(VTC News) - Gia đình ông Võ Đạt và nhiều người dân xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đứng ngồi không yên vì lo lắng cho 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ vào sáng 3/7 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Theo phóng viên báo Người lao động, đêm 3/7 và sáng 4/7, nhiều người dân ở xã Phổ Thạnh tìm đến nhà ông Võ Đạt - người có con trai là chủ tàu QNg 94912 có 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ để hỏi thăm tin tức về chiếc tàu cá và 6 ngư dân bị bắt giữ.
“Khi hay tin tàu cá cùng với con trai và bạn chài bị bắt, vợ chồng tôi luôn thấp thỏm, âu lo. Nhiều người thân của bạn chài đi trên tàu cũng đến ngóng chờ tin tức đến tận khuya nhưng không liên lạc được. Chẳng biết họ có đánh đập con trai tôi cùng với bạn chài hay không nữa?”, bà Trần Thị Mầy, vợ ông Đạt lo lắng.
Vợ chồng ông Võ Đạt (bên trái) cùng người thân ngóng chờ tin tức của 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt - Ảnh: NLĐ |
Ông Đạt cho biết 2 tàu cá của ông là QNg – 94912 TS và QNg – 94913 TS do con trai Võ Tấn Tèo cùng ngư dân Trần Xi làm thuyền trưởng xuất bến vào ngày 28/6, tại bến cá Thọ Quang – Đà Nẵng. Hai tàu cá này hành nghề giã cào đôi trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Đến sáng 3/7, ông Đạt nhận được tin dữ từ ngư dân Huỳnh Kim Cơ (người cùng xã) báo về là tàu đã bị Trung Quốc bắt giữ. Ông vội đến báo với Đồn Biên phòng Sa Huỳnh và chính quyền xã Phổ Thạnh. Đến trưa 4/7, gia đình vẫn chưa nhận được thông tin các ngư dân trên tàu
Năm 2011, ông Đạt vay mượn hơn 350 triệu đồng cùng với khoản vốn tích cóp của gia đình mua 2 chiếc tàu cá trị giá hơn 1,8 tỉ đồng. Do sản lượng đánh bắt đạt thấp nên hiện ông còn nợ hơn 300 triệu đồng.
“Hành nghề giã cào đôi cần phải có 2 tàu cá. Họ bắt mất tàu lớn cùng với ngư cụ thì chúng tôi hết đường sống rồi”, ông Đạt than thở.
Video Trung Quốc khiến cả thế giới bất an:
Các ngư dân bị bắt giữ gồm thuyền trưởng Võ Tấn Tèo (22 tuổi) cùng các thuyền viên Lê Văn Thun (20 tuổi), Võ Lành (45 tuổi), Nguyễn Thành Chương (45 tuổi), Ngô Văn Trạng (24 tuổi) và Võ Minh Hoàng (33 tuổi).
Hiện gia đình ông Võ Đạt và nhiều người dân xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đứng ngồi không yên vì lo lắng cho 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ sáng 3/7 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Tàu Trung Quốc quyết liệt cản phá tàu kiểm ngư Việt Nam tiến vào giàn khoan
Chiều 4/7, tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động hung hăng, dùng lực lượng lớn tiến hành ngăn cản quyết liệt các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, không cho tiếp cận khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tuyên truyền tại khu vực giàn khoan.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan và duy trì ở cự ly cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc, áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam để ngăn cản, không cho các tàu Kiểm ngư Việt Nam cơ động vào gần giàn khoan.
Trung Quốc chạy đua "chiến tranh bản đồ"
Harry Kazianis - một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington cho rằng “cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ”.
Chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khủng hoảng ngoại giao, an ninh, công nghệ quốc tế và địa chính trị tại Đại học Princeton, Ankit Panda cho rằng việc Trung Quốc xuất bản bản đồ mới về bề ngoài có vẻ như không tệ hại bằng những hành động thù địch, khiêu khích gần đây của Bắc Kinh như thiết lập khu nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông liên quan đến tham vọng đoạt quần đảo Senkaku từ tay Nhật Bản và việc đưa giàn khoan Hải Dương 981, tàu, máy bay hộ tống vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, bản đồ 10 đoạn mới ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực Biển Đông, thậm chí cả Ấn Độ.
Ankit Panda cho rằng Bắc Kinh sẽ gặp bất lợi và cản trở lớn hơn bởi tính mơ hồ để Trung Quốc lợi dụng, mở rộng yêu sách không còn nữa, thậm chí còn chưa tính đến phản ứng và hành động của Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Nga.
» Căm phẫn TQ, đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu triệu đô ra Hoàng Sa
» Nóng sáng 3/7: Phát hiện tiêm kích J-11 của Trung Quốc ở giàn khoan
» Nóng tối 2/7: Phát hiện máy bay Mỹ gần khu vực giàn khoan trái phép
Diệp Vy (tổng hợp)
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan và duy trì ở cự ly cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc, áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam để ngăn cản, không cho các tàu Kiểm ngư Việt Nam cơ động vào gần giàn khoan.
Trung Quốc chạy đua "chiến tranh bản đồ"
Harry Kazianis - một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington cho rằng “cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ”.
Chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khủng hoảng ngoại giao, an ninh, công nghệ quốc tế và địa chính trị tại Đại học Princeton, Ankit Panda cho rằng việc Trung Quốc xuất bản bản đồ mới về bề ngoài có vẻ như không tệ hại bằng những hành động thù địch, khiêu khích gần đây của Bắc Kinh như thiết lập khu nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông liên quan đến tham vọng đoạt quần đảo Senkaku từ tay Nhật Bản và việc đưa giàn khoan Hải Dương 981, tàu, máy bay hộ tống vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, bản đồ 10 đoạn mới ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực Biển Đông, thậm chí cả Ấn Độ.
Ankit Panda cho rằng Bắc Kinh sẽ gặp bất lợi và cản trở lớn hơn bởi tính mơ hồ để Trung Quốc lợi dụng, mở rộng yêu sách không còn nữa, thậm chí còn chưa tính đến phản ứng và hành động của Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Nga.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
» Căm phẫn TQ, đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu triệu đô ra Hoàng Sa
» Nóng sáng 3/7: Phát hiện tiêm kích J-11 của Trung Quốc ở giàn khoan
» Nóng tối 2/7: Phát hiện máy bay Mỹ gần khu vực giàn khoan trái phép
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận