Nóng sáng 13/6: Tàu Trung Quốc giăng bẫy vu vạ tàu Việt Nam

Thời sựThứ Sáu, 13/06/2014 07:56:00 +07:00

(VTC News) - Tàu Trung Quốc tiếp tục leo thang hành động gây hấn ở biển Đông khi chủ động lùi tàu hướng thẳng vào mũi tàu kiểm ngư Việt Nam.

(VTC News) - Tàu Trung Quốc tiếp tục leo thang hành động gây hấn ở biển Đông khi chủ động lùi tàu hướng thẳng vào mũi tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm vu cáo, ăn vạ.

Cục Kiểm ngư cho biết, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, tàu Trung Quốc trắng trợn dùng nhiều thủ đoạn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, chạy giật lùi về mũi tàu kiểm ngư Việt Nam để quay phim chụp ảnh. Mục đích của hành động này nhằm giăng bẫy va chạm để vu cáo các tàu Việt Nam đâm va vào đuôi và mạn tàu của Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc tiếp tục dùng nhiều thủ đoạn vu cáo, sẵn sàng đâm va gây hấn với tàu Việt Nam - Ảnh: Trung Hiếu/TNO
Tàu Trung Quốc tiếp tục dùng nhiều thủ đoạn vu cáo, sẵn sàng đâm va gây hấn với tàu Việt Nam - Ảnh: Trung Hiếu/TNO 

Tuy nhiên, lực lượng kiểm ngư Việt Nam tỉnh táo, bình tĩnh di chuyển làm thất bại ý đồ, thủ đoạn của các tàu Trung Quốc.

Ngày 12/6, Trung Quốc có khoảng 39 tàu hải cảnh, 14 tàu vận tải, 20 tàu kéo, 35 tàu cá. Ngoài ra, 6 tàu quân sự vẫn được bố trí hoạt động bảo vệ giàn khoan ở 3 phía.

Video thủ đoạn Trung Quốc bẫy tàu Việt Nam đâm va:

Ở vùng biển cách giàn khoan 38 - 40 hải lý là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, khoảng 35 tàu cá vỏ sắt và 2 tàu hải cảnh đã có những hành động hung hãn, manh động với mục đích vây ép, ngăn cản tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung đang khai thác hải sản.

Cảnh sát biển Việt Nam đang hết sức kiềm chế

Báo Tiền phong dẫn lời Đại tá Thái Minh Dũng, Phó chỉ huy trưởng về pháp luật Cảnh sát biển vùng 2 cho biết, đến nay 42 ngày Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, huy động hàng loạt tàu hộ tống, bảo vệ giàn khoan.

Đại tá Thái Minh Dũng, Phó chỉ huy trưởng về pháp luật Cảnh sát biển vùng 2. Ảnh: Nguyễn Huy/TPO
Đại tá Thái Minh Dũng, Phó chỉ huy trưởng về pháp luật Cảnh sát biển vùng 2. Ảnh: Nguyễn Huy/TPO 

Lúc cao điểm, Trung Quốc điều động đến gần 140 tàu bảo vệ các loại. Trong đó đáng kể tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa, tấn công nhanh. Không chỉ vi phạm vùng biển Việt Nam, các tàu của Trung Quốc còn hung hãn, uy hiếp, tấn công các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và cả ngư dân của ta.

“Khác hẳn với bản chất, hành động của Trung Quốc, Việt Nam chỉ có các tàu thực thi pháp luật và ngư dân trên biển. Mức độ, các hành vi xâm phạm của Trung Quốc ngày một căng thẳng, leo thang, nhưng chúng tôi đang hết sức kiềm chế, giữ vững bản lĩnh, linh hoạt đối phó”, Đại tá Dũng nói.

Đại tá Dũng cho hay, Việt Nam có lực lượng, phương tiện đủ sức để đáp trả lại những hành vi ngang ngược của phía Trung Quốc và có những lúc cán bộ chiến sĩ bức xúc trước hành vi của Trung Quốc nhưng chúng tôi phải hết sức kiềm chế.

Khó khăn, vất vả, bám biển dài ngày nhưng theo Đại tá Dũng các cán bộ chiến sĩ  kiên trì thực hiện nhiệm vụ, kiềm chế, không mắc mưu khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc. Chúng ta thể hiện thái độ yêu chuộng hòa bình, nhưng cương quyết trước các hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

'Việt Nam không lệ thuộc kinh tế bất cứ quốc gia nào'

Trong phiên chất vấn QH chiều 12/6, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt vấn đề: “Khi thảo luận tại hội trường nhiều ĐB nêu nền kinh tế của Việt Nam đang lệ thuộc vào người láng giềng to người nhưng xấu bụng. Vậy xin hỏi Phó thủ tướng, để biến khó khăn thành cơ hội Chính phủ có giải pháp gì để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập gắn với an ninh quốc phòng để không phụ thuộc vào nước ngoài?”.

Kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam không phụ thuộc vào nền kinh tế của bất cứ nước nào
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đến nay chúng ta không phụ thuộc vào nền kinh tế của bất cứ nước nào”. 
Tuy nhiên, trong một thế giới phẳng, xu hướng tất yếu hội nhập theo Phó thủ tướng không có bất cứ quốc gia nào độc lập hoàn toàn. Vì vậy, các giải pháp đặt ra sắp tới thứ nhất tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Video Quốc hội chất vấn mức độ vay Trung Quốc:

Thứ hai, đẩy mạnh thu hút đầu tư thông qua cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi. Thứ ba, nâng cao sức mạnh nội tại của nền kinh tế thông qua người dân và doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời tiếp tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

'Phản bác tất cả thông tin Trung Quốc gửi Liên Hiệp quốc'


Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 12/6 về việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 lên Liên Hiệp quốc (LHQ), Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc lại, Việt Nam đã đưa thông tin, gửi công hàm và thông báo vấn đề đối với cơ quan này. 
"Việt Nam đã thông báo vấn đề trước đó rồi", Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói.

 Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi với báo chí chiều 12/6. Ảnh: Nguyễn Hưng/Zing
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi với báo chí chiều 12/6. Ảnh: Nguyễn Hưng/Zing 

Trước những thông tin mang tính chất trả đũa trong văn bản từ phía Trung Quốc, ông Minh khẳng định: "Đại sứ Lê Hoài Trung, cũng đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ để thông báo tình hình đó. Chúng ta phản bác tất cả những thông tin trong những văn bản của Trung Quốc".

Về thông tin Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon có thể làm trung gian để hạ nhiệt căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, Phó thủ tướng cho rằng đây là động thái tích cực, Việt Nam hoan nghênh. Song ông Minh cũng nhấn mạnh, khi Tổng thư ký tham gia giải quyết thì phải có sự đồng ý của cả hai phía.

Phát hiện nhiều tài liệu về việc bảo vệ Biển Đông thời Nguyễn

Theo An ninh Thủ đô, trong quá trình kiểm tra thực tế tại Di tích Quốc gia đình Bình An, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và tiến hành giám định 7 sắc, bằng tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, Bộ VH-TT&DL xác định, đây là 7 sắc, bằng của triều đình nhà Nguyễn ban, cấp cho Lê Văn Châm và Lê Non để lãnh đạo, chỉ huy quân sĩ thuộc các đội thủy binh bảo vệ, tuần phòng vùng biển từ Bình Thuận đến Khánh Hòa.

Bộ VH-TT&DL yêu cầu, cần tổ chức dịch thuật kỹ lưỡng, đồng thời nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tư liệu thư tịch và tư liệu điền dã khác để có thể có những đánh giá chính xác về giá trị cũng như ý nghĩa lịch sử của các sắc, bằng trên.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Theo nhận định ban đầu, dù không trực tiếp đề cập các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa, song các văn bản này đều là các văn bản gốc, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học quan trọng, khẳng định triều đình nhà Nguyễn đã thiết lập các đội thủy binh, quan tâm đến việc bố phòng, bảo vệ vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

» Nóng sáng 12/6: Tàu Trung Quốc vây ép ngư dân Việt Nam
» Trung Quốc hạ thấp giàn khoan, bố trí tàu chiến bảo vệ
» Nóng chiều 11/6: Trung Quốc hứng ‘gạch đá’ vì hư cấu, xuyên tạc sự thật

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn