(VTC News) - Bài bài văn của nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện Tấm với nhiều ý kiến trái chiều đang gây xôn xao dư luận. Liệu rằng, nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện cô Tấm có lạnh lùng và vô cảm?
Tuy nhiên, ở đoạn cuối của bài văn có một số vấn đề:
“Mẹ và tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình đành thôi.
Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi”
Ở đây, học sinh đã có sự tưởng tượng khi hóa thân vào nhân vật nhưng lại có một số chỗ sử dụng ngôn ngữ hiện đại không phù hợp. Ngôn ngữ mà học sinh sử dụng trong đoạn này là không thể chấp nhận được trong bài làm văn của học sinh.
Bên cạnh đó, nữ sinh này cũng sai rất nhiều lỗi chính tả trong bài văn của mình.
Tôi cũng cho rằng, lời phê "không biết cách làm bài nghị luận xã hội" là lời phê cho câu hỏi nào khác chứ câu 3 này là văn tự sự.
Nếu là một giáo viên chấm bài cho học sinh này, tôi vẫn đánh giá cao sự sáng tạo và nhập vai của em. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ nhắc nhở em về cách viết trong đoạn cuối của bài làm.
Nếu qua bài viết này có ý kiến nào đánh giá em nữ sinh này đang có thái độ vô cảm thì tôi không đồng ý.
Vô cảm là không có tình cảm nhân đạo nhân văn của con người, không biết thương xót, không biết cảm nhân cái đẹp. Còn việc học sinh sử dụng sai từ ngữ hay cái nhìn hiện đại vào truyện cổ tích không phải là sự vô cảm.
Tuy nhiên, qua cách sử dụng ngôn ngữ của nữ sinh này cũng cần thấy rằng đang có sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận nhỏ thanh niên. Tuy nhiên, việc này chúng ta có thể giáo dục giúp đỡ các em tiến bộ.
Khi dạy về truyện cố tích Tấm Cám, cần phải để học sinh đứng trên hai nhân vật để phân tích, tìm hiểu câu chuyện.
Đoạn kết là phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình.
Qua đó, đoạn kết cũng thể hiện quan niệm về thiện- ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện của nhân dân.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn:
Các học sinh phổ thông trung học hiện nay đang lãng quên mất truyện cổ tích và giới trẻ không còn yêu thích thể loại truyện này như ngày xưa nữa.
Các cháu bây giờ đang say sưa những câu chuyện ở trên mạng vì nó đánh đúng vào tâm lý tò mò của tuổi mới lớn. Vì vậy, câu chuyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa lớp 10 cũng không được các cháu thích thú đọc và cảm nhận.
Do không cảm nhận nội dung câu chuyện được nên học sinh cũng không biết được nhập vai Cám như thế nào. Thậm chí các em còn không nhớ nội dung câu chuyện để nhập vai. Vì vậy, em học sinh này nhớ đến đâu thì “nhập vai” đến đấy nên bài viết không thể sâu sắc.
Việc các cháu đưa vào những từ ngữ “chợ búa” hiện đại như “ bà, mày, tao, con này, rách rưới còn đòi theo quý tộc hahaha, ô sin…” là do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo trên mạng, hay ngay trong đời sống mà một số người gần gũi với các em đó sử dụng.
Thậm chí các cháu còn thản nhiên cho rằng đấy là cách nói bình thường, nhiều người cũng nói như vậy nên các cháu không cho rằng đó là tục tĩu và không phù hợp trong cách hành văn.
Cũng cần thấy rằng, một học sinh khi làm bài kiểm tra thì không cháu nào muốn mình bị điểm kém. Ở đây, các em cảm nhận và trải nghiệm như thế nào về nhân vật Cám thì sẽ viết ra đúng như thế. Cách các em hóa thân vào nhân vật không sai nhưng việc sử dụng các từ ngữ hiện đại thì không phù hợp.
Ở đây cũng không nên cho rằng em học sinh này là vô cảm. Nữ sinh này chỉ không biết cách sử dụng từ ngữ như thế nào cho phù hợp để diễn tả đúng bản chất của nhân vật Cám trong truyện.
Vấn đề này đặt ra cho các thầy cô giáo là những người truyền đạt lại cảm xúc văn học cho học sinh cần phải làm cách nào để các em có thể diễn đạt đúng ý mình muốn nói bằng ngôn ngữ phù hợp.
Chúng ta cũng cần tránh việc cho rằng thông qua bài văn hóa thân nhân vật lại đánh giá các cháu có tâm hồn vô cảm.
Phạm Thịnh(lược ghi)
VTC News đã ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia tâm lý tâm lý, giáo viên văn học xung quanh bài văn gây sốc của nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện Tấm.
Cô Đ.T.N – giáo viên dạy chuyên Văn tại Hà Nội:
Đây là bài văn kể chuyện sáng tạo vì vậy học sinh được phép sáng tạo theo suy nghĩ và trí tương tượng của mình. Phần đầu của bài làm, học sinh làm như vậy là khá tốt.
Nếu mẹ con Cám không độc ác và lạnh lùng thì có hại Tấm hết lần này đến lần khác hay không? Thậm chí hại cả con cá bống là người bạn và nguồn an ủi duy nhất của Tấm.
Vì vậy, học sinh tưởng tượng như vậy là hợp lí và suy nghĩ của Cám ở đoạn đầu của bài văn vẫn có thể chấp nhận được.
Bài văn gây sốc của nữ sinh lớp 10 tại Hà Nội |
Tuy nhiên, ở đoạn cuối của bài văn có một số vấn đề:
“Mẹ và tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình đành thôi.
Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi”
Ở đây, học sinh đã có sự tưởng tượng khi hóa thân vào nhân vật nhưng lại có một số chỗ sử dụng ngôn ngữ hiện đại không phù hợp. Ngôn ngữ mà học sinh sử dụng trong đoạn này là không thể chấp nhận được trong bài làm văn của học sinh.
Bên cạnh đó, nữ sinh này cũng sai rất nhiều lỗi chính tả trong bài văn của mình.
Tôi cũng cho rằng, lời phê "không biết cách làm bài nghị luận xã hội" là lời phê cho câu hỏi nào khác chứ câu 3 này là văn tự sự.
Nếu là một giáo viên chấm bài cho học sinh này, tôi vẫn đánh giá cao sự sáng tạo và nhập vai của em. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ nhắc nhở em về cách viết trong đoạn cuối của bài làm.
Nếu qua bài viết này có ý kiến nào đánh giá em nữ sinh này đang có thái độ vô cảm thì tôi không đồng ý.
Vô cảm là không có tình cảm nhân đạo nhân văn của con người, không biết thương xót, không biết cảm nhân cái đẹp. Còn việc học sinh sử dụng sai từ ngữ hay cái nhìn hiện đại vào truyện cổ tích không phải là sự vô cảm.
Tuy nhiên, qua cách sử dụng ngôn ngữ của nữ sinh này cũng cần thấy rằng đang có sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận nhỏ thanh niên. Tuy nhiên, việc này chúng ta có thể giáo dục giúp đỡ các em tiến bộ.
Khi dạy về truyện cố tích Tấm Cám, cần phải để học sinh đứng trên hai nhân vật để phân tích, tìm hiểu câu chuyện.
Đoạn kết là phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình.
Qua đó, đoạn kết cũng thể hiện quan niệm về thiện- ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện của nhân dân.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn:
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất - Ảnh: Phạm Thịnh |
Các cháu bây giờ đang say sưa những câu chuyện ở trên mạng vì nó đánh đúng vào tâm lý tò mò của tuổi mới lớn. Vì vậy, câu chuyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa lớp 10 cũng không được các cháu thích thú đọc và cảm nhận.
Do không cảm nhận nội dung câu chuyện được nên học sinh cũng không biết được nhập vai Cám như thế nào. Thậm chí các em còn không nhớ nội dung câu chuyện để nhập vai. Vì vậy, em học sinh này nhớ đến đâu thì “nhập vai” đến đấy nên bài viết không thể sâu sắc.
Việc các cháu đưa vào những từ ngữ “chợ búa” hiện đại như “ bà, mày, tao, con này, rách rưới còn đòi theo quý tộc hahaha, ô sin…” là do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo trên mạng, hay ngay trong đời sống mà một số người gần gũi với các em đó sử dụng.
Thậm chí các cháu còn thản nhiên cho rằng đấy là cách nói bình thường, nhiều người cũng nói như vậy nên các cháu không cho rằng đó là tục tĩu và không phù hợp trong cách hành văn.
Cũng cần thấy rằng, một học sinh khi làm bài kiểm tra thì không cháu nào muốn mình bị điểm kém. Ở đây, các em cảm nhận và trải nghiệm như thế nào về nhân vật Cám thì sẽ viết ra đúng như thế. Cách các em hóa thân vào nhân vật không sai nhưng việc sử dụng các từ ngữ hiện đại thì không phù hợp.
Ở đây cũng không nên cho rằng em học sinh này là vô cảm. Nữ sinh này chỉ không biết cách sử dụng từ ngữ như thế nào cho phù hợp để diễn tả đúng bản chất của nhân vật Cám trong truyện.
Vấn đề này đặt ra cho các thầy cô giáo là những người truyền đạt lại cảm xúc văn học cho học sinh cần phải làm cách nào để các em có thể diễn đạt đúng ý mình muốn nói bằng ngôn ngữ phù hợp.
Chúng ta cũng cần tránh việc cho rằng thông qua bài văn hóa thân nhân vật lại đánh giá các cháu có tâm hồn vô cảm.
Phạm Thịnh(lược ghi)
Bình luận