Người thanh niên đang chờ ra pháp trường ở trại tạm giam Nghi Kim, Nghệ An vì tội giết người khóc trước mặt tôi. Những giọt nước mắt trên gương mặt dù đang trong khám tử tù đâu đó le lói ánh thiện. Nghe Lê Văn Tuấn kể lại cuộc đời của mình, tôi biết cái chết không phải là điều mà tử tù 8X này sợ nhất.
Năm 13 tuổi, Tuấn được mẹ đón về quê cho dù cảnh nghèo còn bám riết gia đình. Gánh hàng ăn không đủ nuôi 3 mẹ con. Sống với mẹ được 3 năm, Tuấn lại quay lại chùa Cần Linh. Tuấn đã toan cắt tóc đi tu, nếu như một ngày nọ không gặp Hồng.
Hồng, cô gái vẫn thường đến lễ chùa Cần Linh và có cảm tình với chàng trai cùng quê Diễn Châu có gương mặt hiền lành này. Chẳng ngờ, chùa Cần Linh lại trở thành điểm hẹn tình yêu của Tuấn và Hồng, như duyên nợ với nhau từ kiếp trước. Tuấn bỏ ý định đi tu, lòng ấp ủ những dự định tương lai cùng người yêu. Dù lúc đó, bệnh viêm cầu thận của Tuấn bắt đầu nặng lên vì không thể có điều kiện chạy chữa.
Tuấn rời khỏi chùa Cần Linh về quê khi nghe tin mẹ ốm nặng. Vào nhà, Tuấn thấy mẹ xanh rớt nằm một mình trong căn nhà hoang lạnh, trống rỗng. Em gái đã theo chồng, mang theo cả gia tài và không còn ngó ngàng gì đến mẹ nữa. Mẹ bị bệnh nặng, rất cần đi viện... đồ đạc trong nhà không còn gì đáng giá để bán, chạy vạy vay mượn được ít tiền cũng không đủ để cứu mẹ. Mẹ Tuấn qua đời…
"Ngày mẹ mất, em cũng muốn chết theo. Em không học hành, không nghề nghiệp, không nơi nương tựa, bố không quan tâm, em gái lạnh lùng, vô tâm” - Giọng Tuấn nghèn nghẹn.
Tuấn tiếp: Lúc đó duy nhất tình yêu của Hồng có thể giúp em thoát khỏi vũng lầy tuyệt vọng. Sau tang mẹ, bọn em tính chuyện làm đám cưới. Ba từ "làm đám cưới" trở nên mỉa mai khi tụi em trong tay không có một đồng, căn bệnh viêm cầu thận ngày một nặng. Em không dám nói với Hồng mình đang mang bệnh, vì sợ mất nốt người yêu.
Cú trượt
Thế rồi, cái ngày định mệnh ấy, Tuấn sang nhà một người bạn ở xã bên để vay tiền chữa bệnh và làm đám cưới. Bạn đi vắng, chỉ có bà mẹ ở nhà. Cái bối cảnh đi vay tiền không biết vô tình hay hữu ý dễ khiến người ta nghĩ đến động cơ không minh bạch. Và mẹ của bạn đã nặng lời với Tuấn.
Bà dọa sẽ báo cho Hồng biết Tuấn đang bị bệnh thận nặng. Tuấn hoảng sợ nghĩ rằng nếu như Hồng biết chắc hẳn đám cưới sẽ bị hủy bỏ. Lúc ấy, đời Tuấn sẽ còn gì?
Như bị ma ám, một ý nghĩ điên rồ và nông nổi, phải giấu ngay bí mật đời mình để giữ bằng được Hồng. Tuấn chồm lên xô bà Hồng ngã xuống. Bà Hồng hét lên: "Có kẻ cướp của giết người". Tuấn không kìm chế được, lấy con dao đập vào gáy bà Hồng. Cú đánh khiến bà bị chấn thương sọ não và qua đời.
Sau cú đánh, Tuấn bỏ trốn. Nỗi ân hận khiến Tuấn muốn trở về nhà người bạn để biết tin rồi sau đó sẽ đi đầu thú. Nghĩ thế, nhưng nỗi lo sợ vẫn ám ảnh khiến Tuấn chần chừ, do dự. Tuấn bị công an bắt khi đang tìm cách tiếp cận nhà bạn mình. Tuấn thành khẩn khai hết.
Tòa sơ thẩm xét xử ngày 18-4-2008 tuyên Tuấn mức án tử hình. Toà phúc thẩm ngày 31-7-2008 y án.
Trưa hè, trại giam Nghi Kim đầy nắng. Tuần nghèn nghẹn, ăn năn: "Mười mấy năm em ở trong chùa ăn chay niệm Phật, được dạy những giáo lý của đạo Phật, em đâu ngờ mình lại trở thành một kẻ giết người và phải chịu án tử hình. Em không sợ chết, nhưng em tiếc đời, giá như em có được một cơ hội để làm lại cuộc đời".
Tuấn muốn sống, nhưng vì không biết chữ, Tuấn nhờ quản giáo viết đơn xin ân giảm. Tuấn vẫn hy vọng, như đã hàng trăm đêm hy vọng tội ác mà mình gây ra chỉ là một cơn ác mộng.
Nhưng điều Tuấn sợ nhất không phải là cái chết mà chính là cảm giác bị ruồng bỏ và cô đơn. Trại giam Nghi Kim có 20 tử tù nhưng chỉ mỗi Tuấn không có người nhà đến thăm. Cách đây ít lâu, người yêu có đến thăm Tuấn. Cuộc gặp gỡ ấy chỉ làm Tuấn thêm đau đớn.
Thời gian trôi đi, hy vọng được ân giảm án tử hình của Tuấn cạn dần. Giờ đây, người tử tù này chỉ mong một điều vốn là đương nhiên với người lương thiện nhưng với Tuấn xem ra lại xa vời: "Mong bố em đến thăm em lần cuối". Người bố đã quay mặt với con từ khi lọt lòng liệu có đến thăm khi nó đang nằm trong khám tử tù chờ ngày trả giá cho tội ác của mình.
Còn tiếp...
Theo Phùng Nguyên (Tiền phong)
Tuổi thơ cay đắng
Tuấn sinh năm 1980, quê ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nhưng lúc lọt lòng đã phải nếm trải những cay đắng. Bố bỏ mẹ con Tuấn về quê Thanh Hoá lấy vợ mới, từ đó cứ biền biệt, chưa lần nào quay lại.
Một mình mẹ bán hàng ăn không đủ sức nuôi hai anh em Tuấn. Tuấn phải đi ở nhờ ông bà ngoại. Ông bà già yếu, Tuấn trở thành gánh nặng mà họ không thể nào kham nổi. Ông bà ngoại đành gửi Tuấn vào chùa Sư Nữ ở thành phố Vinh (nay đổi tên là chùa Cần Linh). Tuổi thơ Tuấn trôi qua lặng lẽ trong mái chùa này.
Hàng ngày Tuấn làm việc của một chú tiểu quét lá đa, tưới cây. Tình thương của những nhà sư không giúp Tuấn thoát khỏi cảm giác cô đơn, nhiều khi là lạc loài.
Tử tù Lê Văn Tuấn khóc lóc kể về cuộc đời mình. |
Năm 13 tuổi, Tuấn được mẹ đón về quê cho dù cảnh nghèo còn bám riết gia đình. Gánh hàng ăn không đủ nuôi 3 mẹ con. Sống với mẹ được 3 năm, Tuấn lại quay lại chùa Cần Linh. Tuấn đã toan cắt tóc đi tu, nếu như một ngày nọ không gặp Hồng.
Hồng, cô gái vẫn thường đến lễ chùa Cần Linh và có cảm tình với chàng trai cùng quê Diễn Châu có gương mặt hiền lành này. Chẳng ngờ, chùa Cần Linh lại trở thành điểm hẹn tình yêu của Tuấn và Hồng, như duyên nợ với nhau từ kiếp trước. Tuấn bỏ ý định đi tu, lòng ấp ủ những dự định tương lai cùng người yêu. Dù lúc đó, bệnh viêm cầu thận của Tuấn bắt đầu nặng lên vì không thể có điều kiện chạy chữa.
