Sinh năm 1993, Thanh Phương vẫn còn là cô bé nhí nhảnh, hồn nhiên. Tuy nhiên, gia tài của cô bạn khá đồ sộ với các giải thưởng về âm nhạc và khả năng chơi 6 loại nhạc cụ từ đàn đàn T’rưng đến trống, piano.
Từng giành giải nhì độc tấu tam thập lục tại Liên hoan Thanh thiếu nhi hát Dân ca và biểu diễn Nhạc cụ dân tộc thành phố Hà Nội (2007), giải nhất độc tấu sáo trúc cũng ở cuộc thi này, năm 2009, Nguyễn Thị Thanh Phương - nữ sinh năm thứ 2 trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội còn đạt nhiều huy chương vàng và bạc khi tham gia biểu diễn trong và ngoài nước cùng nhóm nhạc dân tộc Pha Lê Xanh.
Dưới đây là những chia sẻ của cô gái thuộc thế hệ 9X đa tài gắn bó với âm nhạc dân tộc.
- Được biết Phương sinh ra trong một gia đình làm ngành điện ảnh, vậy tại sao em không đi theo con đường đó để trở thành diễn viên mà lại quyết định chọn âm nhạc dân tộc?
- Bản thân em thực sự rất đam mê âm nhạc nên từ bé đến bây giờ. Em chưa hề nghĩ rằng trong tương lai mình sẽ trở thành diễn viên hoặc làm trong ngành điện ảnh. Vì niềm đam mê âm nhạc nên mới đầu em lựa chọn học Thanh nhạc nhưng chính bố mẹ lại là người đã hướng đi theo con đường âm nhạc dân tộc từ hồi cấp 2. Tất nhiên, khi đó thì em không thích nhạc dân tộc lắm nhưng rồi càng học càng thấy thích vì được làm quen với rất nhiều loại nhạc cụ, để rồiem càng cảm thấy đam mê với nhạc cụ dân tộc và yêu mến nó hơn.
- Theo em, việc lựa chọn đi theo âm nhạc dân tộc đã thực sự chính xác hay không? Nếu được lựa chọn lại từ đầu, em có quyết định đi theo con đường ca hát như sở thích của mình?
- Ngay từ bé em đã cảm thấy yêu và đam mê âm nhạc nên lúc đầu có ý muốn theo đuổi con đường ca hát. Nhưng khi được bố mẹ định hướng như vậy thì thực sự em đã bị chinh phục hoàn toàn và cảm thấy rằng đây mới là sự lựa chọn chính xác, đúng đắn với bản thân.
Nếu như trước kia, khi em chưa hề biết và làm quen với âm nhạc dân tộc thì có thể mình sẽ vẫn theo đuổi niềm đam mê ca hát. Tuy nhiên, giờ đây khi đã được tiếp xúc và bước chân vào lĩnh vực nhạc dân tộc, được tìm hiểu những cái hay, thú vị trong nghề, em có thể khẳng định chắc chắn rằng vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn âm nhạc dân tộc.
- Hiện tại, Phương có thể biểu diễn được bao nhiêu loại nhạc cụ. Để có thể chơi tốt, em có mất nhiều thời gian để luyện tập hay không và làm thế nào để có thể học được nhiều loại nhạc cụ như vậy?
- Em theo học tại CĐ Nghệ thuật Hà Nội cũng được khoảng 7 năm rồi, và hiện nay có thể chơi thành thạo được 6 loại nhạc cụ: Tam thập lục, đàn bầu, sáo trúc, đàn T’rưng, trống dân tộc và piano.
Để chơi được nhiều loại nhạc cụ như vậy thì cũng không phải là điều đơn giản. Phương đã phải rèn luyện rất nhiều cũng như tự trau dồi những kiến thức từ căn bản đến nâng cao. Mỗi loại nhạc cụ luôn đòi hỏi bản thân mình phải dành cho nó một khoảng thời gian và quá trình luyện tập nhất định.
