Chuyện kỳ quặc đang xảy ra tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thương lái cạnh tranh nhau thu mua trái sầu riêng non với giá cao ngất ngưởng.
Thời gian gần đây, thương lái khắp nơi đổ về những vùng trồng nhiều sầu riêng của Lâm Đồng như Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻh… đặt cọc thu mua với giá từ 24.000-26.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với niên vụ trước.
Điều kỳ quặc hơn cả là họ lại ưu tiên mua trái còn non, người dân địa phương không ai hay biết họ mua để làm gì. Tuy nhiên, giá thu mua cao khiến nhà vườn đua nhau thu hoạch sầu riêng đem bán tuốt bất kể non già. Nếu như trước đây, khi thu mua, thương lái thường phân loại sầu riêng với các mức giá khác nhau thì nay tất cả đều đồng giá.
Ông Võ Văn Trường, ngụ tại thôn 10C, xã Lộc Thành cho biết, có những quả sầu riêng phải cả tháng nữa mới bắt đầu già nhưng thương lái vẫn mua. “Mà họ lại thích mua quả non mới lạ, càng xanh họ càng thích, bao nhiêu cũng mua, chỉ sợ không có hàng bán thôi”, ông Trường cho biết. Với giá bán này, sầu riêng đang có giá cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Cơn sốt sầu riêng đã biến những nông dân chân lấm tay bùn trước đây vốn nơm nớp lo sợ sầu riêng rớt giá nay người trồng lại trở thành “thượng đế”. Nếu như những năm trước, người trồng phải tự thu hoạch, vận chuyển đến các địa điểm thu mua để bán nhưng năm nay, thương lái lại ganh nhau lùng tìm nguồn hàng, đến từng gia đình để ngã giá, đặt tiền, thậm chí còn cho người đến thu mua chứ gia chủ không cần phải đụng tay.
Vì lợi nhuận cao nên người trồng sầu riêng tại địa phương đã thu hoạch cả sầu riêng non đem bán. Chủ một cơ sở thu mua sầu riêng tiết lộ, tất cả sầu riêng đều được xuất sang bán Trung Quốc, vì “họ đang rất cần mặt hàng này”.
Ông Lê Mộng Ngọc, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành cho biết, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, hiện có 12 điểm thu mua sầu riêng, tăng gấp 2 lần so với năm trước.
“Trước hành động kỳ quặc của các thương lái là thu mua cả quả sầu riêng non, chúng tôi đã có cảnh báo tới người dân về khả năng thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt nên hầu hết người dân đều phớt lờ, tiếp tục hái trái non đem bán”, ông Ngọc nói.
Theo Kiến thức
Thời gian gần đây, thương lái khắp nơi đổ về những vùng trồng nhiều sầu riêng của Lâm Đồng như Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻh… đặt cọc thu mua với giá từ 24.000-26.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với niên vụ trước.
Thương lái ưu tiên mua sầu riêng non. |
Điều kỳ quặc hơn cả là họ lại ưu tiên mua trái còn non, người dân địa phương không ai hay biết họ mua để làm gì. Tuy nhiên, giá thu mua cao khiến nhà vườn đua nhau thu hoạch sầu riêng đem bán tuốt bất kể non già. Nếu như trước đây, khi thu mua, thương lái thường phân loại sầu riêng với các mức giá khác nhau thì nay tất cả đều đồng giá.
Ông Võ Văn Trường, ngụ tại thôn 10C, xã Lộc Thành cho biết, có những quả sầu riêng phải cả tháng nữa mới bắt đầu già nhưng thương lái vẫn mua. “Mà họ lại thích mua quả non mới lạ, càng xanh họ càng thích, bao nhiêu cũng mua, chỉ sợ không có hàng bán thôi”, ông Trường cho biết. Với giá bán này, sầu riêng đang có giá cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Cơn sốt sầu riêng đã biến những nông dân chân lấm tay bùn trước đây vốn nơm nớp lo sợ sầu riêng rớt giá nay người trồng lại trở thành “thượng đế”. Nếu như những năm trước, người trồng phải tự thu hoạch, vận chuyển đến các địa điểm thu mua để bán nhưng năm nay, thương lái lại ganh nhau lùng tìm nguồn hàng, đến từng gia đình để ngã giá, đặt tiền, thậm chí còn cho người đến thu mua chứ gia chủ không cần phải đụng tay.
Vì lợi nhuận cao nên người trồng sầu riêng tại địa phương đã thu hoạch cả sầu riêng non đem bán. Chủ một cơ sở thu mua sầu riêng tiết lộ, tất cả sầu riêng đều được xuất sang bán Trung Quốc, vì “họ đang rất cần mặt hàng này”.
Ông Lê Mộng Ngọc, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành cho biết, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, hiện có 12 điểm thu mua sầu riêng, tăng gấp 2 lần so với năm trước.
“Trước hành động kỳ quặc của các thương lái là thu mua cả quả sầu riêng non, chúng tôi đã có cảnh báo tới người dân về khả năng thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt nên hầu hết người dân đều phớt lờ, tiếp tục hái trái non đem bán”, ông Ngọc nói.
Theo Kiến thức
Bình luận