người cố vấn cho đoàn đàm phán hiệp định TPP, ông Tuyển cho rằng bộ máy của doanh nghiệp đang phải chịu sức ép cạnh tranh buộc phải vươn lên. Trong một môi trường cạnh tranh như vậy, có những anh sắp chết, nhưng cũng có anh trưởng thành.
Nhưng riêng bộ máy Nhà nước buộc phải trưởng thành. Điều này cũng chính là lý do khiến ông Tuyển đang lo cho doanh nghiệp Nhà nước nhiều hơn lo cho doanh nghiệp ngoài.
Hiện nay, chúng ta đưa ra rất nhiều công bố về số liệu tăng trưởng GDP khi thực hiện TPP, nhưng những số liệu này lại không phản ánh được thái độ Chính phủ, phản ứng của chúng ta thế nào.
Ông Tuyển nhấn mạnh: "Những mô hình tham quan của chúng ta gần như là mô hình tĩnh, không phản ánh được, nên điều người ta nói không phải là điều vu vơ vì người ta có nguồn uy tín chất lượng. Thế nhưng mô hình ấy lại không bào chữa được khả năng phản ứng chính sách của chúng ta".
Một câu hỏi khác được ông Tuyển thẳng thắn trả lời sau khi liên tiếp từ chối phỏng vấn báo chí suốt một tuần vừa qua, đó là liệu Việt Nam sẽ có khả năng xuất siêu giảm còn nhập siêu tăng hay không khi thực hiện hiệp định TPP.
Theo ông Tuyển, cơ hội của xuất khẩu là có, nhưng quan trọng có tận dụng được hay không. Sau TPP, rất có khả năng nhập siêu trong thời gian đầu tăng, nhưng không phải xấu.
Ông Tuyển gay gắt: "Nhập siêu không phải lúc nào cũng xấu nên không nhất thiết xuất khẩu phải tăng trước".
Ông Tuyển đưa ra dẫn chứng, khi gia nhập WTO năm 2007, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng vọt lên 64 tỷ USD, gấp 3 lần 2006. Vốn đăng ký mạnh hơn thì họ phải triển khai dự án và lúc bấy giờ nhập siêu có thể tăng.
Ví dụ như đầu tư nhà máy dệt thì ban đầu phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nên phần nhập về phải tăng lên lúc đầu. Ngoài ra, nhập siêu là để phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các nước nội khối với giá rẻ, và càng nhập vào nhiều thì sẽ kéo theo tăng năng suất, tăng khả năng xuất khẩu, bởi không ai sản xuất hàng ra mà không bán cả.
Chính vì vậy mà ông Trương Đình Tuyển tin rằng, sau này nếu phát triển sản xuất thì xuất khẩu sẽ tăng lên. Không nên quan niệm cái lợi nhất định là phải xuất khẩu tăng nhanh, nhất là trong thời gian đầu.
Huyền Trân
Bình luận