(VTC News) - Phía Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật dọa dẫm, quấy rối các tàu Việt Nam vào ban đêm tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Theo Cục Kiểm ngư, hiện Trung Quốc tiếp tục sử dụng hơn 100 tàu các loại vây quanh khu vực giàn khoan trái phép để ngăn chặn các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cũng như xua đuổi ngư dân Việt Nam khi họ đang đánh bắt trên ngư trường của mình.
Trong số đó có 36-40 tàu hải cảnh, 30-23 tàu vận tải và tàu kéo, 45-50 tàu cá và 6 tàu quân sự. Đặc biệt, sáng 15-6, một máy bay quân sự của Trung Quốc bay từ hướng Đông Bắc ở độ cao 500-700 m, bay hai vòng trên khu vực các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của VN đang làm nhiệm vụ.
Trung Quốc cũng sử dụng các tàu hải cảnh, tàu kéo để bám sát các tàu kiểm ngư Việt Nam từ xa, đồng thời sử dụng tốc độ cao áp sát các tàu thực thi công vụ của Việt Nam ở khoảng cách 10-30 m, sẵn sàng đâm va với mục đích đẩy tàu Việt Nam ra khỏi khu vực giàn khoan trái phép. Bên cạnh đó hàng loạt tàu cá của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tàu hải cảnh, tàu kéo cũng tỏa ra bủa vây, chèn ép các tàu cá của Việt Nam.
Không chỉ tăng cường ngăn chặn, uy hiếp các tàu thực thi công vụ và tàu cá của ngư dân Việt Nam vào ban ngày, phía Trung Quốc còn sử dụng chiến thuật dọa dẫm, quấy rối các tàu Việt Nam vào ban đêm tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 mà họ hạ đặt phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo đó, ban đêm Trung Quốc thường xuyên sử dụng 2 tàu hải cảnh và 1 tàu vận tải để rọi đèn pha, hú còi vào các tàu cá của ngư dân Việt Nam với mục đích ép các tàu cá Việt Nam ra khỏi khu vực giàn khoan trái phép.
Máy bay Trung Quốc tuần tiễu quanh giàn khoan trái phép
Theo TTXVN, vào lúc 8h30 cùng ngày, phát hiện máy bay Trung Quốc hoạt động trên vùng trời khu vực Quần đảo Hoàng Sa, tuy nhiên, các hoạt động thực thi pháp luật bình thường của các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã gặp phải sự cản phá quyết liệt của lực lượng tàu hộ tống Trung Quốc.
Trong lần cơ động sáng nay, biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam từ vị trí Nam Đông Nam triển khai đội hình làm nhiệm vụ theo hướng Bắc Tây Bắc, tiếp cận khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ hướng Đông – Đông Nam.
Biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam đã thực hiện biện pháp tuyên truyền bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, khẳng định chủ quyền vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật quốc tế. Tàu Kiểm ngư Việt Nam treo băng rôn nội dung: “Chúng tôi mong muốn Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc cùng chung sống hòa bình, hữu nghị”.
Đơn vị tàu xa nhất tiếp cận được giàn khoan Hải Dương-981 ở mức 8,3 hải lý. Ngay sau đó, đội hình các tàu hộ tống Trung Quốc gồm: Tàu kéo Haishan; tàu kéo dịch vụ dầu khí số hiệu 263; các tàu Hải cảnh: 3383, 33102 và 2166; hải tuần 21 đồng tăng tốc lên khoảng 10 hải lý/giờ, chia làm 3 hướng ngăn cản, cản phá các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ trong vùng biển Việt Nam. Có thời điểm, khoảng cách giữa hai tàu chỉ là 30m.
Sau khoảng 45 phút cản phá, các tàu Trung Quốc giảm tốc dần. Đợt cơ động tiếp cận đấu tranh kết thúc lúc 8g40 phút cùng ngày. Đáng chú ý, trong buổi sáng nay, theo quan sát của phóng viên, xuất hiện máy bay của Trung Quốc tuần tiễu quanh khu vực giàn khoan trái phép trên.
