• Zalo

Nữ VĐV hết sạch xinh đẹp vì Olympic?

Thể thaoChủ Nhật, 12/08/2012 08:00:00 +07:00Google News

Thể thao và Olympic khiến ngực chị em lép, cơ bắp nổi cuồn cuộn, râu ria mọc lún phún, giọng nói ồm ồm hệt như những người đàn ông.

Thể thao và Olympic khiến ngực chị em lép, cơ bắp nổi cuồn cuộn, râu ria mọc lún phún, giọng nói ồm ồm hệt như những người đàn ông. Nhận định này của một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ đang vấp phản sự phản đối dữ dội của dư luận quốc tế...

Olympic hủy hoại phái đẹp

Sabah, trang web của một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ vừa tung ra một bài viết của tác giả Yuksel Aytug khiến người Thổ cũng như người hâm mộ trên thế giới phẫn nộ. Theo tác giả Aytug, ông không nhìn thấy chút nữ tính nào từ các VĐV nữ tham dự Olympic, bởi quá trình khổ luyện triền miên trong một thời gian kéo dài để được tham dự sân chơi lớn như Thế vận hội đã làm cho các cô gái “mi nhon” phải mang hình hài của những gã… đàn ông thô kệch.

VĐV nữ và phong trào Olympic  

Các nữ VĐV Olympic trong “nhãn quan” của Aytug là như thế này: “Vai họ bạnh to ra, ngực họ lép kẹp, hông họ nhỏ, nhiều VĐV nữ còn có râu và giọng nói ồm ồm. Họ còn giống những người đàn ông hơn là phụ nữ”. Cũng theo quan điểm của Aytug: “Không chỉ đánh mất nữ tính, các VĐV còn có khả năng đánh mất thiên chức làm mẹ vì Olympic. Họ là những người phụ nữ đáng thương”.

London 2012 là kỳ Thế vận hội đầu tiên trong lịch sử tất cả các đoàn thể thao tham dự đại hội đều có nữ VĐV, khi ba quốc gia hồi giáo Brunei, Qatar và Saudi Arabia chấp nhận cử nữ VĐV của họ tham gia tranh tài. Đây được xem là nỗ lực rất lớn của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng như các nước trong thế giới Arab vì quyền con người.

Thế nên những nhận định của Aytug được xem là đi ngược lại với nỗ lực của nhân loại trong mục tiêu bình đẳng giới hay phong trào Olympic và tác giả người Thổ Nhĩ Kỳ đang bị chính các nữ VĐV người Thổ cũng như cộng đồng mạng xã hội Twitter chỉ trích dữ dội. Theo họ, Aytug đã phân biệt giới tính, cố tình hạ thấp vai trò của người phụ nữ trong hoạt động thể thao.

Những mất mát đáng tiếc


Quan điểm của Aytug đúng là rất đáng phê phán. Nhưng người ta cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng, để trở thành một VĐV thể thao đạt chuẩn Olympic cũng như không ngừng khổ luyện để hướng tới mục tiêu của phong trào này là “nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn”, không ít VĐV đã phải trả những cái giá quá đắt mà nếu nói như Aytug là “mất nữ tính”.

Olympic hủy hoại phái đẹp?  

Bi kịch này thường xảy ra với những VĐV điền kinh, bởi quá trình luyện tập của bộ môn này làm tăng lượng testosterone (nội tiết tố sinh dục nam), khiến nhiều chị em có ngoại hình chẳng kém gì giới mày râu.

Tiêu biểu như ở giải VĐ điền kinh thế giới ở Berlin năm 2009, nữ VĐV Caster Semenya của Nam Phi còn suýt bị tước HCB trên đường chạy 800m nữ, vì nhìn “cơ bắp cuồn cuộn” và “râu ria” thế kia ai nghĩ Semenya là phụ nữ?

Nhưng các nữ VĐV điền kinh vẫn còn may chán so với các cô gái cử tạ hay đô vật. Bởi ngoài “cơ bắp” và râu ria, các đô cử - đô vật nữ thường bị… phình vòng 2 một cách quá khổ, nên đôi khi muốn diện một cái váy cho “bằng chị bằng em” cũng khó khăn. Thế nên, không ít người hâm mộ quá khích đã gọi nữ đô cử mới 18 tuổi người Anh, Zoe Smith là “gã… đồng tính” hay VĐV điền kinh Jessica Ennis thì bị bêu riếu là “gã… xấu trai”.


TDDC vốn được xem là môn thể thao nữ tính và có nhiều cô nàng xinh đẹp. Nhưng môn thể thao vô cùng khắc nghiệt này cũng lấy đi không ít “nữ tính” của những cô nàng bề ngoài có vẻ như rất… “mi nhon”. Tiêu biểu như cô nàng Đỗ Thị Ngân Thương, tuyển thủ TDDC nổi tiếng của Việt Nam.

Nữ VĐV sinh năm 1988 này được mệnh danh “Búp bê”, nhưng ít ai biết được rằng, cô “Búp bê” nhỏ bé ấy lại sở hữu đôi bàn tay của một… bà già.

Thậm chí, bàn tay của bà già còn có đường chỉ tay, chứ đôi bàn tay của cô “Búp bê” thì đến những ông thầy bói hoặc mù hoặc tinh mắt cũng… không thể “mò” ra, bởi những đường chỉ trên đôi bàn tay ấy đã bị những xà đơn, xà kép bào mòn, chỉ còn lại những sần sùi, những nhăn nheo với vô số vết chai sần…


Hoài Linh - Thể thao 24h
Bình luận
vtcnews.vn