(VTC News) – Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng việc ông Nguyễn Sự xin nghỉ sớm là một việc làm bình thường đối với các nước thì ở Việt Nam lại trở thành bất thường.
Thông tin ông Nguyễn Sự làm đơn xin nghỉ trước tuổi khiến không ít người bất ngờ. Lý giải nguyên nhân nghỉ hưu sớm, ông Sự trả lời nhẹ tênh: Nghỉ vì thấy đã đến lúc phải nghỉ và rời vị trí để lớp trẻ có cơ hội. Mình già thì xin nghỉ, có chi lạ.
Bên hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn VTC News, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng việc ông Nguyễn Sự xin về hưu sớm là việc làm rất thú vị và đáng được trân trọng.
- Khi nghe tin ông Nguyễn Sự (Bí thư Thành ủy Hội An) xin nghỉ hưu sớm trước gần 2 năm, ông có suy nghĩ gì không?
Cá nhân tôi đánh giá rất cao, tôn trọng việc làm của anh Nguyễn Sự. Tôi nghĩ rằng trước khi có quyết định này, anh Sự đã tính toán kỹ lưỡng từ việc công đến việc tư.
Tôi biết anh Nguyễn Sự là một trong những lãnh đạo địa phương rất có uy tín trong dân. Bản thân anh Sự đã để lại rất nhiều dấu ấn ở Hội An – thành phố di sản của thế giới. Vì vậy, tôi cũng rất hiểu quyết định này của anh Nguyễn Sự.
Việc làm của anh Nguyễn Sự gợi lên cho nhiều người về hành động của người cán bộ đúng nghĩa là đầy tớ của nhân dân.
- Ông thấy điều gì qua những lý giải của ông Nguyễn Sự về quyết định nghỉ hưu sớm?
Anh Sự giải thích nghỉ hưu sớm là muốn mở ra con đường cho những người trẻ đi lên lãnh đạo thành phố. Bản thân anh Sự tự nhận là đã ở quá lâu trên cương vị lãnh đạo thành phố Hội An sẽ cản trở sự phát triển của thế hệ trẻ. Tôi cho đấy là một suy nghĩ bình thường của những người lãnh đạo có lòng tự trọng.
Việc làm này, lẽ ra vốn bình thường thì ở nước mình lại là không bình thường. Trong sử sách, ngày xưa các cụ treo ấn từ quan rất nhiều. Có cụ thì do bất mãn với chính quyền, có cụ từ quan để giữ chữ hiếu với cha mẹ, có cụ lại chọn cách sống khác, để cuộc đời còn lại có thể làm thơ ca…
Anh Nguyễn Sự nói là không muốn làm cản đường sự phát triển của thế hệ lãnh đạo trẻ. Nói như vậy thì hình như có nghĩa là trong cơ chế của chúng ta có cả một thế hệ này, cản đường thế hệ kia. Chưa có lối thông thoát để có thể nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền.
Việc làm của anh Nguyễn Sự tuy là cá biệt nhưng đáng được trân trọng. Những nhà lãnh đạo cần quan tâm đến vấn đề này.
- Trong những lần làm việc, tiếp xúc với ông Nguyễn Sự, đại biểu đánh giá gì về con người này?
Tôi không làm việc với anh Nguyễn Sự nhiều nhưng gặp anh ấy thì có cảm nhận đây là một con người rất cởi mở. Từ hình dáng, phong cách rất chân chất và không thấy có biểu hiện quan cách.
- Người dân đánh giá ông Nguyễn Sự là người có năng lực, được người nhân thành phố Hội An yêu mến. Vậy việc ông Nguyễn Sự nghỉ thì có gây khó khăn cho sự phát triển của thành phố du lịch này không?
Tôi cho rằng, anh Nguyễn Sự có thể cống hiến trong những lĩnh vực khác. Việc anh Sự xin nghỉ hưu sớm là để tạo ra điều kiện để các nhân tài khác lên thay để phát triển thành phố.
Tôi nghĩ rằng việc anh Nguyễn Sự xin nghỉ hưu sớm thì chắc là nghĩ đến người kế cận rồi. Lớp kế cận sẽ giúp phát triển thành phố Hội An hơn nữa.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Sự vẫn có nhiều điều kiện đóng góp cho địa phương trên cương vị một công dân.
- Ông Nguyễn Sự xin nghỉ sớm dù đang được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó, có nhiều người lãnh đạo đã để xảy ra sai phạm nhưng nhất định không chịu từ chức. Điều đó khiến ông có suy nghĩ gì?
Đó là một hiện tượng xã hội. Đây cũng chính là câu hỏi của một người dân khi đưa ra nhưng không có câu trả lời.
- Nhiều ý kiến cho rằng, làm quan là để có nhiều bổng lộc. Vậy, chiều hướng làm quan gắn liền với bổng lộc có phải là chủ đạo?
Tôi cho rằng cách nghĩ của anh Nguyễn Sự trong thời đại hiện nay là cá biệt. Nhưng chính sự cá biệt ấy khiến cho mọi người nhiều suy nghĩ. Bản thân tôi thì thấy điều đó rất bình thường.
Tôi đánh giá cao hành động nghỉ hưu sớm của anh Sự. Hạ gánh cho người khác gánh khác với việc trút gánh nặng cho người khác.
Tôi nghĩ rằng, Nguyễn Sự là người yêu thành phố Hội An và ông ấy biết rằng có người gánh vác được trọng trách để phát triển thành phố. Thậm chí ông Sự còn tin rằng có người còn làm hay hơn ông ấy, nếu lớp kế cận được đào tạo.
Tôi nghĩ ông Sự đã suy nghĩ rất chín chắn chứ không đơn thuần là trút gánh nặng để nhẹ thân mình. Ông ấy trao lại gánh ấy cho một thế hệ khác để phát triển Hội An đi xa hơn, đi dài hơn.
Ông ấy sẽ trở thành người hữu ích trên lĩnh vực khác, đâu chỉ có con đường làm quan chức.
- Trong xã hội cũ, người ta đánh giá lãnh đạo như thế nào, thưa ông?
Trong xã hôi xưa, người ta quan tâm rất nhiều đến tính liêm sỉ. Đó được coi là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức.
Liêm sỉ là tự biết mình, tự thấy xấu hổ nếu mình không làm được. Vì vậy, bây giờ, biết liêm sỉ là rất quan trọng. Phải biết tự lượng sức mình, tự đánh giá mình.
Tôi tin rằng, anh Nguyễn Sự biết rằng sẽ có người làm tốt hơn mình, gánh vác việc này tốt hơn.
Thông tin ông Nguyễn Sự làm đơn xin nghỉ trước tuổi khiến không ít người bất ngờ. Lý giải nguyên nhân nghỉ hưu sớm, ông Sự trả lời nhẹ tênh: Nghỉ vì thấy đã đến lúc phải nghỉ và rời vị trí để lớp trẻ có cơ hội. Mình già thì xin nghỉ, có chi lạ.
Bên hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn VTC News, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng việc ông Nguyễn Sự xin về hưu sớm là việc làm rất thú vị và đáng được trân trọng.
Đại biểu Dương Trung Quốc |
Cá nhân tôi đánh giá rất cao, tôn trọng việc làm của anh Nguyễn Sự. Tôi nghĩ rằng trước khi có quyết định này, anh Sự đã tính toán kỹ lưỡng từ việc công đến việc tư.
Tôi biết anh Nguyễn Sự là một trong những lãnh đạo địa phương rất có uy tín trong dân. Bản thân anh Sự đã để lại rất nhiều dấu ấn ở Hội An – thành phố di sản của thế giới. Vì vậy, tôi cũng rất hiểu quyết định này của anh Nguyễn Sự.
Việc làm của anh Nguyễn Sự gợi lên cho nhiều người về hành động của người cán bộ đúng nghĩa là đầy tớ của nhân dân.
- Ông thấy điều gì qua những lý giải của ông Nguyễn Sự về quyết định nghỉ hưu sớm?
Anh Sự giải thích nghỉ hưu sớm là muốn mở ra con đường cho những người trẻ đi lên lãnh đạo thành phố. Bản thân anh Sự tự nhận là đã ở quá lâu trên cương vị lãnh đạo thành phố Hội An sẽ cản trở sự phát triển của thế hệ trẻ. Tôi cho đấy là một suy nghĩ bình thường của những người lãnh đạo có lòng tự trọng.
Việc làm này, lẽ ra vốn bình thường thì ở nước mình lại là không bình thường. Trong sử sách, ngày xưa các cụ treo ấn từ quan rất nhiều. Có cụ thì do bất mãn với chính quyền, có cụ từ quan để giữ chữ hiếu với cha mẹ, có cụ lại chọn cách sống khác, để cuộc đời còn lại có thể làm thơ ca…
Anh Nguyễn Sự nói là không muốn làm cản đường sự phát triển của thế hệ lãnh đạo trẻ. Nói như vậy thì hình như có nghĩa là trong cơ chế của chúng ta có cả một thế hệ này, cản đường thế hệ kia. Chưa có lối thông thoát để có thể nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền.
Việc làm của anh Nguyễn Sự tuy là cá biệt nhưng đáng được trân trọng. Những nhà lãnh đạo cần quan tâm đến vấn đề này.
Ông Nguyễn Sự (Ảnh: Pháp luật TP.HCM) |
|
- Người dân đánh giá ông Nguyễn Sự là người có năng lực, được người nhân thành phố Hội An yêu mến. Vậy việc ông Nguyễn Sự nghỉ thì có gây khó khăn cho sự phát triển của thành phố du lịch này không?
Tôi cho rằng, anh Nguyễn Sự có thể cống hiến trong những lĩnh vực khác. Việc anh Sự xin nghỉ hưu sớm là để tạo ra điều kiện để các nhân tài khác lên thay để phát triển thành phố.
Tôi nghĩ rằng việc anh Nguyễn Sự xin nghỉ hưu sớm thì chắc là nghĩ đến người kế cận rồi. Lớp kế cận sẽ giúp phát triển thành phố Hội An hơn nữa.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Sự vẫn có nhiều điều kiện đóng góp cho địa phương trên cương vị một công dân.
- Ông Nguyễn Sự xin nghỉ sớm dù đang được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó, có nhiều người lãnh đạo đã để xảy ra sai phạm nhưng nhất định không chịu từ chức. Điều đó khiến ông có suy nghĩ gì?
Đó là một hiện tượng xã hội. Đây cũng chính là câu hỏi của một người dân khi đưa ra nhưng không có câu trả lời.
- Nhiều ý kiến cho rằng, làm quan là để có nhiều bổng lộc. Vậy, chiều hướng làm quan gắn liền với bổng lộc có phải là chủ đạo?
Tôi cho rằng cách nghĩ của anh Nguyễn Sự trong thời đại hiện nay là cá biệt. Nhưng chính sự cá biệt ấy khiến cho mọi người nhiều suy nghĩ. Bản thân tôi thì thấy điều đó rất bình thường.
Tôi đánh giá cao hành động nghỉ hưu sớm của anh Sự. Hạ gánh cho người khác gánh khác với việc trút gánh nặng cho người khác.
Tôi nghĩ rằng, Nguyễn Sự là người yêu thành phố Hội An và ông ấy biết rằng có người gánh vác được trọng trách để phát triển thành phố. Thậm chí ông Sự còn tin rằng có người còn làm hay hơn ông ấy, nếu lớp kế cận được đào tạo.
Tôi nghĩ ông Sự đã suy nghĩ rất chín chắn chứ không đơn thuần là trút gánh nặng để nhẹ thân mình. Ông ấy trao lại gánh ấy cho một thế hệ khác để phát triển Hội An đi xa hơn, đi dài hơn.
Ông ấy sẽ trở thành người hữu ích trên lĩnh vực khác, đâu chỉ có con đường làm quan chức.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự mặc áo thun, đội mũ vải say sưa vào vai hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan đảo Cù Lao Chàm. Ảnh:Trí Tín. |
Trong xã hôi xưa, người ta quan tâm rất nhiều đến tính liêm sỉ. Đó được coi là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức.
Liêm sỉ là tự biết mình, tự thấy xấu hổ nếu mình không làm được. Vì vậy, bây giờ, biết liêm sỉ là rất quan trọng. Phải biết tự lượng sức mình, tự đánh giá mình.
Tôi tin rằng, anh Nguyễn Sự biết rằng sẽ có người làm tốt hơn mình, gánh vác việc này tốt hơn.
Lời hứa của các Bộ trưởng tại phiên chất vấn trước Quốc hội
Nguồn: VTV
- Trong xã hội hiện nay, liệu có cần đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá lãnh đạo không, thưa ông?
Ở xã hội truyền thống, tiêu chí được đưa ra là dư luận xã hội. Quan chức rất sợ dư luận xã hội. Dư luận xã hội để đời. Các cụ vẫn nói “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Hồi đó chưa có báo chí, truyền thông nên tiếng để đời là quan trọng nhất. Danh vị là quan trọng. Tôi nghĩ anh Nguyễn Sự thấm nhuần điều đó.
Hiện tượng Nguyễn Sự “treo ấn từ quan” là điều mà chúng ta cần phải ghi nhận.
Trong xã hội hiện đại, tiêu chí chính là sự giám sát của người dân. Phải có những kênh tổng hợp sự giám sát của người dân để xử lý.
Ở các nước, nếu lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cách chức. Nhất là chính quyền thành phố đô thị luôn quan tâm đến bầu cử trực tiếp.
Tôi nghiên cứu nhỏ về Hà Nội từ 1888-1945, thấy rằng chỉ trong gần 60 năm đã qua 40 lần thay thị trưởng. Trong đó nhiều người làm vài lần. Người lãnh đạo cứ không làm đúng ý cử tri thì bị bỏ phiếu để thay.
Còn hiện nay, cơ chế của ta quá nhiều, công tác cán bộ là do trung ương chọn, lại có quá nhiều tiêu chí tiêu chuẩn, ngạch bậc. Vì vậy, điều đó đã làm vô hiệu hóa đánh giá của người dân. Mặc dù, chúng ta luôn bảo coi trọng dân nhưng hội đồng nhân dân có quyền đâu.
Phạm Thịnh
Hiện tượng Nguyễn Sự “treo ấn từ quan” là điều mà chúng ta cần phải ghi nhận.
Trong xã hội hiện đại, tiêu chí chính là sự giám sát của người dân. Phải có những kênh tổng hợp sự giám sát của người dân để xử lý.
Ở các nước, nếu lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cách chức. Nhất là chính quyền thành phố đô thị luôn quan tâm đến bầu cử trực tiếp.
Tôi nghiên cứu nhỏ về Hà Nội từ 1888-1945, thấy rằng chỉ trong gần 60 năm đã qua 40 lần thay thị trưởng. Trong đó nhiều người làm vài lần. Người lãnh đạo cứ không làm đúng ý cử tri thì bị bỏ phiếu để thay.
Còn hiện nay, cơ chế của ta quá nhiều, công tác cán bộ là do trung ương chọn, lại có quá nhiều tiêu chí tiêu chuẩn, ngạch bậc. Vì vậy, điều đó đã làm vô hiệu hóa đánh giá của người dân. Mặc dù, chúng ta luôn bảo coi trọng dân nhưng hội đồng nhân dân có quyền đâu.
Phạm Thịnh
Bình luận