Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vị trí thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời nên bị che khuất bởi bóng của Trái Đất. Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối thì có nguyệt thực một phần. Khi Mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối thì có nguyệt thực toàn phần.
"Nguyệt thực lần này trùng với thời điểm Siêu trăng. Do đó, Mặt trăng sẽ lớn hơn đôi chút so với trăng tròn thông thường, vì thế khiến hiện tượng này càng thêm hấp dẫn", đại diện Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam cho biết.
Cũng theo bị đại diện này, tại Việt Nam, phần lớn khu vực miền Trung và miền Nam sẽ quan sát được pha toàn phần của hiện tượng này, trong khi ở miền Bắc chỉ có thể theo dõi được pha một phần.
Cụ thể các bước diễn ra hiện tượng nguyệt thực như sau:
- Nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 15h47
- Nguyệt thực một phần bắt đầu: 16h44
- Nguyệt thực toàn phần bắt đầu: 18h11
- Nguyệt thực cực đại: 18h18
- Nguyệt thực toàn phần kết thúc: 18h25
- Nguyệt thực một phần kết thúc: 19h52
- Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 20h49
Chuyên gia thiên văn lưu ý, nguyệt thực hoàn toàn vô hại nên người quan sát có thể dùng mắt thường. Vị trí quan sát thuận lợi nhất là nhìn về bầu trời phía đông, với góc nhìn càng rộng càng tốt, không có nhà chắn phía trước, nóc hoặc cửa sổ các nhà cao tầng, bờ biển.
Bình luận