Chị Jessica Landim (23 tuổi, sống ở Liverpool) có thói quen để dầu thảo dược (loại dầu dùng để xoa bóp) ở đầu giường. Không may, cô con gái nhỏ Leila, 11 tháng tuổi đã với được lọ dầu thảo dược trong lúc mẹ không để ý và chơi đùa.
Hình ảnh chị Jessica Landim và cô con gái 11 tháng tuổi
Khi chị phát hiện ra thì cơ thể bé đã bắt đầu có những phản ứng nghiêm trọng. Jessica Landim nhớ lại: “Con bé ho sặc sụa liên tục đến nỗi tím tái cả mặt. Ngay sau đó bắt đầu co giật; môi sưng vù và chuyển sang màu xanh, hít thở vô cùng khó khăn.
“Dầu dính đầy trên quần áo cũng như trên miệng. Leila nhìn tôi trong tình trạng sùi bọt mép và co giật khiến tôi run rẩy đến độ không thể đứng vững”.
Leila là một cô bé khỏe mạnh và hay cười
Dù đã được đưa đi cấp cứu và chăm sóc đặc biệt hơn 1 tuần tại bệnh viện nhưng cô bé bất hạnh vẫn không qua khỏi nguy hiểm.
Từ bi kịch của bản thân, Jessica Landim khuyên các bậc phụ huynh: “Tuy giờ tôi không thể nhìn thấy nụ cười của Leila nữa nhưng với tôi, con bé vẫn còn sống. Leila sẽ sống mãi trong trái tim tôi!"
Tôi đã không nghĩ thói quen đơn giản như để dầu đầu giường có thể gây nguy hại đến vậy. Mọi gia đình đều cần phải cẩn trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ.”
Leila sẽ sống mãi trong trái tim người mẹ trẻ
Cẩn trọng với tai nạn hóa chất
Không chỉ ở trên thế giới, Việt Nam cũng có nhiều trường hợp trẻ cấp cứu, thậm chí tử vong do uống hoặc hít nhầm hóa chất. Đây là tai nạn khá phổ biến ở nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
Trả lời trên báo chí, BS Nguyễn Thành Nam, Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cũng nhìn nhận đây là tai nạn khá thường gặp. Tại khoa từng tiếp nhận bệnh nhi uống nhầm dầu luyn máy khâu, uống nhầm cồn. Đáng lưu ý, các loại hóa chất này đều chứa trong các vỏ chai lọ thực phẩm quen thuộc, như vỏ chai C2, vỏ chai nước lọc… khiến trẻ nhầm tưởng là đồ uống được.
Video: Bốn trẻ ngộ độc ở Cao Bằng - Thêm 2 cháu không qua khỏi
Nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại của người lớn lại có thể trở thành nguyên nhân cướp đi tính mạng của trẻ nhỏ. Trong gia đình có trẻ nhỏ, bạn cần chú ý:
- Để các loại hóa chất ở nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ (dầu gió, dầu ăn, nước rửa bát, nước tẩy…)
- Các loại hóa chất đặc biệt nguy hiểm hư thuốc diệt côn trùng, thuốc xịt muỗi… cần để hộp có khóa và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không để hóa chất vào các chai, lọ thường dùng như chai nước uống, chai nước ngọt… để tránh trẻ bị nhầm lẫn
- Gọi đúng tên các loại hóa chất, không được gọi là kẹo hay nước ngọt, đồ uống… và không bao giờ cho trẻ em đùa nghịch với các lọ hóa chất, kể cả lọ đã hết.
Bình luận