Tuấn rời khỏi chùa Cần Linh về quê khi nghe tin mẹ ốm nặng. Vào nhà, Tuấn thấy mẹ xanh rớt nằm một mình trong căn nhà hoang lạnh, trống rỗng. Em gái đã theo chồng, mang theo cả gia tài và không còn ngó ngàng gì đến mẹ nữa. Mẹ bị bệnh nặng, rất cần đi viện... đồ đạc trong nhà không còn gì đáng giá để bán, chạy vạy vay mượn được ít tiền cũng không đủ để cứu mẹ. Mẹ Tuấn qua đời…
"Ngày mẹ mất, em cũng muốn chết theo. Em không học hành, không nghề nghiệp, không nơi nương tựa, bố không quan tâm, em gái lạnh lùng, vô tâm” - Giọng Tuấn nghèn nghẹn.
Tuấn tiếp: Lúc đó duy nhất tình yêu của Hồng có thể giúp em thoát khỏi vũng lầy tuyệt vọng. Sau tang mẹ, bọn em tính chuyện làm đám cưới. Ba từ "làm đám cưới" trở nên mỉa mai khi tụi em trong tay không có một đồng, căn bệnh viêm cầu thận ngày một nặng. Em không dám nói với Hồng mình đang mang bệnh, vì sợ mất nốt người yêu.
Cú trượt
Thế rồi, cái ngày định mệnh ấy, Tuấn sang nhà một người bạn ở xã bên để vay tiền chữa bệnh và làm đám cưới. Bạn đi vắng, chỉ có bà mẹ ở nhà. Cái bối cảnh đi vay tiền không biết vô tình hay hữu ý dễ khiến người ta nghĩ đến động cơ không minh bạch. Và mẹ của bạn đã nặng lời với Tuấn.
Bà dọa sẽ báo cho Hồng biết Tuấn đang bị bệnh thận nặng. Tuấn hoảng sợ nghĩ rằng nếu như Hồng biết chắc hẳn đám cưới sẽ bị hủy bỏ. Lúc ấy, đời Tuấn sẽ còn gì?
Sau cú đánh, Tuấn bỏ trốn. Nỗi ân hận khiến Tuấn muốn trở về nhà người bạn để biết tin rồi sau đó sẽ đi đầu thú. Nghĩ thế, nhưng nỗi lo sợ vẫn ám ảnh khiến Tuấn chần chừ, do dự. Tuấn bị công an bắt khi đang tìm cách tiếp cận nhà bạn mình. Tuấn thành khẩn khai hết.
Tòa sơ thẩm xét xử ngày 18-4-2008 tuyên Tuấn mức án tử hình. Toà phúc thẩm ngày 31-7-2008 y án.
Trưa hè, trại giam Nghi Kim đầy nắng. Tuần nghèn nghẹn, ăn năn: "Mười mấy năm em ở trong chùa ăn chay niệm Phật, được dạy những giáo lý của đạo Phật, em đâu ngờ mình lại trở thành một kẻ giết người và phải chịu án tử hình. Em không sợ chết, nhưng em tiếc đời, giá như em có được một cơ hội để làm lại cuộc đời".
Tuấn muốn sống, nhưng vì không biết chữ, Tuấn nhờ quản giáo viết đơn xin ân giảm. Tuấn vẫn hy vọng, như đã hàng trăm đêm hy vọng tội ác mà mình gây ra chỉ là một cơn ác mộng.
Nhưng điều Tuấn sợ nhất không phải là cái chết mà chính là cảm giác bị ruồng bỏ và cô đơn. Trại giam Nghi Kim có 20 tử tù nhưng chỉ mỗi Tuấn không có người nhà đến thăm. Cách đây ít lâu, người yêu có đến thăm Tuấn. Cuộc gặp gỡ ấy chỉ làm Tuấn thêm đau đớn.
Thời gian trôi đi, hy vọng được ân giảm án tử hình của Tuấn cạn dần. Giờ đây, người tử tù này chỉ mong một điều vốn là đương nhiên với người lương thiện nhưng với Tuấn xem ra lại xa vời: "Mong bố em đến thăm em lần cuối". Người bố đã quay mặt với con từ khi lọt lòng liệu có đến thăm khi nó đang nằm trong khám tử tù chờ ngày trả giá cho tội ác của mình.
Còn tiếp...
Theo Phùng Nguyên (Tiền phong)
Bình luận