Hơn nữa, khi đã có những kiến thức căn bản ngay từ đầu thì việc học thêm nhiều loại nhạc cụ khác cũng sẽ dễ dàng hơn, vì thế em có thể học song song nhiều loại mà không có chút khó khăn nào. Ngay cả ở trường, tất cả mọi người đều phải biết ít nhất là 2 loại nhạc cụ. Một chuyên ngành chính và một chuyên ngành phụ.
- Trong 6 loại nhạc cụ mà Phương thành thạo, em cảm thấy yêu thích và phiêu nhất với thể loại nào?
- Em thích nhất là đàn T'rưng. Em thường tự mày mò tìm hiểu qua băng đĩa, sách vở rồi tập luyện. Với T'rưng, em cũng không hề qua trường lớp hay thầy cô nào chỉ bảo.
- Nhiều người cho rằng tập trung phát triển vào một loại nhạc cụ lại tốt hơn là biết nhiều nhưng không giỏi. Phương nghĩ sao về điều này?
- Em thấy tập trung phát triển vào một loại nhạc cụ để cho tốt là điều tất nhiên. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu, chúng ta có thể khám phá và chơi tốt những loại nhạc cụ khác nữa. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác.
Có những người năng khiếu bẩm sinh, nhưng nếu không có niềm đam mê hoặc sự chăm chỉ để rèn luyện thì đôi khi ngay cả biểu diễn một loại nhạc cụ chưa chắc đã tốt. Và ngược lại, có những người không có nhiều năng khiếu nhưng ngày đêm họ say sưa luyện tập, hoàn thiện kĩ năng và chủ yếu là phải có đam mê thì chuyện có thể chơi đến 4-5 loại nhạc cụ hoặc hơn nữa là chuyện tất yếu.
- Ngoài việc học ở trường, Phương có thường xuyên đi biểu diễn?
- Em và các thành viên trong nhóm Pha Lê xanh thường xuyên tham gia biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong và ngoài nước. Em cũng đã đi lưu diễn ở các nước như Hồng Kông - Ma Cao, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thụy Điển...
- Những chuyến đi lưu diễn tại các nước như vậy có để lại ấn tượng gì trong em?
- Kì niệm về những chuyến lưu diễn như vậy thì rất nhiều nhưng đáng nhớ nhất là vào dịp tết năm 2010. Đó là lần đầu tiên em được tham gia biểu diễn ở nước ngoài. Khi đặt chân đến đất nước Ấn Độ, em vẫn không tin rằng đó là sự thật.
Cảm giác của em lúc đó thật vui sướng và tự hào bởi tất cả những cố gắng của mình giờ đây đã được đền đáp, em cảm thấy rất hạnh phúc. Đến bây giờ, khi đã được lưu diễn ở các nước khác thì mỗi nơi đều để lại cho em nhiều cảm xúc, nhiều kỉ niệm. Tuy nhiên, cái cảm giác lần đầu tiên được đi lưu diễn ở nước ngoài thì em sẽ không bao giờ quên được.
- Dự định trong tương lai của Phương như thế nào?
- Ước mơ lớn nhất của Phương bây giờ là trở thành một nghệ sĩ chơi đàn dân tộc nổi tiếng. Phương đã chọn con đường âm nhạc dân tộc thì sẽ luôn trung thành với quyết định của mình. Sau này, nếu có những con đường khác xuất hiện thì em nghĩ nếu có duyên ắt sẽ đến với mình. Đương nhiên đó chỉ là con đường phụ mà thôi. Con đường chính mà em theo đuổi sau này vẫn sẽ là âm nhạc dân tộc. Em cảm thấy mình thực sự cần nó và đang đi đúng trên con đường mình đã chọn.
- Ngoài đi học, đi diễn, thời gian rảnh em thường dành cho những việc gì?
- Ngoài niềm đam mê âm nhạc thì em thích đi chơi xa, được ăn những món mẹ nấu, chụp ảnh cùng bạn bè hoặc là mua sắm. Nói chung trừ những buổi học ở trường và đi diễn, hầu hết thời gian em dành cho gia đình, đôi khi có thể tự thưởng cho bản thân bằng cách đi xem phim cùng bạn bè hoặc tập nhóm.
Theo Infonet
Nguyễn Thị Thanh Phương có thể chơi tam thập lục, đàn bầu, sáo trúc, đàn T’rưng, trống dân tộc và piano |
Từng giành giải nhì độc tấu tam thập lục tại Liên hoan Thanh thiếu nhi hát Dân ca và biểu diễn Nhạc cụ dân tộc thành phố Hà Nội (2007), giải nhất độc tấu sáo trúc cũng ở cuộc thi này, năm 2009, Nguyễn Thị Thanh Phương - nữ sinh năm thứ 2 trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội còn đạt nhiều huy chương vàng và bạc khi tham gia biểu diễn trong và ngoài nước cùng nhóm nhạc dân tộc Pha Lê Xanh.
Dưới đây là những chia sẻ của cô gái thuộc thế hệ 9X đa tài gắn bó với âm nhạc dân tộc.
- Được biết Phương sinh ra trong một gia đình làm ngành điện ảnh, vậy tại sao em không đi theo con đường đó để trở thành diễn viên mà lại quyết định chọn âm nhạc dân tộc?
- Bản thân em thực sự rất đam mê âm nhạc nên từ bé đến bây giờ. Em chưa hề nghĩ rằng trong tương lai mình sẽ trở thành diễn viên hoặc làm trong ngành điện ảnh. Vì niềm đam mê âm nhạc nên mới đầu em lựa chọn học Thanh nhạc nhưng chính bố mẹ lại là người đã hướng đi theo con đường âm nhạc dân tộc từ hồi cấp 2. Tất nhiên, khi đó thì em không thích nhạc dân tộc lắm nhưng rồi càng học càng thấy thích vì được làm quen với rất nhiều loại nhạc cụ, để rồiem càng cảm thấy đam mê với nhạc cụ dân tộc và yêu mến nó hơn.
- Theo em, việc lựa chọn đi theo âm nhạc dân tộc đã thực sự chính xác hay không? Nếu được lựa chọn lại từ đầu, em có quyết định đi theo con đường ca hát như sở thích của mình?
- Ngay từ bé em đã cảm thấy yêu và đam mê âm nhạc nên lúc đầu có ý muốn theo đuổi con đường ca hát. Nhưng khi được bố mẹ định hướng như vậy thì thực sự em đã bị chinh phục hoàn toàn và cảm thấy rằng đây mới là sự lựa chọn chính xác, đúng đắn với bản thân.
Nếu như trước kia, khi em chưa hề biết và làm quen với âm nhạc dân tộc thì có thể mình sẽ vẫn theo đuổi niềm đam mê ca hát. Tuy nhiên, giờ đây khi đã được tiếp xúc và bước chân vào lĩnh vực nhạc dân tộc, được tìm hiểu những cái hay, thú vị trong nghề, em có thể khẳng định chắc chắn rằng vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn âm nhạc dân tộc.
Phương cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với nhạc cụ dân tộc |
- Hiện tại, Phương có thể biểu diễn được bao nhiêu loại nhạc cụ. Để có thể chơi tốt, em có mất nhiều thời gian để luyện tập hay không và làm thế nào để có thể học được nhiều loại nhạc cụ như vậy?
- Em theo học tại CĐ Nghệ thuật Hà Nội cũng được khoảng 7 năm rồi, và hiện nay có thể chơi thành thạo được 6 loại nhạc cụ: Tam thập lục, đàn bầu, sáo trúc, đàn T’rưng, trống dân tộc và piano.
Để chơi được nhiều loại nhạc cụ như vậy thì cũng không phải là điều đơn giản. Phương đã phải rèn luyện rất nhiều cũng như tự trau dồi những kiến thức từ căn bản đến nâng cao. Mỗi loại nhạc cụ luôn đòi hỏi bản thân mình phải dành cho nó một khoảng thời gian và quá trình luyện tập nhất định.
Hơn nữa, khi đã có những kiến thức căn bản ngay từ đầu thì việc học thêm nhiều loại nhạc cụ khác cũng sẽ dễ dàng hơn, vì thế em có thể học song song nhiều loại mà không có chút khó khăn nào. Ngay cả ở trường, tất cả mọi người đều phải biết ít nhất là 2 loại nhạc cụ. Một chuyên ngành chính và một chuyên ngành phụ.
- Trong 6 loại nhạc cụ mà Phương thành thạo, em cảm thấy yêu thích và phiêu nhất với thể loại nào?
- Em thích nhất là đàn T'rưng. Em thường tự mày mò tìm hiểu qua băng đĩa, sách vở rồi tập luyện. Với T'rưng, em cũng không hề qua trường lớp hay thầy cô nào chỉ bảo.
- Nhiều người cho rằng tập trung phát triển vào một loại nhạc cụ lại tốt hơn là biết nhiều nhưng không giỏi. Phương nghĩ sao về điều này?
- Em thấy tập trung phát triển vào một loại nhạc cụ để cho tốt là điều tất nhiên. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu, chúng ta có thể khám phá và chơi tốt những loại nhạc cụ khác nữa. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác.
Có những người năng khiếu bẩm sinh, nhưng nếu không có niềm đam mê hoặc sự chăm chỉ để rèn luyện thì đôi khi ngay cả biểu diễn một loại nhạc cụ chưa chắc đã tốt. Và ngược lại, có những người không có nhiều năng khiếu nhưng ngày đêm họ say sưa luyện tập, hoàn thiện kĩ năng và chủ yếu là phải có đam mê thì chuyện có thể chơi đến 4-5 loại nhạc cụ hoặc hơn nữa là chuyện tất yếu.
Thanh Phương cùng các bạn trong chuyến đi lưu diễn ở nước ngoài |
- Ngoài việc học ở trường, Phương có thường xuyên đi biểu diễn?
- Em và các thành viên trong nhóm Pha Lê xanh thường xuyên tham gia biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong và ngoài nước. Em cũng đã đi lưu diễn ở các nước như Hồng Kông - Ma Cao, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thụy Điển...
- Những chuyến đi lưu diễn tại các nước như vậy có để lại ấn tượng gì trong em?
- Kì niệm về những chuyến lưu diễn như vậy thì rất nhiều nhưng đáng nhớ nhất là vào dịp tết năm 2010. Đó là lần đầu tiên em được tham gia biểu diễn ở nước ngoài. Khi đặt chân đến đất nước Ấn Độ, em vẫn không tin rằng đó là sự thật.
Cảm giác của em lúc đó thật vui sướng và tự hào bởi tất cả những cố gắng của mình giờ đây đã được đền đáp, em cảm thấy rất hạnh phúc. Đến bây giờ, khi đã được lưu diễn ở các nước khác thì mỗi nơi đều để lại cho em nhiều cảm xúc, nhiều kỉ niệm. Tuy nhiên, cái cảm giác lần đầu tiên được đi lưu diễn ở nước ngoài thì em sẽ không bao giờ quên được.
Cô nữ sinh xinh đẹp này cũng rất nhí nhảnh |
- Dự định trong tương lai của Phương như thế nào?
- Ước mơ lớn nhất của Phương bây giờ là trở thành một nghệ sĩ chơi đàn dân tộc nổi tiếng. Phương đã chọn con đường âm nhạc dân tộc thì sẽ luôn trung thành với quyết định của mình. Sau này, nếu có những con đường khác xuất hiện thì em nghĩ nếu có duyên ắt sẽ đến với mình. Đương nhiên đó chỉ là con đường phụ mà thôi. Con đường chính mà em theo đuổi sau này vẫn sẽ là âm nhạc dân tộc. Em cảm thấy mình thực sự cần nó và đang đi đúng trên con đường mình đã chọn.
- Ngoài đi học, đi diễn, thời gian rảnh em thường dành cho những việc gì?
- Ngoài niềm đam mê âm nhạc thì em thích đi chơi xa, được ăn những món mẹ nấu, chụp ảnh cùng bạn bè hoặc là mua sắm. Nói chung trừ những buổi học ở trường và đi diễn, hầu hết thời gian em dành cho gia đình, đôi khi có thể tự thưởng cho bản thân bằng cách đi xem phim cùng bạn bè hoặc tập nhóm.
Theo Infonet
Bình luận