Học! Tất nhiên là chưa bao giờ đủ. Nói như lãnh tụ Lenin là "Học, học nữa, học mãi".
Nhưng có những cái học, mà ở đây là học công nghệ, học cái hay cái tốt mà vẫn bị phản đối. Chuyện vẫn còn nóng hổi là Tổng công ty điện lực miền nam (EVN SPC) từng lên kế hoạch cử 400 giám đốc, phó giám đốc đi tham quan học hỏi ở 3 nơi là Hong Kong - Thẩm Quyến, Hàn Quốc, Đài Loan...
Chưa biết tham quan hay học hỏi, cái nào mới là trọng tâm chính nhưng báo chí lên tiếng, dư luận phản đối rầm rầm. Học để phát triển thì cũng tốt chứ sao? Nói như quan chức ngành điện là "Đi nước ngoài cũng là một nội dung nhằm tạo điều kiện các lãnh đạo điện lực huyện có điều kiện tiếp cận thực tế với công nghệ nước khác".
Vấn đề chính là ở chỗ học hành. Người dân, nói chính xác là người dùng điện bị "hành", từ chỗ mùa nóng bị cắt điện bất thình lình đồng thời phải chịu giá điện tăng cao bù đắp một phần thua lỗ từ đầu tư ngoài ngành của điện lực.
Hành dân để đi học là... học hành?
Thôi thì cũng phải thông cảm cho quan chức ngành điện, bởi nếu họ có hỏi ngược lại là "có những lĩnh vực, học bao nhiêu năm rồi, cũng ra nước ngoài, tốn kém bộn tiền mà chẳng thu được gì thì tại sao không nói?".
Ấy chính là ngành... thể thao.
Một đội đi Olympic London, khoảng 50 chục người, có 18 VĐV. Ngay từ đầu đã bị cảnh báo là "quan chức thể thao đua nhau sang London nhiều thế". Câu trả lời vẫn là "VĐV thi đấu, thành phần còn lại để học hỏi". Ở một đấu trường như Olympic, thiếu gì cái để học. Không bổ ngang thì kiểu gì cũng phải bổ dọc.
Cái câu quen thuộc của dân thể thao là "được học hỏi, cọ xát" đã thành câu cửa miệng. Tới mức chính các VĐV nhiệm vụ của họ là thi đấu, đoạt huy chương chứ không phải học nhưng lại bị lây nhiễm "bệnh" của các chú các bác.
Chẳng hạn như Ngân Thương - VĐV thể dục năm nay đã 24 tuổi, cái tuổi quá già so với môn thể theo mà họ phải học từ 6-7 tuổi nhưng vẫn ngây thơ: "Mục đích là học hỏi, cọ xát". Có lẽ, Ngân Thương tích lũy sự học hỏi để làm HLV chăng? Hay như xạ thủ Xuân Vinh gần 40 tuổi sau cú tuột HCĐ có lẽ cũng cần phải học.
Tất nhiên, sau Olympic London, khi được hỏi, lãnh đạo ngành TDTT cũng sẽ tuyên bố là chúng tôi đã có nhiều bài học. Không có huy chương thì có... bài học. Vẫn đúng mục đích ban đầu.
Cũng chưa ai ngồi tính một cách chi li ra rằng chúng ta đã đổ ra bao nhiêu tỷ cho cả một chiến dịch Olympic London để rồi cuối cùng thu hoạch được có thể chỉ là "những bài học" rất ảo và những lần dự giải đấu lớn khác, lại tiếp tục... đi học.
Cái giống nhau trong câu chuyện của ngành điện và ngành thể thao khi nhắc đến chuyện đi học là sự chênh lệch giữa cái bỏ ra và cái thu lại, cũng như ai sẽ phải thực sự chịu phía sau những cuộc đi học danh nghĩa ấy.
Hay là học luôn phải đi đôi với... hành.
Nhưng có những cái học, mà ở đây là học công nghệ, học cái hay cái tốt mà vẫn bị phản đối. Chuyện vẫn còn nóng hổi là Tổng công ty điện lực miền nam (EVN SPC) từng lên kế hoạch cử 400 giám đốc, phó giám đốc đi tham quan học hỏi ở 3 nơi là Hong Kong - Thẩm Quyến, Hàn Quốc, Đài Loan...
Chưa biết tham quan hay học hỏi, cái nào mới là trọng tâm chính nhưng báo chí lên tiếng, dư luận phản đối rầm rầm. Học để phát triển thì cũng tốt chứ sao? Nói như quan chức ngành điện là "Đi nước ngoài cũng là một nội dung nhằm tạo điều kiện các lãnh đạo điện lực huyện có điều kiện tiếp cận thực tế với công nghệ nước khác".
Vấn đề chính là ở chỗ học hành. Người dân, nói chính xác là người dùng điện bị "hành", từ chỗ mùa nóng bị cắt điện bất thình lình đồng thời phải chịu giá điện tăng cao bù đắp một phần thua lỗ từ đầu tư ngoài ngành của điện lực.
Hành dân để đi học là... học hành?
Thôi thì cũng phải thông cảm cho quan chức ngành điện, bởi nếu họ có hỏi ngược lại là "có những lĩnh vực, học bao nhiêu năm rồi, cũng ra nước ngoài, tốn kém bộn tiền mà chẳng thu được gì thì tại sao không nói?".
Ấy chính là ngành... thể thao.
Chu Hoàng Diệu Linh thua gần như tuyệt đối đối thủ |
Một đội đi Olympic London, khoảng 50 chục người, có 18 VĐV. Ngay từ đầu đã bị cảnh báo là "quan chức thể thao đua nhau sang London nhiều thế". Câu trả lời vẫn là "VĐV thi đấu, thành phần còn lại để học hỏi". Ở một đấu trường như Olympic, thiếu gì cái để học. Không bổ ngang thì kiểu gì cũng phải bổ dọc.
Cái câu quen thuộc của dân thể thao là "được học hỏi, cọ xát" đã thành câu cửa miệng. Tới mức chính các VĐV nhiệm vụ của họ là thi đấu, đoạt huy chương chứ không phải học nhưng lại bị lây nhiễm "bệnh" của các chú các bác.
Chẳng hạn như Ngân Thương - VĐV thể dục năm nay đã 24 tuổi, cái tuổi quá già so với môn thể theo mà họ phải học từ 6-7 tuổi nhưng vẫn ngây thơ: "Mục đích là học hỏi, cọ xát". Có lẽ, Ngân Thương tích lũy sự học hỏi để làm HLV chăng? Hay như xạ thủ Xuân Vinh gần 40 tuổi sau cú tuột HCĐ có lẽ cũng cần phải học.
Tất nhiên, sau Olympic London, khi được hỏi, lãnh đạo ngành TDTT cũng sẽ tuyên bố là chúng tôi đã có nhiều bài học. Không có huy chương thì có... bài học. Vẫn đúng mục đích ban đầu.
Cũng chưa ai ngồi tính một cách chi li ra rằng chúng ta đã đổ ra bao nhiêu tỷ cho cả một chiến dịch Olympic London để rồi cuối cùng thu hoạch được có thể chỉ là "những bài học" rất ảo và những lần dự giải đấu lớn khác, lại tiếp tục... đi học.
Cái giống nhau trong câu chuyện của ngành điện và ngành thể thao khi nhắc đến chuyện đi học là sự chênh lệch giữa cái bỏ ra và cái thu lại, cũng như ai sẽ phải thực sự chịu phía sau những cuộc đi học danh nghĩa ấy.
Hay là học luôn phải đi đôi với... hành.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận