(VTC News) - Từ khi cuốn tiểu thuyết của chị ra đời, chị đã phải gánh chịu những nỗi đắng cay mà dường như cuốn sách ấy đã vận vào chị.
Đến TP. Vinh (Nghệ An) hỏi "nhà văn bán vé số” viết tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng", từ anh xe ôm, chị bán hàng rong vỉa hè, bà bán phở đến các cán bộ, quan chức đều biết và chỉ đường nhiệt tình.
Tôi cũng từng là độc giả của cuốn tiểu thuyết này và sẽ không thấy nhiều đặc biệt nếu bìa 4 cuốn sách không in mấy dòng chữ ngắn ngọn: "Tình yêu thầm lặng. Nguyễn Thị Sáng. Sinh năm 1952, tại xã Đồng Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp lớp 4 năm 1966... NXB Thanh Niên".
Một người có trình độ lớp 4 mà viết được cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất Nghệ An, được dựng thành phim chiếu trên Truyền hình Việt Nam thì cũng là chuyện xưa nay hiếm.
Mới 9 giờ tối, con phố Ngư Hải đã thưa thớt xe cộ qua lại. Đầu phố, hai công nhân môi trường đẩy xe chở rác kêu leng keng. Cuối phố, dưới bóng đèn đường vàng vọt, người đàn bà nhỏ thó ngồi viết cặm cụi bên quầy vé số.
Đêm nào cũng vậy, khi đường phố lên đèn, khi những công việc thường ngày xong xuôi, chị lại cặm cụi sáng tác. Những âm thanh, hình ảnh, những số phận nơi con phố buồn tẻ mà hai chục năm trước vẫn là bãi hố bom này cứ giản dị đi vào văn chương của chị.
Chị thật khác với hình dung của tôi. Trên bìa 4 của cuốn tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng" là tấm ảnh chụp chân dung tác giả, với son phấn, với nụ cười rạng rỡ. Còn trước mắt tôi, chị nhỏ thó, đi lại khập khễnh và trông chị giống một người buôn thúng bán mẹt lam lũ hơn một "nhà văn" nổi tiếng khắp thành Vinh.
Chị kể hồn nhiên: "Hồi anh Cao Tiến Lê ở Nhà xuất bản Thanh Niên bảo gửi tấm hình vào in sách, con gái chị đèo đến hiệu ảnh nghệ thuật chụp kiểu Hàn Quốc. Đấy là lần đầu tiên trong đời chị chụp ảnh. Ngượng lắm. Xem ảnh thấy cứ như người khác. Nhiều độc giả đọc sách đến gặp chị trò chuyện, họ nhất định không tin chị là tác giả vì trông không giống ảnh trong sách tí nào".
Rồi chị chợt buồn, một nỗi buồn sâu thẳm: "Chị cứ nghĩ gần cả cuộc đời quét chợ thuê, bốc vác, gánh nước thuê, bán ốc luộc, bán vé số kiếm sống đã là khổ lắm rồi, nhưng từ ngày viết tiểu thuyết chị thấy khổ hơn em ạ. Cả đời khốn khó, nhưng vẫn còn cái quý nhất là danh dự, nhưng từ ngày viết tiểu thuyết, rồi tiểu thuyết dựng thành phim, rồi nổi tiếng, thì chị mất nốt cả danh dự. Thế mới biết, cái nghề cầm bút đâu có sung sướng gì".
Ít ai biết rằng, từ khi cuốn tiểu thuyết của chị ra đời, chị đã phải gánh chịu những nỗi đắng cay mà dường như cuốn sách ấy đã vận vào chị.
Hồi tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng" tái bản lần thứ 3, anh xích lô phải chở mấy chuyến oằn lưng mới hết, xếp đầy túp lều con con của chị, vậy mà chị chỉ bán trong vòng một tháng là hết veo. Người ta cứ phóng xe máy rầm rầm đến mua, có ngày bán được 200 đến 300 cuốn.
Cái kiểu bán sách của chị cũng có một không hai. Chị ngồi bán vé số vỉa hè, kê chiếc bàn ọp ẹp sau lưng. Trên chiếc bàn bày từng chồng sách, mà chỉ toàn sách của chị. Mấy bà buôn thúng bán mẹt quanh chợ Ngư Hải nghe tin chị in tiếp sách kéo đến mỗi người mua một cuốn ngồi đọc những lúc ế hàng, vắng khách.
