• Zalo

Nóng sáng 3/7: Phát hiện tiêm kích J-11 của Trung Quốc ở giàn khoan

Thời sựThứ Năm, 03/07/2014 07:18:00 +07:00Google News

(VTC News) - Lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã phát hiện chiếc máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc bay qua khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 3.000m.

(VTC News) - Lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã phát hiện chiếc máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc bay qua khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 3.000m.

Theo tin tức Đài Truyền hình Việt Nam tối 2/7,  tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã phát hiện chiếc máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc bay qua khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 3.000m.

Chiếc máy bay Y-8X cũng được phát hiện 2 lần bay từ Lĩnh Thủy xuống khu vực giàn khoan Hải Dương 981 và ngược lại; 1 lần chiếc máy bay trực thăng không rõ số hiệu từ Du Lâm xuống khu vực giàn khoan và bay về Du Lâm, Trung Quốc.

Tiêm kích J-11 - Ảnh minh họa
Tiêm kích J-11 - Ảnh minh họa 

Theo quan sát từ tàu CSB 8003 tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, phía Trung Quốc vẫn duy trì trên 118 tàu xung quanh giàn khoan, cụ thể: 6 tàu quân sự, các tàu này vẫn bố trí dàn đội hình hình thành 3 vòng bảo vệ khép kín giàn khoan bật còi uy hiếp, phun nước, sẵn sàng đâm va ở khoảng cách gần nhất là 40m đối với tàu CSB 4033, để ngăn cản không cho các lực lượng của ta tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.

Các tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì hoạt động ở cự ly cách giàn khoan từ 10 - 12 hải lý để tuyên truyền và thực thi pháp luật yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Phía Trung Quốc bố trí nhiều tàu hộ tống dàn hàng ngang uy hiếp và bảo vệ giàn khoan như trên đang là thách thức lớn đối với các lực lượng thực thi pháp luật nhằm tiếp cận giàn khoan ở cự ly gần nhất để làm công tác đấu tranh pháp luật và tuyên truyền; chỉ rõ những hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Theo quan sát của phóng viên VTV, vị trí giàn khoan không có dấu hiệu thay đổi vị trí. Tuy vậy, tùy vào những tình huống cụ thể trên thực địa để nắm chắc tình hình và tiếp tục theo dõi các động thái của Trung Quốc nhằm có các biện pháp đấu tranh phù hợp trong mọi tình huống.

"Dân tộc Việt Nam không bao giờ xem nhẹ, lùi bước trước mọi sự đe dọa"


“Chúng ta luôn mong muốn xây dựng, phát triển hòa bình, duy trì tình hữu nghị Việt-Trung. Nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ xem nhẹ, lùi bước trước mọi sự đe dọa, trước hành vi xâm phạm độc lập chủ quyền Tổ quốc.”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tiếp xúc cử tri tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tiếp xúc cử tri tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) - Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ như vậy, ngày 2/7, trong cuộc tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê - một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh để thông báo kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII và ghi nhận những ý kiến của tri.

Đề cập đến những nhiệm vụ và khó khăn của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ, kinh tế phát triển chưa ổn định; tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao; thể chế, chính sách; tiềm lực quốc phòng, an ninh còn hạn chế. Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã gây nên nhiều khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gây tâm lý bức xúc trong nhân dân.

Giàn khoan Hải Dương 981, chất men khơi dậy lòng yêu nước


Ở một góc nhìn khác, tiến sỹ Nguyễn Nhã lại cho rằng Việt Nam được nhiều hơn mất trong sự việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương – 981 vào biển Đông.

Tiến sỹ Nguyễn Nhã
Tiến sỹ Nguyễn Nhã 

“Giàn khoan 981 hay Hoàng Sa, Trường Sa luôn là chất men khơi gợi lòng yêu nước của toàn dân để từ đó có thể Việt Nam sẽ thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc”, tiến sỹ Nguyễn Nhã nói.

"Vì sao tôi lại cho rằng đây là cơ hội cho Việt Nam. Bởi việc Trung Quốc kéo giàn khoan ra biển Đông khiến ta không còn mơ hồ gì nữa về mối quan hệ anh em này từ đó thúc đẩy lòng yêu nước trong nhân dân. Nhân cơ hội này ta có thể khẳng định rằng Việt Nam không phải là sân sau của Trung Quốc như một số ý kiến đã nêu.

Video Trung Quốc sẽ rút giàn khoan?

Phân tích tìm hiểu kỹ, tôi thấy Trung Quốc chỉ theo chủ nghĩa cực quyền Đại Hán và nhiều lần làm khổ Việt Nam. Như cải cách ruộng đất ảnh hưởng Trung Quốc đã làm khổ hàng triệu người Việt, rồi họ giúp mình thời kỳ 1954 để sau đó đưa Việt Nam lên bàn cân trong hội nghị Giơnevơ, rồi năm 1972 họ cũng làm khổ ta, rồi năm 1974 họ chiếm Hoàng Sa…

Ông Lê Duẩn đã từng nói Trung Quốc chưa bao giờ muốn Việt Nam mạnh mà chỉ muốn Việt Nam phục Quốc. Và sự thực có một giai đoạn Trung Quốc chi phối Việt Nam quá đáng. Tất cả các học tập, trải nghiệm của nhiều cơ quan của Việt Nam đều sang Trung Quốc…

Trung Quốc không ngờ chính thời điểm đặt giàn khoan sau 30.4.2014 là khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của người Việt Nam lên cao chưa từng thấy, tạo thời cơ cho Việt Nam khẳng định Việt Nam không là sân sau của Trung Quốc", tiến sỹ Nguyễn Nhã nói.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

» Nóng chiều 2/7: Nam Hải 9 - mũi tiến công mới của Trung Quốc
» Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Còn tức nhau, đánh nhau thì bên nào cũng thương vong'
» Nhận diện máy bay Mỹ tại giàn khoan Hải Dương 981

PV(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn