• Zalo

Nóng tối 19/6: Phát hiện tàu quét mìn mới của Trung Quốc gần giàn khoan

Thời sựThứ Năm, 19/06/2014 05:01:00 +07:00Google News

(VTC News) – Lần đầu tiên, Việt Nam phát hiện tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 mới đang thả trôi gần khu vực giàn khoan 981 ở khoảng cách gần 19 hải lý.

(VTC News) – Lần đầu tiên, Việt Nam phát hiện tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 mới đang thả trôi gần khu vực giàn khoan 981 ở khoảng cách gần 19 hải lý.

Theo VOV, trên thực địa khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên phát hiện tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 mới đang thả trôi gần khu vực giàn khoan 981 ở khoảng cách gần 19 hải lý.

Theo VOV, trên thực địa khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên phát hiện tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 mới đang thả trôi gần khu vực giàn khoan 981 ở khoảng cách gần 19 hải lý.
Tàu hộ tống của Trung Quốc liên tục cơ động quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981 - Ảnh: VOV 

Trong một động thái khác, phía Trung Quốc tăng cường co cụm số lượng lớn tàu thuyền tạo thành thế gọng kìm và chủ động ngăn chặn các tàu kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển.

Kiểm ngư Việt Nam cũng phát hiện Trung Quốc tăng cường nhiều tàu phòng thủ ở khoảng cách từ 6-7 hải lý so với vị trí giàn khoan Hải Dương 981.

11 tàu của Trung Quốc gồm: hải cảnh, hải giám, ngư chính, hải tuần và 5 tàu kéo tạo thành thế gọng kìm chủ động tiến lại gần các tàu kiểm ngư của Việt Nam để ngăn cản.

Tàu Trung Quốc đâm hư hỏng tàu kiểm ngư Việt Nam

15h34 chiều 18/6, tàu dịch vụ dầu khí Trung Quốc số hiệu 252 đã đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 762 của Việt Nam, tại vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Cú đâm mạnh làm biến dạng lan can mạn trái và hư hỏng nhiều thiết bị trên tàu 762.

Giàn khoan Nam Hải số 9 trên biển Đông

Hoàn Cầu Thời báo Trung Quốc cho biết, giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.

Giàn khoan thứ hai Trung Quốc ở đâu trên Biển Đông?
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc 
Cục Hải sự Trung Quốc cho biết thêm, giàn khoan nước sâu này được di chuyển với tốc độ 4 hải lý /giờ (khoảng 7km/giờ), tổng chiều dài dây kéo giữa tàu kéo và giàn khoan là 600m.

Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải (biển Đông) nói khả năng Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai ra Hoàng Sa là rất thấp.

Video đối thoại cấp cao Việt - Trung:

ĐBQH 'nóng ruột' nghị quyết biển Đông

Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2: ĐBQH 'nóng ruột' nghị quyết biển Đông
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất Quốc hội sớm ra Nghị quyết về tình hình biển Đông 
Sáng 19/6, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã chia sẻ với báo chí xung quanh việc đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình biển Đông hiện nay trước thông tin Trung Quốc tiếp tục kéo thêm giàn khoan thứ 2 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

"Chương trình nghị sự của Quốc hội không có mục về biển Đông. Từ đầu kỳ họp đến nay chỉ có một phiên thảo luận ở tổ và thảo luận tại hội trường nhưng chưa có dự định về một nghị quyết hay một tuyên bố chính thức về vấn đề này.

Do đó, không phải tôi mà chính là rất nhiều cử tri, nhiều tầng lớp nhân dân, từ những người dân bình thường đến cán bộ lão thành đều có ý kiến Quốc hội không thể không có động thái chính thức", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Xây đảo để thực hiện mưu đồ thâu tóm Biển Đông

Nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã vận chuyển vật liệu tới khu vực các rạn san hô và bãi đá ngầm để hiện thực hóa âm mưu tạo ra một số hòn đảo mới ở quần đảo Trường Sa.

Theo giới quan sát, động thái này của Trung Quốc là một trong những nỗ lực để mở rộng tầm ảnh hưởng nhằm tiến tới đạt được yêu sách phi lý về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây có thể chỉ là một trong những bước chuẩn bị để Trung Quốc có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như căn cứ quân sự bao gồm cả các trạm radar.

Hành động này của Trung Quốc cũng khiến các quan chức cấp cao Mỹ lo ngại. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 diễn ra tại Singapore vào cuối tháng 5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng chỉ trích “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm” của Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang âm mưu xây dựng sẽ cho phép nước này có địa điểm để đặt các trạm radar giám sát bao trọn khu vực Biển Đông và cũng là căn cứ hậu cần tiếp sức cho các tàu của nước này “tung hoành” trong khu vực. Xa hơn nữa, việc hiện thực hóa yêu sách phi lý ở Biển Đông được cho là một phần trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc vươn tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.


Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

» Máy bay Trung Quốc lượn lờ quanh giàn khoan trái phép
» Uy nghiêm lễ chào cờ trên tàu Cảnh sát biển ở Hoàng Sa
» Liệu có phải cơ hội 'thoát Trung'?

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn