Không đồng ý với mức hỗ trợ di dời, gia đình bà Nguyễn Thị Diễm Hồng đã dùng xăng để cố thủ và đe doạ, ngăn chặn đoàn cưỡng chế đất lấn chiếm.
Sáng 30/10, lực lượng chức năng huyện Phú Quốc, Kiên Giang đã cưỡng chế 5 hộ dân bao chiếm và xây dựng không phép khu vực hành lang biển tại Bãi Khem, khu phố 6, thị trấn An Thới.
Trong 5 hộ dân bị cưỡng chế thì có 3 hộ tự nguyện di dời. Còn 2 hộ nhất quyết ngăn cản, không cho lực lượng chức năng cưỡng chế. Trong đó, hộ bà Nguyễn Thị Diễm Hồng phản ứng rất mạnh.
Khi lực lượng chức năng tiến hành các thủ tục cưỡng chế, gia đình bà Hồng không đồng ý vì cho rằng với 10 triệu đồng tiền hỗ trợ di dời, gia đình bà không thể làm nhà mới, ổn định cuộc sống nên nhất quyết ngăn cản.
Gia đình bà Hồng đã chuẩn bị xăng và trên tay mỗi người luôn cầm một hộp quẹt ga để có thể châm lửa bất cứ lúc nào. Một thanh niên trong gia đình bà Hồng còn mang cả can xăng lên cố thủ trên mái nhà.
Trước tình hình căng thẳng, lãnh đạo huyện Phú Quốc đã có mặt để phân tích, động viên và sau gần 30 phút thuyết phục, gia đình bà Hồng đã đồng ý để lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Theo đó, trong khi chờ gia đình bà Hồng ổn định nơi ở mới, lãnh đạo huyện Phú Quốc sẽ bố trí cho gia đình bà một căn hộ tạm cư trong 6 tháng tại khu dân cư Suối Lớn, xã Dương Tơ.
Khi thấy gia đình bà Hồng chấp nhận di dời, hộ còn lại cũng tự nguyện chấp hành quyết định cưỡng chế.
Khoảng gần 30 người sinh sống trong 5 hộ dân bị cưỡng chế trong khu vực hành lang biển Bãi Khem đã lên UBND huyện Phú Quốc yêu cầu giải quyết việc hỗ trợ cho bà con ổn định cuộc sống cũng như buôn bán sau khi di dời.
Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Đoàn Văn Tiến đã tiếp và nghe nguyện vọng của bà con, đồng thời hứa sẽ xem xét và trả lời sớm nên các hộ dân đã đồng ý ra về.
Nguồn: Tuổi trẻ
Sáng 30/10, lực lượng chức năng huyện Phú Quốc, Kiên Giang đã cưỡng chế 5 hộ dân bao chiếm và xây dựng không phép khu vực hành lang biển tại Bãi Khem, khu phố 6, thị trấn An Thới.
Lãnh đạo huyện Phú Quốc tiếp cận và thuyết phục cha bà Hồng khuyên con gái chấp hành quyết định cưỡng chế - Ảnh: Duy Khánh |
Trong 5 hộ dân bị cưỡng chế thì có 3 hộ tự nguyện di dời. Còn 2 hộ nhất quyết ngăn cản, không cho lực lượng chức năng cưỡng chế. Trong đó, hộ bà Nguyễn Thị Diễm Hồng phản ứng rất mạnh.
Khi lực lượng chức năng tiến hành các thủ tục cưỡng chế, gia đình bà Hồng không đồng ý vì cho rằng với 10 triệu đồng tiền hỗ trợ di dời, gia đình bà không thể làm nhà mới, ổn định cuộc sống nên nhất quyết ngăn cản.
Gia đình bà Hồng đã chuẩn bị xăng và trên tay mỗi người luôn cầm một hộp quẹt ga để có thể châm lửa bất cứ lúc nào. Một thanh niên trong gia đình bà Hồng còn mang cả can xăng lên cố thủ trên mái nhà.
Trước tình hình căng thẳng, lãnh đạo huyện Phú Quốc đã có mặt để phân tích, động viên và sau gần 30 phút thuyết phục, gia đình bà Hồng đã đồng ý để lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Theo đó, trong khi chờ gia đình bà Hồng ổn định nơi ở mới, lãnh đạo huyện Phú Quốc sẽ bố trí cho gia đình bà một căn hộ tạm cư trong 6 tháng tại khu dân cư Suối Lớn, xã Dương Tơ.
Khi thấy gia đình bà Hồng chấp nhận di dời, hộ còn lại cũng tự nguyện chấp hành quyết định cưỡng chế.
Khoảng gần 30 người sinh sống trong 5 hộ dân bị cưỡng chế trong khu vực hành lang biển Bãi Khem đã lên UBND huyện Phú Quốc yêu cầu giải quyết việc hỗ trợ cho bà con ổn định cuộc sống cũng như buôn bán sau khi di dời.
Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Đoàn Văn Tiến đã tiếp và nghe nguyện vọng của bà con, đồng thời hứa sẽ xem xét và trả lời sớm nên các hộ dân đã đồng ý ra về.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận