(VTC News) - Phía các tàu Trung Quốc xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam có rất nhiều biểu hiện "bất thường".
Chiều nay (29/5), tại Hà Nội, Đại diện Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam cho biết, ngày hôm nay phía các tàu Trung Quốc xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam có rất nhiều biểu hiện "bất thường".
Theo đó, các lực lượng của Cảnh sát biển và Kiểm ngư đã phát hiện trên vị trí phun nước của tàu Hải cảnh 31101 của tàu Trung Quốc có lắp thêm đường ống và vòi màu đen.
Đáng ngạc nhiên hơn là một tàu Hải cảnh Trung Quốc và một tàu khác của nước này khi chạy song song gần giàn khoan Hải Dương-981 đã liên tiếp phun nước vào nhau.
Hiện các lực lượng Việt Nam đang xác định mục đích hành động này của tàu phía Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc còn dùng tàu cá bám sát tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật dụng khác gây cản trở cho tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đồng thời cho tàu cá đi sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm tạo ra những cú đâm va để thu bằng chứng vu cáo với quốc tế tàu Kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc.
Hôm nay, phía lực lượng Trung Quốc đã giảm số lượng tàu quân sự, tàu Hải cảnh, song số lượng vẫn duy trì 122 tàu; trong đó, gồm 41 tàu Hải cảnh, 16 tàu kéo, 14 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 47 tàu cá, ngoài ra có 1 máy bay trinh sát bay 2 vòng quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Tin từ Thanh Niên Online, 112 bức ảnh về biển đảo Tổ quốc, trong đó có những bức ảnh mới nhất vừa gửi về ở "điểm nóng" Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đang được trưng bày tại 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đặc biệt, trong số đó có những tấm hình vừa được các phóng viên chuyển từ quần đảo Hoàng Sa về, ngồn ngộn hơi thở biển đảo quê hương và tinh thần kiên cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư.
Ngoài những bức hình nơi "điểm nóng" Hoàng Sa, triển lãm còn tái hiện cuộc sống lao động sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của quân và dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngư dân trúng cá đậm sát nách giàn khoan Trung Quốc
Theo phóng viên báo An ninh Thủ đô, khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, ngư dân Quảng Ngãi gặp không ít khó khăn do Trung Quốc gây hấn, tấn công. Không những tàu kiểm ngư, quân sự Trung Quốc mà cả tàu cá Trung Quốc cũng tấn công, cản trở ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt hải.
Khó khăn, nguy hiểm là vậy, nhưng ngư dân Quảng Ngãi không lùi bước vẫn hoạt động đánh bắt ở ngư trường truyền thống, gần giàn khoan trái phép, thu về nhiều hải sản.
Sau khi cập bờ cảng Sa Kỳ, thuộc xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tàu cá QNg 91432TS do ngư dân Phạm Luân (45 tuổi, ở xã Tịnh Khê, Tp Quảng Ngãi) làm thuyền trường đã mở khoang để bốc nhiều tấn cá, mực bán cho lái thương.
Theo anh Luân, tàu QNg 91432TS gồm 12 lao động, hành nghề lưới vây ở ngư trường truyền thống tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phiên biển lần này, tàu của anh tiến gần khu vực giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Sau gần một tháng lênh đênh đánh bắt trên biển, tàu cá đã mang về trên 400 triệu đồng từ các loại cá ngừ sọc dưa, cá chủa, cá cờ.
Trừ phí tổn mỗi thuyền viên kiếm được trên 12 triệu đồng. Vẫn theo anh Luân, tàu QNg 91432TS xuất bến, sau gần 20 ngày đã trở về do gặp được ngư trường nhiều cá nên trở về bờ sớm hơn dự kiến 5 đến 7 ngày.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trung Quốc không thể đóng cửa hoàn toàn
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 diễn ra ngày hôm nay, trước lo ngại Trung Quốc có thể gây sức ép về kinh tế trước căng thẳng trên biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng lưu ý quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn là tất yếu, trước mắt có lúc thăng lúc trầm tác động đến kinh tế hai bên nhưng với vị trí là hàng xóm của nhau, về lâu dài quan hệ kinh tế vẫn có lợi ích đan xen qua lại cho cả hai.
Nếu Trung Quốc không xuất khẩu qua Việt Nam thì bản thân cũng chịu thiệt, nếu Trung Quốc không mua lúa, cao su, nông sản… của Việt Nam cũng phải mua của nước khác đắt hơn.
Thủ tướng yêu cầu, một mặt vẫn tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, một mặt cố gắng giữ quan hệ bình thường để hai bên cùng có lợi.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng, toàn cầu hoá, theo Thủ tướng không có bất cứ bế tắc gì, vì đơn giản Trung Quốc không thể đóng cửa hoàn toàn.
Thứ hai, đóng cửa Trung Quốc cũng chịu thiệt hại và sức ép lớn từ các thành viên của WTO, của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc.
Theo phóng viên Zing, khoảng 15h45 chiều nay, tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân TP Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đã được tàu VT 57 lai dắt về đến cảng Lý Sơn.
Tuy nhiên do nước cạn cho nên tàu VT 57 phải đậu rất xa cảng cá Lý Sơn (Quảng Ngãi). Cơ quan chức năng phải điều động tàu có trọng tại nhỏ hơn ra đưa 10 ngư dân đi trên tàu ĐNa 90152 về đất liền.
Tàu vận tải đang trên đường lai dắt ĐNa 90152. Hiện chiếc tàu cá được cố định tại một vị trí an toàn ngoài vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Chiếc tàu cá nửa chìm nửa nổi nên tốc độ di chuyển rất chậm, khoảng 1 hải lý/giờ.
Bên lề phiên họp tổ Quốc hội sáng nay, phóng viên Vietnamnet dẫn lời Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho hay, việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta có thể nói là hành động vô nhân đạo, có tính chất khủng bố.
“Việc dịch chuyển này là hành động leo thang mới, để thực hiện âm mưu áp đặt chủ quyền trên thực tế đối với vùng biển của nước ta. Chúng ta tiếp tục theo dõi và có biện pháp kiên quyết hơn để Trung Quốc không thể muốn đặt ở đâu thì đặt trong vùng biển chủ quyền của chúng ta được”, ông Nguyễn Kim Hoa nói.
» Nóng sáng 29/5: Sau '981' Trung Quốc sẽ làm gì?
» Việt Nam có quyền bắt giữ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân
» Quan chức Ủy ban Quốc phòng: Trung Quốc đang phô trương sức mạnh
Diệp Vy(tổng hợp)
>> ĐỌC TIẾP... Theo đó, các lực lượng của Cảnh sát biển và Kiểm ngư đã phát hiện trên vị trí phun nước của tàu Hải cảnh 31101 của tàu Trung Quốc có lắp thêm đường ống và vòi màu đen.
Đáng ngạc nhiên hơn là một tàu Hải cảnh Trung Quốc và một tàu khác của nước này khi chạy song song gần giàn khoan Hải Dương-981 đã liên tiếp phun nước vào nhau.
Hiện các lực lượng Việt Nam đang xác định mục đích hành động này của tàu phía Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc còn dùng tàu cá bám sát tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật dụng khác gây cản trở cho tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đồng thời cho tàu cá đi sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm tạo ra những cú đâm va để thu bằng chứng vu cáo với quốc tế tàu Kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc.
Hôm nay, phía lực lượng Trung Quốc đã giảm số lượng tàu quân sự, tàu Hải cảnh, song số lượng vẫn duy trì 122 tàu; trong đó, gồm 41 tàu Hải cảnh, 16 tàu kéo, 14 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 47 tàu cá, ngoài ra có 1 máy bay trinh sát bay 2 vòng quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Video cuộc sống trên tàu của Cảnh sát biển Việt Nam:
Những hình ảnh nóng bỏng từ Hoàng SaTin từ Thanh Niên Online, 112 bức ảnh về biển đảo Tổ quốc, trong đó có những bức ảnh mới nhất vừa gửi về ở "điểm nóng" Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đang được trưng bày tại 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ảnh chụp lại ảnh “Tàu của biên đội Kiểm ngư Vùng 4, Cục Kiểm ngư Việt Nam tăng tốc, tiếp cận khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981" của Mai Thanh Hải/Báo Thanh Niên |
Đặc biệt, trong số đó có những tấm hình vừa được các phóng viên chuyển từ quần đảo Hoàng Sa về, ngồn ngộn hơi thở biển đảo quê hương và tinh thần kiên cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư.
Ngoài những bức hình nơi "điểm nóng" Hoàng Sa, triển lãm còn tái hiện cuộc sống lao động sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của quân và dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngư dân trúng cá đậm sát nách giàn khoan Trung Quốc
Theo phóng viên báo An ninh Thủ đô, khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, ngư dân Quảng Ngãi gặp không ít khó khăn do Trung Quốc gây hấn, tấn công. Không những tàu kiểm ngư, quân sự Trung Quốc mà cả tàu cá Trung Quốc cũng tấn công, cản trở ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt hải.
Khó khăn, nguy hiểm là vậy, nhưng ngư dân Quảng Ngãi không lùi bước vẫn hoạt động đánh bắt ở ngư trường truyền thống, gần giàn khoan trái phép, thu về nhiều hải sản.
Sau khi cập bờ cảng Sa Kỳ, thuộc xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tàu cá QNg 91432TS do ngư dân Phạm Luân (45 tuổi, ở xã Tịnh Khê, Tp Quảng Ngãi) làm thuyền trường đã mở khoang để bốc nhiều tấn cá, mực bán cho lái thương.
Tàu cá về đầy khoang tại cảng Mỹ Á, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: ANTĐ |
Theo anh Luân, tàu QNg 91432TS gồm 12 lao động, hành nghề lưới vây ở ngư trường truyền thống tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phiên biển lần này, tàu của anh tiến gần khu vực giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Sau gần một tháng lênh đênh đánh bắt trên biển, tàu cá đã mang về trên 400 triệu đồng từ các loại cá ngừ sọc dưa, cá chủa, cá cờ.
Trừ phí tổn mỗi thuyền viên kiếm được trên 12 triệu đồng. Vẫn theo anh Luân, tàu QNg 91432TS xuất bến, sau gần 20 ngày đã trở về do gặp được ngư trường nhiều cá nên trở về bờ sớm hơn dự kiến 5 đến 7 ngày.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trung Quốc không thể đóng cửa hoàn toàn
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 diễn ra ngày hôm nay, trước lo ngại Trung Quốc có thể gây sức ép về kinh tế trước căng thẳng trên biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng lưu ý quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn là tất yếu, trước mắt có lúc thăng lúc trầm tác động đến kinh tế hai bên nhưng với vị trí là hàng xóm của nhau, về lâu dài quan hệ kinh tế vẫn có lợi ích đan xen qua lại cho cả hai.
Nếu Trung Quốc không xuất khẩu qua Việt Nam thì bản thân cũng chịu thiệt, nếu Trung Quốc không mua lúa, cao su, nông sản… của Việt Nam cũng phải mua của nước khác đắt hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Thủ tướng yêu cầu, một mặt vẫn tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, một mặt cố gắng giữ quan hệ bình thường để hai bên cùng có lợi.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng, toàn cầu hoá, theo Thủ tướng không có bất cứ bế tắc gì, vì đơn giản Trung Quốc không thể đóng cửa hoàn toàn.
Thứ hai, đóng cửa Trung Quốc cũng chịu thiệt hại và sức ép lớn từ các thành viên của WTO, của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc.
Video lao động Trung Quốc trở lại làm việc:
Tàu cá bị Trung Quốc đâm nửa chìm nửa nổi vào đảo Lý SơnTheo phóng viên Zing, khoảng 15h45 chiều nay, tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân TP Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đã được tàu VT 57 lai dắt về đến cảng Lý Sơn.
Ảnh: Zing.vn |
Tuy nhiên do nước cạn cho nên tàu VT 57 phải đậu rất xa cảng cá Lý Sơn (Quảng Ngãi). Cơ quan chức năng phải điều động tàu có trọng tại nhỏ hơn ra đưa 10 ngư dân đi trên tàu ĐNa 90152 về đất liền.
Tàu vận tải đang trên đường lai dắt ĐNa 90152. Hiện chiếc tàu cá được cố định tại một vị trí an toàn ngoài vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Chiếc tàu cá nửa chìm nửa nổi nên tốc độ di chuyển rất chậm, khoảng 1 hải lý/giờ.
Video toàn cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam:
Không thể để Trung Quốc muốn đặt giàn khoan đâu thì đặtBên lề phiên họp tổ Quốc hội sáng nay, phóng viên Vietnamnet dẫn lời Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho hay, việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta có thể nói là hành động vô nhân đạo, có tính chất khủng bố.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Quốc hội Nguyễn Kim Khoa. (Ảnh cắt từ clip) |
“Việc dịch chuyển này là hành động leo thang mới, để thực hiện âm mưu áp đặt chủ quyền trên thực tế đối với vùng biển của nước ta. Chúng ta tiếp tục theo dõi và có biện pháp kiên quyết hơn để Trung Quốc không thể muốn đặt ở đâu thì đặt trong vùng biển chủ quyền của chúng ta được”, ông Nguyễn Kim Hoa nói.
» Nóng sáng 29/5: Sau '981' Trung Quốc sẽ làm gì?
» Việt Nam có quyền bắt giữ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân
» Quan chức Ủy ban Quốc phòng: Trung Quốc đang phô trương sức mạnh
Diệp Vy(tổng hợp)
Bình luận