• Zalo

Nóng tối 7/6: Tàu Trung Quốc dàn thế trận kiểu 'Xích Bích' ở Hoàng Sa

Thời sựThứ Bảy, 07/06/2014 09:21:00 +07:00Google News

(VTC News) - Với thế dàn trận kiểu Xích Bích, tàu Trung Quốc có thể đâm vào tàu cá của Việt Nam bất cứ lúc nào.

(VTC News) - Với thế dàn trận kiểu Xích Bích, tàu Trung Quốc có thể đâm vào tàu cá của Việt Nam bất cứ lúc nào.

» Xuất hiện 'tàu chuyên dụng' đâm va của Trung Quốc
» Hải Phòng: Xuất hiện tin đồn thất thiệt, kích động người dân biểu tình
» Thủ tướng: Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Theo phóng viên Thanh niên Online, ngày 7/6, khi phát hiện tàu Cảnh sát biển của Việt Nam có mặt tại khu vực tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, nhiều tàu Trung Quốc gồm tàu cá, Hải cảnh và Hải giám đã dàn đội hình hàng ngang lao thẳng vào tàu cá Việt Nam.

 Tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển - Ảnh: TNO
Tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển - Ảnh: TNO 

Khoảng 9h, hai tàu Cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 4032 và 2015 nhận lệnh tiếp cận khu vực có tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở cách giàn khoan Hải Dương 981 hơn 42 hải lý và cách đất liền 110 hải lý. Dù đang ở trong vùng biển Việt Nam nhưng tại đây có một tàu Hải cảnh Trung Quốc đang gây hấn với tàu cá Việt Nam.

Cách đó không xa tàu KN 799 khi đang thực thi pháp luật ở khu vực giàn khoan Hải Dương-981 cũng bị tàu Trung Quốc ngang ngược chống lại từ lúc 4h sáng.

Video Trung Quốc hành xử không chuyên nghiệp:

Khoảng 10h30 phút, tàu CSB 4032 tiến ra phía ngoài. Lúc này bộ phận thông tin báo có tàu Trung Quốc kéo đến. Cách mạn trái của tàu 4032 chừng 2 hải lý, tất cả các tàu của Trung Quốc, chừng 50-60 chiếc đang có mặt ở đây dàn hàng ngang rẽ sóng tiến vào khu vực tàu cá Việt Nam.

Dẫn đầu đội hình tàu Trung Quốc là các tàu cá trọng tải lớn, mũi tàu được gia cố thêm khối sắt để sẵn sàng đâm va. Các tàu Hải giám, Hải cảnh hộ tống bên ngoài.

Nhận thấy tình hình nguy hiểm cho tàu cá Việt Nam, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt lệnh tàu CSB 2015 song song với tàu 4032. Còn tàu 4032 tiến hành áp sát tàu cá Việt Nam để hỗ trợ phòng khi có bất trắc.

“Với thế dàn trận kiểu Xích Bích này, tàu Trung Quốc có thể đâm vào tàu cá của ta bất cứ lúc nào”, thiếu tá Đạt nói.

Sau 5-7 phút đua tốc độ, các tàu cá Trung Quốc đã có mặt ở khu vực có tàu cá Việt Nam. Lúc này số lượng tàu cá Việt Nam chỉ bằng 1/3 và bằng 1/5 trọng tải so với tàu cá Trung Quốc. Dù vậy, tàu cá Việt Nam vẫn ở vị trí cũ để kiên cường chống chọi lại tàu Trung Quốc. Sau gần 1 giờ, tàu Trung Quốc dần bỏ đi...

"Chúc bà con một chuyến đi đánh thật nhiều cá!"

Thượng úy Vũ Trọng Huân, thuyền trưởng tàu CSB 4032 cho biết vùng biển này có nhiều cá, mực và hải sâm nên bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt ở đây. Đây cũng là khu vực tàu cá của Việt Nam thường bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

“Đây là ngư trường truyền thống nên không đời nào bà con ngư dân bỏ dù hằng ngày vẫn bị tàu Trung Quốc đe dọa”, thượng úy Huân nói.

 Thiếu tá Đạt chúc bà còn ngư dân có một chuyến đi biển bội thu - Ảnh: TNO
Thiếu tá Đạt chúc bà còn ngư dân có một chuyến đi biển bội thu - Ảnh: TNO 

Để bà con ngư dân yên tâm đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt - Hải trưởng Hải đội 201 (Vùng Cảnh sát biển 2) mở loa trên tàu dặn: “Bà con ngư dân khi gặp tàu Trung Quốc phải mặc áo phao để lỡ có bị đâm thì cũng bảo toàn tính mạng. Chúc bà con một chuyến đi đánh thật nhiều cá!”.

Những cánh tay từ phía tàu cá QNg 90396 giơ lên vẫy khi tàu 4032 dần tiến ra xa. Tiếng trên tàu 4032 hỏi: “Đánh được nhiều cá không?” thì nhận được câu trả lời “Nhiều lắm” từ tàu cá QNg 90396.

Nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Trị bị tàu Trung Quốc uy hiếp, cắt lưới


Theo VOV, từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái  phép trong  vùng biển của Việt Nam, đến nay rất nhiều tàu cá của tỉnh Quảng Trị khi ra khơi đánh bắt hải sản đã bị các tàu của Trung Quốc uy hiếp, cắt lưới gây thiệt hại nặng nề. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm, nhưng ngư dân tỉnh Quảng Trị vẫn kiên cường bám biển vừa để mưu sinh, vừa góp phần  bảo vệ vùng chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ngư dân miền Trung kiên cường bám biển Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh: VOV 

Sau 12 ngày ra khơi đánh bắt hải sản trở về, tàu QT 90709 TS của ông Bùi Đình Thủy ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị chỉ thu được hơn 5 tạ cá. Ông Thủy tâm sự, thông thường, mỗi chuyến biển, các tàu  đánh bắt ở ngư trường khoảng 5 đến 6 ngày. Thế nhưng, lần này mới đánh cá được 2 ngày, tàu của ông đã bị tàu Trung Quốc tấn công, cắt 8 tay lưới, khiến các thuyền viên hết sức phẫn nộ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, song các ngư dân vẫn kiên trì bám biển.

Không chỉ tàu QT 90709 TS của ông Bùi Đình Thủy, tàu QT 91499 TS của ông Hồ Quốc Nguyên khi đang khai thác hải sản ở vùng biển của Việt Nam, cách vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan  trái phép khoảng 60 hải lý về phía Bắc thì bị tàu của Trung Quốc đến vây ráp, uy hiếp và cắt đứt 9 tay lưới, thiệt hại gần 100 triệu đồng.

Hỗ trợ ngư dân Lý Sơn 10 nghìn lít dầu


Thời báo Ngân hàng đưa tin, ngày 6/6, tại văn phòng UBND huyện đảo Lý Sơn, Đại diện báo An Ninh Thủ đô, VietinBank và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức trao tặng cho bà con ngư dân số tiền 240 triệu đồng, tương đương với 10.0000 lít dầu, trong đó Vietinbank trao trao tặng 100 triệu đồng góp phần hỗ trợ và tiếp sức cùng bà con ngư dân vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Theo ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, hiện toàn đảo có 150 tàu thuyền đánh bắt xa bờ chủ yếu ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 27 trường hợp bà cơn ngư dân khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa bị các lực lượng chức năng Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản và đập phá lấy tài sản, ước tổng thiệt hại gần 4,7 tỷ đồng. Ngoài ra, vào ngày 25/5/2014, tàu cá Q.Ng 96180 TS đã bị tàu lạ đâm chìm làm một người chết, một người mất tích, 5 người bị thương.

Đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân


Theo Thanh niên Online, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương đóng tàu cá vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ cho 3.000 tàu cá đầu tiên trong tổng số hơn 130.000 chiếc trên cả nước.

 Mẫu tàu cá vỏ sắt được SBIC giới thiệu tại buổi tọa đàm - Ảnh: Mai Vọng/TNO
Mẫu tàu cá vỏ sắt được SBIC giới thiệu tại buổi tọa đàm - Ảnh: Mai Vọng/TNO 

Ông Ngô Tùng Lâm, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) cho biết, để có những mẫu tàu cá mới, vỏ thép phù hợp với tập quán của ngư dân ở các vùng miền, SBIC đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các vùng miền, lắng nghe ý kiến đóng góp của ngư dân.

Video hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép:

Đến nay, SBIC đã cho ra đời các mẫu tàu cá vỏ thép và sẽ có hai buổi hội thảo về các mẫu tàu cá mới này tại Bình Định và Quảng Bình vào ngày 10 và 12/6 tới.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Theo SBIC, tàu cá vỏ thép chắc chắn, bền vững và an toàn hơn so với tàu vỏ gỗ. Khả năng chịu sóng gió của tàu vỏ thép đến cấp 9, với thiết kế theo tập quán đánh bắt cá của ngư dân của từng vùng miền.

» Những chiến thuật thâm hiểm của Trung Quốc ở Hoàng Sa
» Tàu Trung Quốc ném đá, chai lọ vào tàu Việt Nam
» Chú rể Cảnh sát biển vắng mặt trong ngày rước dâu

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn