Một câu chuyện trong môn thể dục ở Olympic diễn ra ở nội dung đồng đội nam môn thể dục có thể mang đến những suy nghĩ nhiều chiều.
Chuyện là do chủ lực Uchimura bị cho là mắc lỗi trong động tác chuẩn bị tiếp đất trong môn ngựa tay quay (có vẻ như anh trượt tay). Điều này khiến cho Uchimura bị chấm điểm thấp, nó cũng kéo theo hệ quả là với số điểm của VĐV này, đội Nhật Bản - vốn đoạt HCB Olympic Bắc Kinh - sẽ chỉ đứng vị trí thứ 4. HCV thuộc về Trung Quốc, HCB thuộc về Anh và HCĐ của Ukraine.
Phía BHL đội tuyển Nhật không "tâm phục khẩu phục" nên khiếu kiện. Sau khi xem đi xem lại tình huống của Uchimura, hội đồng trọng tài quyết định... bẻ còi. Tức là cộng thêm cho Uchimura một số điểm đủ để Nhật Bản vọt lên thứ 2 lấy HCB và ĐT Vương quốc Anh tụt xuống HCĐ và tất nhiên Ukraine trở thành đội mừng hụt.
Vấn đề ở đây là cách ứng xử của những người trong cuộc. Người Nhật quyết bảo vệ sự công bằng và họ đúng, theo cách nói của ông Tổng trọng tài là: "Ai cũng có thể mắc sai lầm và sự công bằng đã chiến thắng".
Nhưng đáng khâm phục, chính là thái độ của chủ nhà Vương quốc Anh. Nên nhớ đã 100 năm họ không có huy chương môn thể dục và chuyện HCB bị "đẩy" xuống HCĐ là điều rất khác nhau. Thậm chí, dù hụt HCB, các thành viên tuyển thể dục Vương quốc Anh vẫn ăn mừng vui vẻ.
Họ, và cả người hâm mộ nước Anh biết rằng: Không ai muốn giành chiếc huy chương mà họ không xứng đáng được nhận.
Trong cuộc sống và ở rất nhiều trường hợp, không ít người đoạt huy chương nhưng lại ngầm hổ thẹn với chính nó.
Hôm qua, rất nhiều người hâm mộ Việt Nam xem trận đấu của Tiến Minh với các trạng thái cảm xúc lẫn lộn: hy vọng, đợi chờ, thất vọng, bực mình, trách móc...
Làm thế nào mà một tay vợt xếp hạng 11 thế giới như Tiến Minh lại thua nhanh và thua dễ một đối thủ xếp sau mình 10 bậc đến từ Ấn Độ - đối thủ mà lần gặp nhau gần nhất Tiến Minh đã thắng?
Lại mổ xẻ vấn đề tâm lý, tinh thần, bản lĩnh... Đúng là khi bước vào những đấu trường lớn, những trận quan trọng, Tiến Minh thường... thua. Câu chuyện thứ hạng của Tiến Minh giống như vị trí của BĐVN trên BXH FIFA nên phải thật công bằng mà nói thứ hạng ấy không phản ánh đúng trình độ của Tiến Minh. Song đa số, lại chỉ có nhìn vào thứ hạng để đánh giá, kỳ vọng.
Thể thao đúng là phải luôn nhìn lên phía trước để phấn đấu và cố gắng, nhưng cũng đừng buồn khi cái mà ta đánh mất thực ra không thuộc về mình.
Cũng không không bằng khi đổ thất bại lên đầu Tiến Minh. Olympic London lần này sẽ lại là cơ hội lớn để cả ngành thể thao nhìn lại và làm lại.
Dù không biết đến bao giờ mới lại có một Tiến Minh nữa, nhưng rõ ràng TTVN cần những người giỏi hơn Tiến Minh.
Thất bại này chỉ có giá trị nếu TTVN, biết và làm được điều ấy.
Chuyện là do chủ lực Uchimura bị cho là mắc lỗi trong động tác chuẩn bị tiếp đất trong môn ngựa tay quay (có vẻ như anh trượt tay). Điều này khiến cho Uchimura bị chấm điểm thấp, nó cũng kéo theo hệ quả là với số điểm của VĐV này, đội Nhật Bản - vốn đoạt HCB Olympic Bắc Kinh - sẽ chỉ đứng vị trí thứ 4. HCV thuộc về Trung Quốc, HCB thuộc về Anh và HCĐ của Ukraine.
Phía BHL đội tuyển Nhật không "tâm phục khẩu phục" nên khiếu kiện. Sau khi xem đi xem lại tình huống của Uchimura, hội đồng trọng tài quyết định... bẻ còi. Tức là cộng thêm cho Uchimura một số điểm đủ để Nhật Bản vọt lên thứ 2 lấy HCB và ĐT Vương quốc Anh tụt xuống HCĐ và tất nhiên Ukraine trở thành đội mừng hụt.
Vấn đề ở đây là cách ứng xử của những người trong cuộc. Người Nhật quyết bảo vệ sự công bằng và họ đúng, theo cách nói của ông Tổng trọng tài là: "Ai cũng có thể mắc sai lầm và sự công bằng đã chiến thắng".
Nhưng đáng khâm phục, chính là thái độ của chủ nhà Vương quốc Anh. Nên nhớ đã 100 năm họ không có huy chương môn thể dục và chuyện HCB bị "đẩy" xuống HCĐ là điều rất khác nhau. Thậm chí, dù hụt HCB, các thành viên tuyển thể dục Vương quốc Anh vẫn ăn mừng vui vẻ.
Họ, và cả người hâm mộ nước Anh biết rằng: Không ai muốn giành chiếc huy chương mà họ không xứng đáng được nhận.
Trong cuộc sống và ở rất nhiều trường hợp, không ít người đoạt huy chương nhưng lại ngầm hổ thẹn với chính nó.
Hôm qua, rất nhiều người hâm mộ Việt Nam xem trận đấu của Tiến Minh với các trạng thái cảm xúc lẫn lộn: hy vọng, đợi chờ, thất vọng, bực mình, trách móc...
Làm thế nào mà một tay vợt xếp hạng 11 thế giới như Tiến Minh lại thua nhanh và thua dễ một đối thủ xếp sau mình 10 bậc đến từ Ấn Độ - đối thủ mà lần gặp nhau gần nhất Tiến Minh đã thắng?
Lại mổ xẻ vấn đề tâm lý, tinh thần, bản lĩnh... Đúng là khi bước vào những đấu trường lớn, những trận quan trọng, Tiến Minh thường... thua. Câu chuyện thứ hạng của Tiến Minh giống như vị trí của BĐVN trên BXH FIFA nên phải thật công bằng mà nói thứ hạng ấy không phản ánh đúng trình độ của Tiến Minh. Song đa số, lại chỉ có nhìn vào thứ hạng để đánh giá, kỳ vọng.
Thể thao đúng là phải luôn nhìn lên phía trước để phấn đấu và cố gắng, nhưng cũng đừng buồn khi cái mà ta đánh mất thực ra không thuộc về mình.
Cũng không không bằng khi đổ thất bại lên đầu Tiến Minh. Olympic London lần này sẽ lại là cơ hội lớn để cả ngành thể thao nhìn lại và làm lại.
Dù không biết đến bao giờ mới lại có một Tiến Minh nữa, nhưng rõ ràng TTVN cần những người giỏi hơn Tiến Minh.
Thất bại này chỉ có giá trị nếu TTVN, biết và làm được điều ấy.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận