Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1996, quê Thanh Hóa) đang học năm nhất tại khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương HN.
Thế nhưng, mùa thu năm nay, cô bạn này sẽ sang Mỹ để học trường ĐH Earlham, sau khi giành được suất học bổng toàn phần trị giá 3,5 tỷ đồng. Không phải ai cũng biết rằng, việc săn học bổng du học của Quỳnh Anh là một hành trình khá gian nan.
Từng nghĩ, du học là chuyện xa vời
Vốn là một cô gái cá tính và năng động, từ nhỏ Quỳnh Anh đã mong muốn được đi xa để học hỏi và khám phá thế giới.
Tuy vậy, cô bạn này nghĩ rằng, đi du học là ước mơ ngoài tầm với vì chỉ dành cho những bạn nhà siêu giàu hoặc có huy chương quốc tế. Để chạm tay vào giấc mơ du học, Quỳnh Anh chỉ còn một cách duy nhất là xin học bổng.
Thế nhưng, ở Thanh Hóa không có các trung tâm tiếng Anh lớn dành cho các học sinh muốn đi du học nên cô bạn gần như phải tự học hoàn toàn.
Dù từng là bí thư chi đoàn, thường vụ BCH Đoàn trường THPT Chuyên Lam Sơn và tham gia một số câu lạc bộ trong trường, nhưng Quỳnh Anh vẫn thừa nhận rằng ở đây không nhiều các hoạt động ngoại khóa như các thành phố lớn.
Trong khi đó, hoạt động ngoại khóa năng nổ là một tiêu chí quan trọng khi xét học bổng du học. Lúc ấy, Quỳnh Anh vẫn nghĩ rằng cơ hội dành được học bổng với một học sinh ngoại tỉnh như cô là quá mong manh!
Sau đó, Quỳnh Anh tham gia cuộc thi Young Leaders Award; tham dự Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam…. Ở đây, cô được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước nên càng có thêm động lực để thực hiện mục tiêu du học của mình.
“Con mới có 18 tuổi”
Quỳnh Anh bắt đầu apply học bổng vào năm học lớp 11 và được lọt vào top 16 để phỏng vấn nhưng bị trượt. Cô bạn đã từng tâm sự rằng: “Cú ngã đó đã làm mình buồn một thời gian dài vì nghĩ rằng thế là hết! Không có học bổng thì mình không thể đi du học được. “Mẹ mình động viên rằng “Con cứ sống bình thường không được à?”. Bình thường nghĩa là như bao bạn bè khác, thi ĐH và học ĐH ở trong nước. Nhưng khi đó, mình đã trả lời: “Con mới có 18 tuổi!”.
Vì mới 18 tuổi, nên Quỳnh Anh biết mình phải đứng dậy sau thất bại. Khoảng 3 tuần trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Quỳnh Anh lại quyết định một lần nữa apply học bổng. Bố mẹ cô đã phản đối kịch liệt vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã quá gần.
Sau khi lập một kế hoạch cụ thể về việc xin học bổng và gửi cho bố mẹ, cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý cho cô bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình với điều kiện phải thi vào trường ĐH Ngoại thương và đạt ít nhất 24 điểm.
Chỉ dành vỏn vẹn 3 tuần để ôn thi ĐH, cuối cùng Quỳnh Anh đã đỗ vào khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương với đúng 24 điểm. Sau đó, vừa học Ngoại thương, cô bạn vừa cần mẫn học chứng chỉ TOEFL, SAT và làm hồ sơ để chuẩn bị cho đợt apply học bổng lần thứ hai.
“Có lần khu trọ bị cắt internet một tuần, mình ngồi ở quán café dùng wifi để hoàn thành các bài luận. Gần 11 giờ đêm, quán cafe đóng cửa, mình đi bộ về nhà sau khi nhận được lời nhận xét:"I'm very disappointed by your first draft" (Dịch: Tôi rất thất vọng về bài viết đầu tiên của bạn”) cho bài tiểu luận chính. Chỉ còn ánh đèn vàng leo lét chiếu xuống mặt đường còn đọng đầy những vũng nước bẩn, mình cắn chặt môi để không khóc, tự nhủ là sẽ không bao giờ quên giây phút này” - Quỳnh Anh kể.
“Chiến đấu” tới giây phút cuối
Gặp khá khó khăn trong hành trình săn học bổng du học, cuối cùng Quỳnh Anh cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình. Đối với Quỳnh Anh, suất học bổng 3,5 tỷ đồng của trường ĐH Earlham (Mỹ) giống như một giấc mơ nhưng cũng như phần thưởng xứng đáng.
Cô chia sẻ: “Điều quan trọng nhất mình học được trong quá trình săn học bổng là cách vượt qua tự ti để chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Mình nhận ra rằng hãy cứ làm hết sức mình, nếu được thì tốt, không được cũng không phải chấm hết. Vì chắc chắn, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không những thế, việc cố gắng đạt học bổng du học còn là cách để Quỳnh Anh chứng minh rằng: Học sinh ngoại tỉnh cũng có thể xin học bổng và đi du học, cho dù không có nhiều điều kiện như học sinh thành phố.
Tuy ước mơ đã trở thành hiện thực, nhưng theo Quỳnh Anh, việc du học có thật sự tốt hơn học trong nước hay không còn phụ thuộc vào bản thân mình đã cố gắng, nỗ lực như thế trong hành trình sắp tới.
Nguồn: Vietnamnet
Thế nhưng, mùa thu năm nay, cô bạn này sẽ sang Mỹ để học trường ĐH Earlham, sau khi giành được suất học bổng toàn phần trị giá 3,5 tỷ đồng. Không phải ai cũng biết rằng, việc săn học bổng du học của Quỳnh Anh là một hành trình khá gian nan.
Từng nghĩ, du học là chuyện xa vời
Vốn là một cô gái cá tính và năng động, từ nhỏ Quỳnh Anh đã mong muốn được đi xa để học hỏi và khám phá thế giới.
Tuy vậy, cô bạn này nghĩ rằng, đi du học là ước mơ ngoài tầm với vì chỉ dành cho những bạn nhà siêu giàu hoặc có huy chương quốc tế. Để chạm tay vào giấc mơ du học, Quỳnh Anh chỉ còn một cách duy nhất là xin học bổng.
Thế nhưng, ở Thanh Hóa không có các trung tâm tiếng Anh lớn dành cho các học sinh muốn đi du học nên cô bạn gần như phải tự học hoàn toàn.
Quỳnh Anh. |
Trong khi đó, hoạt động ngoại khóa năng nổ là một tiêu chí quan trọng khi xét học bổng du học. Lúc ấy, Quỳnh Anh vẫn nghĩ rằng cơ hội dành được học bổng với một học sinh ngoại tỉnh như cô là quá mong manh!
Sau đó, Quỳnh Anh tham gia cuộc thi Young Leaders Award; tham dự Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam…. Ở đây, cô được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước nên càng có thêm động lực để thực hiện mục tiêu du học của mình.
“Con mới có 18 tuổi”
Quỳnh Anh bắt đầu apply học bổng vào năm học lớp 11 và được lọt vào top 16 để phỏng vấn nhưng bị trượt. Cô bạn đã từng tâm sự rằng: “Cú ngã đó đã làm mình buồn một thời gian dài vì nghĩ rằng thế là hết! Không có học bổng thì mình không thể đi du học được. “Mẹ mình động viên rằng “Con cứ sống bình thường không được à?”. Bình thường nghĩa là như bao bạn bè khác, thi ĐH và học ĐH ở trong nước. Nhưng khi đó, mình đã trả lời: “Con mới có 18 tuổi!”.
Vì mới 18 tuổi, nên Quỳnh Anh biết mình phải đứng dậy sau thất bại. Khoảng 3 tuần trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Quỳnh Anh lại quyết định một lần nữa apply học bổng. Bố mẹ cô đã phản đối kịch liệt vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã quá gần.
Sau khi lập một kế hoạch cụ thể về việc xin học bổng và gửi cho bố mẹ, cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý cho cô bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình với điều kiện phải thi vào trường ĐH Ngoại thương và đạt ít nhất 24 điểm.
Chỉ dành vỏn vẹn 3 tuần để ôn thi ĐH, cuối cùng Quỳnh Anh đã đỗ vào khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương với đúng 24 điểm. Sau đó, vừa học Ngoại thương, cô bạn vừa cần mẫn học chứng chỉ TOEFL, SAT và làm hồ sơ để chuẩn bị cho đợt apply học bổng lần thứ hai.
“Có lần khu trọ bị cắt internet một tuần, mình ngồi ở quán café dùng wifi để hoàn thành các bài luận. Gần 11 giờ đêm, quán cafe đóng cửa, mình đi bộ về nhà sau khi nhận được lời nhận xét:"I'm very disappointed by your first draft" (Dịch: Tôi rất thất vọng về bài viết đầu tiên của bạn”) cho bài tiểu luận chính. Chỉ còn ánh đèn vàng leo lét chiếu xuống mặt đường còn đọng đầy những vũng nước bẩn, mình cắn chặt môi để không khóc, tự nhủ là sẽ không bao giờ quên giây phút này” - Quỳnh Anh kể.
Gặp khá khó khăn trong hành trình săn học bổng du học, cuối cùng Quỳnh Anh cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình. Đối với Quỳnh Anh, suất học bổng 3,5 tỷ đồng của trường ĐH Earlham (Mỹ) giống như một giấc mơ nhưng cũng như phần thưởng xứng đáng.
Cô chia sẻ: “Điều quan trọng nhất mình học được trong quá trình săn học bổng là cách vượt qua tự ti để chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Mình nhận ra rằng hãy cứ làm hết sức mình, nếu được thì tốt, không được cũng không phải chấm hết. Vì chắc chắn, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không những thế, việc cố gắng đạt học bổng du học còn là cách để Quỳnh Anh chứng minh rằng: Học sinh ngoại tỉnh cũng có thể xin học bổng và đi du học, cho dù không có nhiều điều kiện như học sinh thành phố.
Tuy ước mơ đã trở thành hiện thực, nhưng theo Quỳnh Anh, việc du học có thật sự tốt hơn học trong nước hay không còn phụ thuộc vào bản thân mình đã cố gắng, nỗ lực như thế trong hành trình sắp tới.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận