Xác nhận với Tuổi trẻ ông Nguyễn Bá Thanh cho biết ông tiếp tục theo dõi diễn biến của phiên tòa với phần trình bày của các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn dân sự, bị hại trong vụ án.
Sáng nay, các luật sư tiếp tục đã đưa ra bằng chứng cho thấy số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt là tiền của VietinBank.
Kiến nghị thu hồi 3.000 tỉ đồng tiền vật chứng
Trong phần trình bày trước tòa, các luật sư tiếp tục đưa ra những bằng chứng cho rằng Huyền Như chiếm đoạt tiền là tiền của VietinBank. Đồng thời các luật sư cũng phản bác ý kiến của đại diện VKS trước đó cho rằng hành vi thực hiện hợp đồng không diễn ra tại VietinBank nên không hợp pháp, các nguyên đơn dân sự, bị hại trong vụ án đã ham lãi suất cao mà bị Huyền Như lừa.
Luật sư Đặng Ngọc Châu, bảo vệ quyền lợi cho công ty bảo hiểm Toàn Cầu cho rằng 17 hợp đồng của các nhân viên công ty này ký với VietinBank là hợp pháp với con dấu và chữ ký của VietinBank. Chỉ đến khi vụ án này bị khởi tố Toàn Cầu mới biết đây là hợp đồng giả. Luật sư Châu cũng khẳng định, toàn bộ số tiền gửi của Toàn Cầu vào VietinBank đến thời điểm này vẫn chưa được trả một đồng lãi nào theo quy định của Nhà nước chứ đừng nói đến lãi suất ngoài quy định vậy nên không thể khẳng định Toàn Cầu ham lãi suất cao mà bị Huyền Như lừa.
Luật sư Châu cũng cho biết việc cơ quan điều tra và VKS khẳng định Huyền Như đã đưa tiền chênh lệch lãi suất cho một nhân viên của Toàn Cầu là không có căn cứ mà chỉ dựa vào lời khai một phía của Huyền Như và những người giúp việc cho Huyền Như.
Luật sư Châu cũng cho rằng, số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt là 4.000 tỉ đồng thì có đến 3.000 tỉ được mang đi trả nợ lãi suất cao. “Đây là số tiền phạm pháp bởi vậy cần phải được thu hồi để đảm bảo thi hành án, tôi không hiểu tại sao cơ quan điều tra và VKS không nhắc gì đến việc thu hồi số tiền này?”, luật sư Châu kiến nghị với HĐXX.
Khách hàng được VietinBank trả lãi trước khi bị Huyền Như rút tiền
Là người bảo vệ quyền lợi cho Công ty An Lộc (bị thiệt hại 170 tỉ đồng tiền gửi vào VietinBank), luật sư Vũ Viết Vạn Xuân nói hợp đồng của An Lộc ký với VietinBank có con dấu và chữ ký của ông Trương Minh Hoàng - đại diện cho VietinBank xác nhận hợp đồng này được thoả thuận qua điện thoại, xác nhận qua Fax, bởi thời điểm làm hợp đồng lãnh đạo của An Lộc đi vắng nhưng đã chỉ đạo nhân viên chuyển 170 tỉ vào tài khoản của An Lộc tại VietinBank. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Huyền Như đã giả mạo con dấu và chữ ký của An Lộc để chiếm đoạt 170,35 tỉ đồng.
“Số tiền 350 triệu so với vụ án này thật quá nhỏ bé nhưng nó lại là một chứng cứ hết sức quan trọng, quyết định đến bản chất giao dịch giữa VietinBank và An Lộc vì số tiền 350 triệu đồng này là tiền lãi không kỳ hạn phát sinh trên tài khoản tiền gửi của An Lộc tại VietinBank. Đó là chứng cứ không thể chối cãi thể hiện việc VietinBank đã thực hiện nghĩa vụ trả lãi đối với số tiền mà An Lộc đã gửi. Vậy tại sao VKS lại cho rằng giao dịch giữa VietinBank và An Lộc chưa phát sinh hiệu lực?”. Luật sư Xuân chất vấn.
Luật sư cũng khẳng định việc An Lộc chuyển tiền và VietinBank trả lãi hoàn toàn thoả mãn quy định về hình thức của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự. Việc có trở ngại khách quan dẫn đến việc An Lộc chưa ký hợp đồng tiền gửi không hề ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của VietinBank và An Lộc. Thực tế giao dịch đó vẫn diễn ra hoàn toàn hợp pháp, cả VietinBank và An Lộc đều nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Luật sư cũng cho rằng cáo trạng của VKSND Tối cao xác định Huỳnh Thị Huyền Như là cán bộ tín dụng, giữ chức quyền trưởng phòng giao dịch VietinBank, chi nhánh Điện Biên Phủ nên phải xác định rõ Huyền Như là người lao động, VietinBank là người sử dụng lao động. Để có thể "rút ruột" êm xuôi số tiền khổng lồ này, Huyền Như đều đứng trên danh nghĩa là người của Ngân hàng VietinBank.
Theo điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao" luật sư Xuân đề nghị HĐXX xem xét, buộc VietinBank trả cho An Lộc số tiền là 184 tỉ đồng cả gốc và lãi.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần trình bày của đại diện VietinBank và luật sư bảo vệ VietinBank.
Theo Tuổi trẻ
Kiến nghị thu hồi 3.000 tỉ đồng tiền vật chứng
Trong phần trình bày trước tòa, các luật sư tiếp tục đưa ra những bằng chứng cho rằng Huyền Như chiếm đoạt tiền là tiền của VietinBank. Đồng thời các luật sư cũng phản bác ý kiến của đại diện VKS trước đó cho rằng hành vi thực hiện hợp đồng không diễn ra tại VietinBank nên không hợp pháp, các nguyên đơn dân sự, bị hại trong vụ án đã ham lãi suất cao mà bị Huyền Như lừa.
Luật sư Đặng Ngọc Châu, bảo vệ quyền lợi cho công ty bảo hiểm Toàn Cầu cho rằng 17 hợp đồng của các nhân viên công ty này ký với VietinBank là hợp pháp với con dấu và chữ ký của VietinBank. Chỉ đến khi vụ án này bị khởi tố Toàn Cầu mới biết đây là hợp đồng giả. Luật sư Châu cũng khẳng định, toàn bộ số tiền gửi của Toàn Cầu vào VietinBank đến thời điểm này vẫn chưa được trả một đồng lãi nào theo quy định của Nhà nước chứ đừng nói đến lãi suất ngoài quy định vậy nên không thể khẳng định Toàn Cầu ham lãi suất cao mà bị Huyền Như lừa.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa |
Luật sư Châu cũng cho rằng, số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt là 4.000 tỉ đồng thì có đến 3.000 tỉ được mang đi trả nợ lãi suất cao. “Đây là số tiền phạm pháp bởi vậy cần phải được thu hồi để đảm bảo thi hành án, tôi không hiểu tại sao cơ quan điều tra và VKS không nhắc gì đến việc thu hồi số tiền này?”, luật sư Châu kiến nghị với HĐXX.
Khách hàng được VietinBank trả lãi trước khi bị Huyền Như rút tiền
Là người bảo vệ quyền lợi cho Công ty An Lộc (bị thiệt hại 170 tỉ đồng tiền gửi vào VietinBank), luật sư Vũ Viết Vạn Xuân nói hợp đồng của An Lộc ký với VietinBank có con dấu và chữ ký của ông Trương Minh Hoàng - đại diện cho VietinBank xác nhận hợp đồng này được thoả thuận qua điện thoại, xác nhận qua Fax, bởi thời điểm làm hợp đồng lãnh đạo của An Lộc đi vắng nhưng đã chỉ đạo nhân viên chuyển 170 tỉ vào tài khoản của An Lộc tại VietinBank. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Huyền Như đã giả mạo con dấu và chữ ký của An Lộc để chiếm đoạt 170,35 tỉ đồng.
“Số tiền 350 triệu so với vụ án này thật quá nhỏ bé nhưng nó lại là một chứng cứ hết sức quan trọng, quyết định đến bản chất giao dịch giữa VietinBank và An Lộc vì số tiền 350 triệu đồng này là tiền lãi không kỳ hạn phát sinh trên tài khoản tiền gửi của An Lộc tại VietinBank. Đó là chứng cứ không thể chối cãi thể hiện việc VietinBank đã thực hiện nghĩa vụ trả lãi đối với số tiền mà An Lộc đã gửi. Vậy tại sao VKS lại cho rằng giao dịch giữa VietinBank và An Lộc chưa phát sinh hiệu lực?”. Luật sư Xuân chất vấn.
Luật sư cũng khẳng định việc An Lộc chuyển tiền và VietinBank trả lãi hoàn toàn thoả mãn quy định về hình thức của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự. Việc có trở ngại khách quan dẫn đến việc An Lộc chưa ký hợp đồng tiền gửi không hề ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của VietinBank và An Lộc. Thực tế giao dịch đó vẫn diễn ra hoàn toàn hợp pháp, cả VietinBank và An Lộc đều nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Luật sư cũng cho rằng cáo trạng của VKSND Tối cao xác định Huỳnh Thị Huyền Như là cán bộ tín dụng, giữ chức quyền trưởng phòng giao dịch VietinBank, chi nhánh Điện Biên Phủ nên phải xác định rõ Huyền Như là người lao động, VietinBank là người sử dụng lao động. Để có thể "rút ruột" êm xuôi số tiền khổng lồ này, Huyền Như đều đứng trên danh nghĩa là người của Ngân hàng VietinBank.
Theo điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao" luật sư Xuân đề nghị HĐXX xem xét, buộc VietinBank trả cho An Lộc số tiền là 184 tỉ đồng cả gốc và lãi.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần trình bày của đại diện VietinBank và luật sư bảo vệ VietinBank.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận