Trước đó, dư luận Trung Quốc xôn xao vụ thương hiệu rượu đình đám Jiugui bị phát hiện chứa dư lượng chất hóa dẻo có thể gây hại cho sức khỏe con người. Một loạt công ty rượu nổi tiếng khác như Kweichow Moutai, Wuliangye và Yanghe cũng dính bê bối an toàn thực phẩm này. Kể từ 27/11, công ty rượu Jiugui ở Hồ Nam phải ngừng hoạt động.
Đầu tháng 12, công ty rượu Kweichow Moutai cũng công khai trước dư luận về những cáo buộc họ đã sử dụng hàm lượng chất hóa dẻo cao gấp 2 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Còn sản phẩm rượu từ hai nhà máy chưng cất Wuliangye và Yanghe sau khi kiểm định cũng cho kết quả dương tính với DEHP, DBGP - hai chất hóa dẻo thường được sử dụng. Hậu quả của việc lạm dụng chất hóa dẻo là suy giảm chức năng sinh sản ở nam giới, làm yếu hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Trở lại vụ nước tương, mì gói Trung Quốc cũng bị phát hiện chứa dư lượng chất hóa dẻo vượt mức an toàn. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, thông tin "hàm lượng chất hóa dẻo trong nước tương, dấm và nhiều loại đồ uống khác cao gấp 400 lần so với trong rượu" đã được chia sẻ hàng ngàn lần trên các trang mạng nổi tiếng nước này mấy ngày qua.
Gian hàng mì ăn liền tại một siêu thị ở Bắc Kinh |
Lượng DBP và DEHP trong nước tương thậm chí còn cao hơn, gấp 114-197 lần so với mức cho phép. Quy định về an toàn - vệ sinh thực phẩm ở Trung Quốc cho thấy, hàm lượng DEHP tối đa được phép xuất hiện trong thực phẩm là 1,5mg/kg. Đối với sản phẩm thuộc loại gia vị, con số này cao hơn nhiều: 60mg/kg.
Điều đáng nói, theo tờ Tin tức Bắc Kinh là, liên tiếp những vụ scandal vệ sinh - an toàn thực phẩm gây chấn động chủ yếu do các cá nhân hoặc báo chí phát hiện. Cơ quan chức năng dường như vẫn đứng ngoài cuộc trước nỗi lo thực phẩm bẩn của người dân.
Khánh Huyền(theo Beijing News)
Bình luận