Tàu cá chìm ở Hoàng Sa, 11 ngư dân được cứu kịp thời
Theo Thanh niên Online, chiều 15/6, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho hay 11 ngư dân trên tàu cá ĐNa 95814 bị chìm đã được cứu vớt an toàn.
Trước đó khoảng 9h30 phút sáng cùng ngày, tàu cá QNg 95814 cùng 11 ngư dân hành nghề tại vị trí có tọa độ 16,16 độ vĩ bắc, 111,43 độ kinh đông trong khu vực huyện đảo Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng thì bị phá nước. Lúc này tàu đang chìm dần, rất may tàu cá QNg 90479 đang ở gần đó đã đến cứu vớt toàn bộ 11 ngư dân.
Hiện hệ thống Đài TTDH Việt Nam đang phát thông báo đề nghị các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương triển khai ứng cứu tàu và ngư dân bị nạn.
Vị trí tàu bị nạn và thả trôi tự do tại 8,49 độ vĩ bắc, 112,39 độ kinh đông gần khu vực huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cách đảo Đá Tây khoảng 24 hải lý, trên tàu có 32 ngư dân trong khu vực có gió cấp 6.
Ngư dân tố cáo Trung Quốc xây dựng trái phép công trình quân sự tại Trường Sa
Báo Phụ nữ TP.HCM dẫn lời ngư dân Dương Minh Thạnh - chủ tàu cá QNg 96079 TS, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn vừa từ Trường Sa về cho biết: Đầu tháng 5 vừa qua, sau nhiều ngày thả lưới tại phía nam đảo Song Tử Tây khoảng 80 hải lý, sáng 14/5, ông quyết định cho tàu chạy về vùng biển gần đảo Cô Lin để tìm luồng cá mới. Khi tàu còn cách đảo Cô Lin chừng 5 hải lý về phía Tây, ông Thạnh phát hiện nhiều tàu vận tải và tàu hút cát của Trung Quốc, có tàu quân sự hỗ trợ đang hoạt động trái phép ở đây.
“Mỗi tàu hút cát với vòi rồng công suất lớn, họ hút cát quanh khu vực đảo Cô Lin đưa lên tàu vận tải rồi chuyển về Gạc Ma để bồi đắp. Thấy tàu cá ngư dân mình tiếp cận đảo Gạc Ma, tàu quân sự Trung quốc nổ súng uy hiếp, nhiều loạt đạn chỉ cách tàu mình vài sải tay”- Ông Thạnh nói.
Theo ông Thạnh, tại vùng biển quanh đảo Gạc Ma, có hàng chục tàu vận tải cùng tàu hút cát trọng tải hàng chục ngàn tấn của Trung Quốc ngày đêm làm việc hết công suất. Nhiều bãi cát được hút lên đổ tràn trên đảo Gạc Ma, nơi có nhiều phương tiện máy móc, đang thi công các công trình quân sự. Phía ngoài biển có 2 tàu hộ vệ tên lửa và tàu hải cảnh án ngữ không cho tàu cá ngư dân Việt Nam lại gần đảo.
Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao giữa lúc căng thẳng Biển Đông
Theo Tri thức, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ lên đường sang Hà Nội (Việt Nam) tuần tới để tham dự đối thoại hàng năm về hợp tác song phương.
Chuyến thăm của ông Dương sẽ là cuộc họp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.
Theo lịch trình, ông Dương Khiết Trì sẽ lưu lại thủ đô Hà Nội để tham dự cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, ông Dương dự kiến có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Thông tin này được Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết.
» Nóng tối 13/6: Tàu Trung Quốc ngạo ngược dàn hàng ngang chặn tàu ngư dân
» Những lần thót tim đụng máy bay Trung Quốc uy hiếp ở Hoàng Sa
» Tàu Trung Quốc có 2 bệ phóng tên lửa lượn lờ quanh giàn khoan trái phép
Diệp Vy (tổng hợp)
Tàu sắt Trung Quốc ngang ngược uy hiếp tàu cá Việt nam trên vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: TPO |
Trong số đó có 36-40 tàu hải cảnh, 30-23 tàu vận tải và tàu kéo, 45-50 tàu cá và 6 tàu quân sự. Đặc biệt, sáng 15-6, một máy bay quân sự của Trung Quốc bay từ hướng Đông Bắc ở độ cao 500-700 m, bay hai vòng trên khu vực các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của VN đang làm nhiệm vụ.
Trung Quốc cũng sử dụng các tàu hải cảnh, tàu kéo để bám sát các tàu kiểm ngư Việt Nam từ xa, đồng thời sử dụng tốc độ cao áp sát các tàu thực thi công vụ của Việt Nam ở khoảng cách 10-30 m, sẵn sàng đâm va với mục đích đẩy tàu Việt Nam ra khỏi khu vực giàn khoan trái phép. Bên cạnh đó hàng loạt tàu cá của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tàu hải cảnh, tàu kéo cũng tỏa ra bủa vây, chèn ép các tàu cá của Việt Nam.
Không chỉ tăng cường ngăn chặn, uy hiếp các tàu thực thi công vụ và tàu cá của ngư dân Việt Nam vào ban ngày, phía Trung Quốc còn sử dụng chiến thuật dọa dẫm, quấy rối các tàu Việt Nam vào ban đêm tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 mà họ hạ đặt phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo đó, ban đêm Trung Quốc thường xuyên sử dụng 2 tàu hải cảnh và 1 tàu vận tải để rọi đèn pha, hú còi vào các tàu cá của ngư dân Việt Nam với mục đích ép các tàu cá Việt Nam ra khỏi khu vực giàn khoan trái phép.
Máy bay Trung Quốc tuần tiễu quanh giàn khoan trái phép
Theo TTXVN, vào lúc 8h30 cùng ngày, phát hiện máy bay Trung Quốc hoạt động trên vùng trời khu vực Quần đảo Hoàng Sa, tuy nhiên, các hoạt động thực thi pháp luật bình thường của các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã gặp phải sự cản phá quyết liệt của lực lượng tàu hộ tống Trung Quốc.
Trong lần cơ động sáng nay, biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam từ vị trí Nam Đông Nam triển khai đội hình làm nhiệm vụ theo hướng Bắc Tây Bắc, tiếp cận khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ hướng Đông – Đông Nam.
Biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam đã thực hiện biện pháp tuyên truyền bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, khẳng định chủ quyền vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật quốc tế. Tàu Kiểm ngư Việt Nam treo băng rôn nội dung: “Chúng tôi mong muốn Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc cùng chung sống hòa bình, hữu nghị”.
Đơn vị tàu xa nhất tiếp cận được giàn khoan Hải Dương-981 ở mức 8,3 hải lý. Ngay sau đó, đội hình các tàu hộ tống Trung Quốc gồm: Tàu kéo Haishan; tàu kéo dịch vụ dầu khí số hiệu 263; các tàu Hải cảnh: 3383, 33102 và 2166; hải tuần 21 đồng tăng tốc lên khoảng 10 hải lý/giờ, chia làm 3 hướng ngăn cản, cản phá các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ trong vùng biển Việt Nam. Có thời điểm, khoảng cách giữa hai tàu chỉ là 30m.
Sau khoảng 45 phút cản phá, các tàu Trung Quốc giảm tốc dần. Đợt cơ động tiếp cận đấu tranh kết thúc lúc 8g40 phút cùng ngày. Đáng chú ý, trong buổi sáng nay, theo quan sát của phóng viên, xuất hiện máy bay của Trung Quốc tuần tiễu quanh khu vực giàn khoan trái phép trên.
Tàu cá chìm ở Hoàng Sa, 11 ngư dân được cứu kịp thời
Theo Thanh niên Online, chiều 15/6, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho hay 11 ngư dân trên tàu cá ĐNa 95814 bị chìm đã được cứu vớt an toàn.
Trước đó khoảng 9h30 phút sáng cùng ngày, tàu cá QNg 95814 cùng 11 ngư dân hành nghề tại vị trí có tọa độ 16,16 độ vĩ bắc, 111,43 độ kinh đông trong khu vực huyện đảo Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng thì bị phá nước. Lúc này tàu đang chìm dần, rất may tàu cá QNg 90479 đang ở gần đó đã đến cứu vớt toàn bộ 11 ngư dân.
Thời tiết xấu trên biển mấy ngày qua khiến tàu thuyền liên tiếp gặp nạn - Ảnh minh họa: Nguyễn Tú/TNO |
Hiện hệ thống Đài TTDH Việt Nam đang phát thông báo đề nghị các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương triển khai ứng cứu tàu và ngư dân bị nạn.
Vị trí tàu bị nạn và thả trôi tự do tại 8,49 độ vĩ bắc, 112,39 độ kinh đông gần khu vực huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cách đảo Đá Tây khoảng 24 hải lý, trên tàu có 32 ngư dân trong khu vực có gió cấp 6.
Ngư dân tố cáo Trung Quốc xây dựng trái phép công trình quân sự tại Trường Sa
Báo Phụ nữ TP.HCM dẫn lời ngư dân Dương Minh Thạnh - chủ tàu cá QNg 96079 TS, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn vừa từ Trường Sa về cho biết: Đầu tháng 5 vừa qua, sau nhiều ngày thả lưới tại phía nam đảo Song Tử Tây khoảng 80 hải lý, sáng 14/5, ông quyết định cho tàu chạy về vùng biển gần đảo Cô Lin để tìm luồng cá mới. Khi tàu còn cách đảo Cô Lin chừng 5 hải lý về phía Tây, ông Thạnh phát hiện nhiều tàu vận tải và tàu hút cát của Trung Quốc, có tàu quân sự hỗ trợ đang hoạt động trái phép ở đây.
Ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện Lý Sơn đang liên lạc với tàu cá của ngư dân Lý Sơn |
“Mỗi tàu hút cát với vòi rồng công suất lớn, họ hút cát quanh khu vực đảo Cô Lin đưa lên tàu vận tải rồi chuyển về Gạc Ma để bồi đắp. Thấy tàu cá ngư dân mình tiếp cận đảo Gạc Ma, tàu quân sự Trung quốc nổ súng uy hiếp, nhiều loạt đạn chỉ cách tàu mình vài sải tay”- Ông Thạnh nói.
Theo ông Thạnh, tại vùng biển quanh đảo Gạc Ma, có hàng chục tàu vận tải cùng tàu hút cát trọng tải hàng chục ngàn tấn của Trung Quốc ngày đêm làm việc hết công suất. Nhiều bãi cát được hút lên đổ tràn trên đảo Gạc Ma, nơi có nhiều phương tiện máy móc, đang thi công các công trình quân sự. Phía ngoài biển có 2 tàu hộ vệ tên lửa và tàu hải cảnh án ngữ không cho tàu cá ngư dân Việt Nam lại gần đảo.
Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao giữa lúc căng thẳng Biển Đông
Theo Tri thức, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ lên đường sang Hà Nội (Việt Nam) tuần tới để tham dự đối thoại hàng năm về hợp tác song phương.
Chuyến thăm của ông Dương sẽ là cuộc họp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp gỡ ông Dương Khiết Trì năm 2012 (khi đó ông này giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao). |
Video hội thảo biển Đông Trung Quốc biến đường dây nóng thành đường dây chết:
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Theo lịch trình, ông Dương Khiết Trì sẽ lưu lại thủ đô Hà Nội để tham dự cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, ông Dương dự kiến có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Thông tin này được Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết.
» Nóng tối 13/6: Tàu Trung Quốc ngạo ngược dàn hàng ngang chặn tàu ngư dân
» Những lần thót tim đụng máy bay Trung Quốc uy hiếp ở Hoàng Sa
» Tàu Trung Quốc có 2 bệ phóng tên lửa lượn lờ quanh giàn khoan trái phép
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận