• Zalo

Ông lang có biệt tài ‘tán sỏi thành bột’ bằng cây lá trong rừng

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 29/05/2016 10:40:00 +07:00Google News

Không những sỏi thận, mà các loại sỏi đọng trong cơ thể như: sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, niệu đạo, sỏi gan... đều dễ dàng bị đào thải bởi những cây thuốc độc đáo trong rừng.

Không những sỏi thận, mà các loại sỏi đọng trong cơ thể như: sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, niệu đạo, sỏi gan… đều dễ dàng bị đào thải bởi những cây thuốc độc đáo trong rừng. Từ năm 1992 đến nay, ông Đức đã chữa khỏi bệnh liên quan đến sỏi cho cả ngàn người. Ông ghi thông tin bệnh nhân chật kín mấy cuốn sổ ố vàng.

Ở đất Thái Nguyên, nhắc đến lương y Nguyễn Đức, không ai không biết. Lương y Nguyễn Đức là người nối nghiệp gia truyền nhiều đời của dòng họ Nguyễn đất Thái Nguyên. Dòng họ của ông nổi tiếng với những bài thuốc chữa xương khớp. Thế nhưng, đến đời ông, nhờ ham học hỏi, sưu tầm, ông đã lĩnh hội được bài thuốc chữa sỏi thận vô cùng độc đáo của một ông lang già gốc Hoa.

Gặp được lương y Nguyễn Đức vô cùng khó khăn. Ông ít khi ở nhà. Dù bốc thuốc ở dưới Hà Nội là chính, nhưng hầu hết thời gian ông lang thang trong rừng, cùng người Sán Dìu, người Dao, người Nùng hái thuốc ở những vùng rừng sâu thuộc huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ. Những chuyến đi của ông xuyên sang tận Bắc Kạn. Không cánh rừng nào không có dấu chân của ông.

1

Lương y Nguyễn Đức bốc thuốc chữa bệnh  

Ông Đức dáng người thấp, đậm, mái tóc muối tiêu, vóc dáng rất khỏe mạnh. Ở tuổi 60, ông vẫn leo núi phăm phăm. Ông bảo, có được thể lực khỏe, đi rừng cả tháng không mệt, là nhờ dùng thuốc bồi bổ xương khớp hàng ngày. Dù xương khớp không có biểu hiện thoái hóa, ông vẫn uống. Ông bào chế thành viên nhỏ như hạt đỗ nên sử dụng rất tiện. Những bài thuốc chữa xương khớp của cha ông truyền lại, ngoài tác dụng giúp cơ thể thấp thụ tốt canxi, thì nó còn bồ bổ thận, nâng cao thể trạng cơ thể một cách toàn diện. Dùng thuốc Nam không bổ cái này, thì bổ cái khác, chứ nhất định không có hại. Thuốc Nam chỉ có hại, khi người bào chế thuốc thiếu lương tâm, sử dụng hóa chất bảo quản, hoặc pha chế thuốc Tây vào.

Ông nội lương y Nguyễn Đức là cụ Nguyễn Quỳ. Mặc dù là lý trưởng, công việc bận rộn, nhưng cụ Quỳ vẫn bốc thuốc cho người dân trong vùng. Cụ thường bốc thuốc miễn phí cho nhân dân, cốt để giữ lấy nghề thuốc cha ông truyền lại. Vùng Đồng Hỷ, Thái Nguyên, là cái nôi của nghề thuốc. Hầu như ai cũng biết vài loại cây thuốc và biết bốc thuốc chữa một vài loại bệnh. Khi bị bệnh, họ có thể tự hái thuốc về dùng, hoặc hàng xóm sẽ bốc thuốc giúp.

2

Thuốc xương khớp, guot chế thành viên của lương y Đức  

Đến đời con ông Quỳ, không ai theo nghề thuốc, nên ông truyền hết sở học cho con dâu, là bà Dương Thị Nhã. Bà Nhã lại truyền lại cho ông Đức tất cả các bài thuốc mà tổ tiên truyền lại cho mình.

Mặc dù sở hữu nhiều bài thuốc quý, nhưng bài thuốc trị sỏi thận thì đời trước không nghiên cứu sâu, nên ông Đức không học được gì. Rất nhiều người bị sỏi thận đến cầu cạnh, nhưng ông không giúp được bệnh nhân. Thế nhưng, trong một hoàn cảnh rất trớ trêu, ông lại học được bài thuốc thải sỏi thần kỳ.

Hồi đó, khoảng năm 1990, ham làm ăn, bỏ bê nghề thuốc, ông Đức vay mượn đầu tư tầu thuyền để khai thác cát sỏi. Làm được thời gian thì vỡ nợ. Chủ nợ đòi riết, ông bỏ làng trốn lên nhà một đồng đội xưa, là người Nùng, ở huyện Võ Nhai. Cạnh nhà đồng đội, có ông thầy lang già người Hoa, tên là Hoàng Minh Chức, đã sống nhiều đời ở Việt Nam. Dù ở vùng rừng xanh núi đỏ, nhưng bệnh nhân đến nhà ông Chức đông nườm nượp. Thấy công việc của ông Chức bận rộn, lại thiếu người, nên ông Đức thường xuyên qua giúp. Ông Đức bổ sung cho ông Chức nhiều cây thuốc quý của người Nam để hoàn thiện các bài thuốc phương Bắc. Thấy ông Đức cũng rất giỏi thuốc, lại ham học hỏi, nên ông Chức đã truyền cho ông Đức bài thuốc trị sỏi thận. Người Hoa thường giữ bài thuốc gia truyền như giữ sinh mệnh, nhưng vì quá yêu mến ông Đức, nên ông Chức không tiếc gì.

Sau khi học được bài thuốc chữa sỏi thận, ông trực tiếp thu hái mấy bao tải thảo dược trong rừng, rồi mang về làng, mở phòng khám, kiếm tiền trả nợ, không trốn chui chốn nhủi nữa.

3

Vị chính trong bài thuốc thải sỏi của lương y Nguyễn Đức 

Chưa tự tin với bài thuốc trị sỏi thận học được từ ông thầy lang người Hoa, nên ông Đức không bán thuốc, mà tặng cho những người có sỏi thận trong vùng. Điều ngạc nhiên, là phần lớn những người uống thuốc đều thải ra sỏi. Không những sỏi thận, mà các loại sỏi đọng trong cơ thể như: sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, niệu đạo, sỏi gan… đều dễ dàng bị đào thải bởi những cây thuốc độc đáo mà ông lang Chức chỉ cho. Từ năm 1992 đến nay, ông Đức đã chữa khỏi bệnh sỏi thận, sỏi mật cho cả ngàn người. Ông ghi chật kín mấy cuốn sổ ố vàng.

Qua 25 năm chữa bệnh sỏi thận, ông Đức nhận ra rằng, những người bị sỏi trên 4 cm, thì không thể dùng đông y chữa được, mà phải phẫu thuật. Viên sỏi trên dưới 3 cm rất khó. Những viên sỏi từ 2 cm trở xuống thì mới có hiệu quả và những viên sỏi dưới 1 cm là có hiệu quả cao nhất. Những loại sỏi hình san hô, củ gừng rất khó điều trị, phải uống thuốc kiên trì vài tháng. Thuốc sẽ có tác dụng bào mòn viên sỏi thành bột, đào thải theo đường tiểu. Khi viên sỏi đã nhỏ, thì sẽ tự trôi ra. Sỏi trơn, sỏi bùn nhỏ có thể chỉ sau vài ngày uống thuốc đã ra theo đường tiểu.

Theo lương y Nguyễn Đức, bài thuốc có tác dụng lợi tiểu rất mạnh, hóa thấp, hoạt huyết, nên ngoài tác dụng bào mòn viên sỏi, thì còn nâng cao thể lực một cách toàn diện. Những người có thể lực khỏe, thì sỏi nhanh ra, còn thể trạng yếu thì sỏi lâu ra hơn. Những người đã mổ sỏi, tán sỏi, thì thi thoảng nên uống vài thang, để phòng sỏi tái phát.

Tôi chụp lại mấy trang sổ của lương y Nguyễn Đức ghi thông tin về bệnh nhân. Và gặp gỡ các bệnh nhân, để tìm hiểu thực hư bài thuốc thải sỏi của của lương y Đức.

Anh Trương Lê Huy, ở Văn Quán, Hà Đông, bị sỏi bàng quang 1 cm, uống 15 thang thuốc, tròn 1 tháng, thì viên sỏi tan dần, lúc trôi ra ngoài theo đường tiểu chỉ còn bằng hạt đậu.

Anh Trương Ngọc Toàn, 52 tuổi, ở phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, bị sỏi thận 2 cm. Anh Toàn đã đi tán sỏi nhiều lần, nhưng chỉ thời gian sau thận lại kết sỏi. Anh kiên trì uống thuốc của ông lang Đức, khoảng 2 tháng rưỡi thì viên sỏi ra, chỉ còn bằng hạt ngô.

Chị Phạm Thị Phương, 33 tuổi, ở xóm Mới (Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên), còn trẻ, nhưng khánh kiệt vì sỏi. Chị bị sỏi gan 2 cm, sỏi mật 2,2 cm. Chị đã uống đủ các loại thuốc không ăn thua, sức khỏe lại quá yếu nên không phẫu thuật được. Chị uống thuốc của ông lang Đức 3 tháng, thì sỏi tan hết. Lâu nay, thi thoảng chị đi viện chiếu chụp, nhưng không thấy có dấu hiệu của sỏi.

Ông Nguyễn Văn Hòa, 57 tuổi, ở xã Trung Thành (Thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên), bị sỏi thận 2 cm. Ông Hòa cũng tán sỏi nhiều lần, nhưng sỏi nhanh tái phát. Uống thuốc của ông Đức hết 3 tháng thì ra sỏi, mấy năm không tái lại nữa.

Bà Nguyễn Thị Xoan (xóm Sộp, xã Huống Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên), sỏi niệu quản 0,7 cm, sỏi mật 0,6 cm, uống 15 ngày ra cả 2 viên.

Chị Dương Thị Thắng, 47 tuổi, phường Tích Lương, TP. Thái Nguyên, bị sỏi bùn, sạn cát trong thận, uống 10 ngày đã sạch.

Phong Bình
Bình luận
vtcnews.vn