Người nọ đồn người kia, rồi người dân khắp thành Vinh kéo đến mua sách của chị. Sách của chị hay đến nỗi, mấy bà hàng tôm, hàng cá, mặt lạnh như tiền, thường ngày đánh con chửi chồng như hát hay mà cũng phải khóc rưng rức giữa chợ.
Nhiều bà thương phận gái mười hai bến nước của cô Sương (nhân vật chính trong chuyện) đâm thương lây tác giả, nên cuối buổi chợ, có con cá thừa miếng thịt thẹo cũng xách cho chị Sáng.
Nói có chứng có cớ, chị lôi cho tôi một tập thư của bạn đọc cả nước gửi về. Hầu hết các lá thư đều hỏi mua sách. Lá thư của các chiến sĩ ngoài đảo Trường Sa còn gọi "mẹ", xưng "con" với chị và các chiến sĩ cũng gửi tiền mua của chị tới 100 cuốn sách.
Cuốn sách của chị nổi tiếng đến nỗi, mấy người ở Ban liên lạc Thanh niên xung phong tỉnh Nghệ An họp bàn và tìm cách... xử lý tác giả.
Hôm đó, có 4 người vào túp lều của chị, tự cho mình cái quyền "thẩm tra nội dung cuốn sách". Một ông lớn tiếng quát: "Chị là tác giả cuốn truyện Tình yêu thầm lặng? Tại sao viết về TNXP mà chị không xin phép Ban liên lạc hoặc Tỉnh đội?".
Nghe những câu tra khảo hùng hồn của mấy vị nọ, chị bủn rủn tay chân. Cả đời chị làm nghề bốc vác, quét rác ở chợ, gánh nước thuê, bán rượu ốc đêm, giờ thì sang hơn với nghề bán vé số thì làm sao hiểu được những luật lệ, quy định của nghề viết lách. Lúc đó, chị tưởng có nguy cơ ngồi tù vì tội... viết tiểu thuyết mà không làm đơn xin phép. Chị phải thống thiết van xin mấy vị nọ tha tội, chị còn phải nuôi con ăn học.
Hôm sau, có đồng chí ở Ban tuyên giáo Tỉnh ủy đến mua sách của chị. Tiện thể chị hỏi: "Viết tiểu thuyết mà không làm đơn xin phép đi tù có lâu không?". Rồi chị kể chuyện hôm trước có mấy người đến thẩm vấn, đe dọa chị. Đồng chí này trả lời: "Cuốn sách đã được nhà xuất bản ấn hành, được Hãng phim Truyền hình Việt Nam dựng phim, đấy là vinh dự cho nền văn học tỉnh nhà, sao lại nói là phạm tội. Không ai được quyền kiểm tra, nếu họ muốn kiểm tra, chị hãy kiểm tra giấy tờ của họ và lập biên bản gửi đến công an".
Vài ngày sau, mấy người nọ đến hoạnh họe tiếp, chị hỏi giấy tờ, chị lập biên bản làm việc. Mấy người kia thấy vậy nổ xe "chuồn" thẳng. Từ bấy, không thấy quay lại gặp chị nữa. Nhưng nghe đâu, họ lên tận Hội Văn học nghệ thuật tỉnh yêu cầu phải đình bản cuốn sách. Nhưng chả ai làm theo yêu cầu vô căn cứ của họ.
Tuy nhiên, đó chỉ là khúc dạo đầu cho hàng loạt bất hạnh mà "nhà văn bán vé số" này phải gánh chịu. Không biết có phải do sự xúi giục của những kẻ bị chị làm cho bẽ mặt, hay những kẻ đố kị, mang danh nhà văn, nhà thơ, hưởng lương cao lộc nặng, mồm to như cái loa, nhưng cả đời không viết nổi một tác phẩm ra hồn, nên đã ra đòn nặng với chị. Họ lập cả một chiến dịch bôi nhọ trơ trẽn "nhà văn bán vé số" này, quyết vùi dập một "tài năng nở muộn".
Ban đầu là một ông tóc bạc, mặt hằm hằm to như cái thớt, chỉ tay vào mặt chị mắng: "Cái nhà chị thiếu liêm sỉ lắm. Nếu đã trót ăn cắp sách của ai thì dừng lại ngay, đừng có mà in nữa!". Chị ngạc nhiên: "Ô hay. Sách này tự cháu viết ra, sao bác lại bảo cháu ăn cắp?".
Ông này lý luận: "Người ta là giáo sư, tiến sĩ còn chẳng viết được tiểu thuyết, chị mới học hết lớp 4 mà viết được như vậy à?". Nghe ông ta nói vậy, chị không biết nói thế nào cho nổi, ức đến tận cổ, nước mắt chảy ròng ròng.
Lại có anh nhà thơ đến thẩm tra xem chị có phải là tác giả cuốn tiểu thuyết "gây chấn động thành Vinh", bằng cách bắt chị đọc số, tính phép nhân chia.
Anh ta viết số đơn vị hàng ngàn, hàng vạn chị đọc được, nhưng viết đến số hàng triệu, chị tịt ngóm. Chị thành thật: "Cả đời em có được cầm tiền triệu bao giờ đâu mà biết đếm số triệu". Anh này lại bắt chị nhân chia, chị cũng lắc đầu: "Em toàn dùng máy tính". Thế là anh này đi rêu rao: "Đọc số không được, nhân chia không xong, làm sao viết được tiểu thuyết. Chắc ăn cắp bản thảo ở đâu rồi". Nghe vậy, “nhà văn bán vé số" đau không thở được.
Đỉnh điểm của nỗi cay đắng còn hơn cả tiểu thuyết, ấy là người ta bôi nhọ chị lên mặt báo. Một người là cộng tác viên của báo Nghệ An đã lấy bút danh Đinh Thiết Chế viết hai bài liền với cái tít rất kêu: "Điều không thể im lặng sau tác phẩm Tình yêu thầm lặng" và "Sự thật về "nhà văn" - Thanh niên xung phong".
Vị cộng tác viên này gửi đến báo Nghệ An, song những người làm báo ở đây đều hiểu nội dung bài viết là bịa đặt nên không dùng. Thế nhưng, khi người này gửi đến hai tờ báo lớn ở Hà Nội thì hai báo này đăng liên tiếp, mà không cần thẩm tra, xác minh gì cả.
Nội dung bài báo xoay quanh lá đơn của ông Phan Đăng Trinh, là Anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ. Lá đơn của ông Trinh được trích dẫn trên báo có đoạn: "Bà Nguyễn Thị Sáng, nghề nghiệp bán rượu ốc tại phường Quang Trung, TP. Vinh. Tôi làm chứng cho bà làm chế độ thương binh. Tôi đã làm chứng cho bà Sáng như sau: Tôi đã chở bà ra sau khi bị thương từ Trạm 32 bên Lào về Trạm 51 huyện Kỳ Sơn – Nghệ An…
Thực tế, hồi còn lái xe đường 7, tôi không hề gặp bà ta và cũng không quen biết gì. Do nhẹ dạ cả tin nên tôi đã làm chứng cho bà Sáng. Mục đích bà Sáng nhờ tôi làm chế độ thương binh…". Bài báo còn khẳng định chị đã chạy chọt làm thương binh, sửa chữa hồ sơ hưu…
Sau khi đọc được hai bài báo này, chị đã đau khổ đến phát ngất. Chị ốm liệt giường suốt mấy tuần. Bao nhiêu năm ở chiến trường, bao nhiêu năm thân tàn què quặt, bị chồng bỏ theo gái, vẫn một nách quần quật nuôi hai đứa con trưởng thành bằng những công việc nặng nhọc nhất không quật ngã được chị, vậy mà chỉ mấy câu vu khống, bôi nhọ danh dự trên báo đã làm chị gục ngã.
Khi húp được bát cháo, tỉnh được dậy, việc đầu tiên là chị đạp xe đến nhà ông Phan Đăng Trinh. Khi nghe chị trình bày và đưa cho ông hai tờ báo, ông ngớ người ra. Ông Trinh rối rít xin lỗi chị vì những gì chị đã phải chịu đựng.
Sau đó, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vào cuộc thanh tra, xác minh làm sáng tỏ sự việc. Cuối cùng, họ kết luận chị Sáng không hề đánh lừa Hội đồng Giám định Y khoa, không hề sửa chữa hồ sơ hưu. Tất cả hồ sơ gốc của chị Sáng vẫn còn đó, và đến nay chị vẫn được trả lương thương binh đều đặn.
Ông Phan Đăng Trinh cũng viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng và cũng là lời xin lỗi với “nhà văn bán vé số” Nguyễn Thị Sáng: “Hôm đó, bà Đ. (tác giả bài báo, lấy bút danh là Đinh Thiết Chế) đến nhà nhờ tôi chép lại tờ đơn bà đã viết sẵn nội dung tố cáo chị Sáng và dặn tôi: Tuyệt đối bí mật, kể cả với vợ con. Không hiểu tôi dại dột thế nào mà lại giúp chị Đ., còn mục đích chị ta làm gì tôi không rõ (?!).
Tôi là thương binh, lại bị ảnh hưởng thần kinh nên đã không làm chủ được bản thân, tiếp tay cho cộng tác viên H.T.N.Đ. gây ra những việc làm sai trái, thiếu suy nghĩ. Tôi thành thật xin lỗi các Cơ quan báo chí, các Cơ quan pháp luật cùng chị Nguyễn Thị Sáng”. (Trích đơn của ông Phan Văn Trinh).
Như vậy, nỗi oan của chị đã được sáng tỏ, song chị vẫn không thể cầm bút tiếp tục viết, vì nội dung bài báo vẫn sờ sờ ra đấy. Những kẻ hại chị vì ghen ghét, hay vì lý do gì đó mà bản thân chị cũng không biết cứ photo nội dung bài báo phát như bươm bướm khắp phố, khiến chị rất đau lòng.
Sau khi viết thành công tác phẩm này, một số nhà xuất bản, một số biên tập viên động viên chị viết tiếp và chị quyết tâm viết tiếp phần hai cuốn tiểu thuyết. Thế nhưng, cứ cầm bút lên, chị lại uất nghẹn, chỉ thấy nước mắt trào ra mà câu chữ thì không sao ra được. Chị quyết tâm khăn gói ra Hà Nội đi đòi lại danh dự cho mình. Do hai tờ báo không chịu đính chính, chị quyết định đi kiện.
Vậy là suốt một năm trời ròng rã với ba lô, túi xách, chị ra Hà Nội đòi công lý. Lần nào đi lâu nhất thì một tháng, nhanh cũng một tuần. Thế nhưng, đến hai cơ quan báo chí này, họ cứ lẩn tránh, không tiếp.
Những ngày ở Hà Nội, nhà văn Cao Tiến Lê, đạo diễn, diễn viên Mạnh Cường, người chuyển thể cuốn tiểu thuyết của chị thành phim, nghệ sĩ Lan Hương, nhân vật đóng vai Sương rất thương chị. Họ đùm bọc chị, cho chị ở nhờ nhà và hết sức khuyên giải chị rằng: “Con kiến đi kiện củ khoai ăn thua gì! Dư luận nói gì em cứ mặc họ, cứ sống đúng bản chất của mình, đừng để mấy chuyện lặt vặt ấy ảnh hưởng đến ngòi bút”.
Cái đêm tôi ngồi trò chuyện với chị trong căn lều lúp xúp bên đường Ngư Hải, chị đã chảy nước mắt khi kể về nghệ sĩ Mạnh Cường và nghệ sĩ Lan Hương. Lần nào vào Nghệ An hoặc dù chỉ đi công tác qua Nghệ An, hai nghệ sĩ này cũng ghé thăm chị. Và khi hai nghệ sĩ này đi khỏi, chị lật gối, lật chiếu nơi họ ngồi, thể nào cũng thấy, khi thì 5 trăm ngàn, khi thì một triệu đồng. Họ thương chị quá nghèo.
Sau nhiều lần ra Hà Nội kiện cáo không thành công, và sau khi đã tiêu hết veo số tiền 2 triệu nhuận bút lần tái bản thứ 3 cuốn tiểu thuyết, chị mới nhận ra rằng đi kiện chả được tích sự gì. Đặc biệt, một lần đi qua TAND TP. Hà Nội, thấy hình ảnh cảnh sát bảo vệ dắt mấy ông quan chức bị còng tay từ xe đặc chủng xuống, chị chợt nghĩ: “So với mấy ông quan chức kia, mình còn ít nhục hơn”. Nghĩ vậy, tự dưng chị thấy lòng thanh thản hơn. Từ bấy, chị không đi kiện cáo gì nữa.
Thế nhưng, cho đến hôm nay, “chiến dịch” bôi nhọ “nhà văn bán vé số” vẫn chưa kết thúc. Những kẻ hại chị vẫn photo hai bài báo, cùng với nội dung lá đơn nặc danh vu cáo “Nguyễn Thị Sáng đánh cắp bản thảo Tình yêu thầm lặng của một ai đó, lấy tên mình rồi gửi đi in sách”, gửi đến các cơ quan chức năng, rải khắp các khu chợ, các quán hàng ở thành phố Vinh, thậm chí đã “bay” tận về quê chị.
Đôi lúc, chị vẫn yếu lòng và khóc trước những lời chỉ trích của những người không hiểu. Những câu nói đầy sự châm biếm cố ý như: “Cô ăn cắp giỏi nhỉ. Chỉ cho tôi cách ăn cắp với!”, làm tim chị nhói đau. Nhưng đêm đêm, khi đã kiếm đủ 30 ngàn trang trải cho cuộc sống thường ngày, chị lại tuôn trào bên trang viết. Những câu văn lộn xộn, hồn nhiên ra đời dưới ánh đèn đường vàng vọt đã lặng lẽ cất lên tiếng nói của sự thật. Những nỗi đau gặm nhấm rất cuộc đời đó lại sẽ trở thành tiểu thuyết.
Trần Bình Thủy
Đến TP. Vinh (Nghệ An) hỏi "nhà văn bán vé số” viết tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng", từ anh xe ôm, chị bán hàng rong vỉa hè, bà bán phở đến các cán bộ, quan chức đều biết và chỉ đường nhiệt tình.
Tôi cũng từng là độc giả của cuốn tiểu thuyết này và sẽ không thấy nhiều đặc biệt nếu bìa 4 cuốn sách không in mấy dòng chữ ngắn ngọn: "Tình yêu thầm lặng. Nguyễn Thị Sáng. Sinh năm 1952, tại xã Đồng Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp lớp 4 năm 1966... NXB Thanh Niên".
Một người có trình độ lớp 4 mà viết được cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất Nghệ An, được dựng thành phim chiếu trên Truyền hình Việt Nam thì cũng là chuyện xưa nay hiếm.
Tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng". |
Mới 9 giờ tối, con phố Ngư Hải đã thưa thớt xe cộ qua lại. Đầu phố, hai công nhân môi trường đẩy xe chở rác kêu leng keng. Cuối phố, dưới bóng đèn đường vàng vọt, người đàn bà nhỏ thó ngồi viết cặm cụi bên quầy vé số.
Đêm nào cũng vậy, khi đường phố lên đèn, khi những công việc thường ngày xong xuôi, chị lại cặm cụi sáng tác. Những âm thanh, hình ảnh, những số phận nơi con phố buồn tẻ mà hai chục năm trước vẫn là bãi hố bom này cứ giản dị đi vào văn chương của chị.
Chị thật khác với hình dung của tôi. Trên bìa 4 của cuốn tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng" là tấm ảnh chụp chân dung tác giả, với son phấn, với nụ cười rạng rỡ. Còn trước mắt tôi, chị nhỏ thó, đi lại khập khễnh và trông chị giống một người buôn thúng bán mẹt lam lũ hơn một "nhà văn" nổi tiếng khắp thành Vinh.
Chị kể hồn nhiên: "Hồi anh Cao Tiến Lê ở Nhà xuất bản Thanh Niên bảo gửi tấm hình vào in sách, con gái chị đèo đến hiệu ảnh nghệ thuật chụp kiểu Hàn Quốc. Đấy là lần đầu tiên trong đời chị chụp ảnh. Ngượng lắm. Xem ảnh thấy cứ như người khác. Nhiều độc giả đọc sách đến gặp chị trò chuyện, họ nhất định không tin chị là tác giả vì trông không giống ảnh trong sách tí nào".
Ấn tượng với dòng giới thiệu: Tốt nghiệp lớp 4. |
Rồi chị chợt buồn, một nỗi buồn sâu thẳm: "Chị cứ nghĩ gần cả cuộc đời quét chợ thuê, bốc vác, gánh nước thuê, bán ốc luộc, bán vé số kiếm sống đã là khổ lắm rồi, nhưng từ ngày viết tiểu thuyết chị thấy khổ hơn em ạ. Cả đời khốn khó, nhưng vẫn còn cái quý nhất là danh dự, nhưng từ ngày viết tiểu thuyết, rồi tiểu thuyết dựng thành phim, rồi nổi tiếng, thì chị mất nốt cả danh dự. Thế mới biết, cái nghề cầm bút đâu có sung sướng gì".
Ít ai biết rằng, từ khi cuốn tiểu thuyết của chị ra đời, chị đã phải gánh chịu những nỗi đắng cay mà dường như cuốn sách ấy đã vận vào chị.
Hồi tiểu thuyết "Tình yêu thầm lặng" tái bản lần thứ 3, anh xích lô phải chở mấy chuyến oằn lưng mới hết, xếp đầy túp lều con con của chị, vậy mà chị chỉ bán trong vòng một tháng là hết veo. Người ta cứ phóng xe máy rầm rầm đến mua, có ngày bán được 200 đến 300 cuốn.
Cái kiểu bán sách của chị cũng có một không hai. Chị ngồi bán vé số vỉa hè, kê chiếc bàn ọp ẹp sau lưng. Trên chiếc bàn bày từng chồng sách, mà chỉ toàn sách của chị. Mấy bà buôn thúng bán mẹt quanh chợ Ngư Hải nghe tin chị in tiếp sách kéo đến mỗi người mua một cuốn ngồi đọc những lúc ế hàng, vắng khách.
Người nọ đồn người kia, rồi người dân khắp thành Vinh kéo đến mua sách của chị. Sách của chị hay đến nỗi, mấy bà hàng tôm, hàng cá, mặt lạnh như tiền, thường ngày đánh con chửi chồng như hát hay mà cũng phải khóc rưng rức giữa chợ.
Nhiều bà thương phận gái mười hai bến nước của cô Sương (nhân vật chính trong chuyện) đâm thương lây tác giả, nên cuối buổi chợ, có con cá thừa miếng thịt thẹo cũng xách cho chị Sáng.
"Nhà văn" bán vé số Nguyễn Thị Sáng. |
Nói có chứng có cớ, chị lôi cho tôi một tập thư của bạn đọc cả nước gửi về. Hầu hết các lá thư đều hỏi mua sách. Lá thư của các chiến sĩ ngoài đảo Trường Sa còn gọi "mẹ", xưng "con" với chị và các chiến sĩ cũng gửi tiền mua của chị tới 100 cuốn sách.
Cuốn sách của chị nổi tiếng đến nỗi, mấy người ở Ban liên lạc Thanh niên xung phong tỉnh Nghệ An họp bàn và tìm cách... xử lý tác giả.
Hôm đó, có 4 người vào túp lều của chị, tự cho mình cái quyền "thẩm tra nội dung cuốn sách". Một ông lớn tiếng quát: "Chị là tác giả cuốn truyện Tình yêu thầm lặng? Tại sao viết về TNXP mà chị không xin phép Ban liên lạc hoặc Tỉnh đội?".
Nghe những câu tra khảo hùng hồn của mấy vị nọ, chị bủn rủn tay chân. Cả đời chị làm nghề bốc vác, quét rác ở chợ, gánh nước thuê, bán rượu ốc đêm, giờ thì sang hơn với nghề bán vé số thì làm sao hiểu được những luật lệ, quy định của nghề viết lách. Lúc đó, chị tưởng có nguy cơ ngồi tù vì tội... viết tiểu thuyết mà không làm đơn xin phép. Chị phải thống thiết van xin mấy vị nọ tha tội, chị còn phải nuôi con ăn học.
Hôm sau, có đồng chí ở Ban tuyên giáo Tỉnh ủy đến mua sách của chị. Tiện thể chị hỏi: "Viết tiểu thuyết mà không làm đơn xin phép đi tù có lâu không?". Rồi chị kể chuyện hôm trước có mấy người đến thẩm vấn, đe dọa chị. Đồng chí này trả lời: "Cuốn sách đã được nhà xuất bản ấn hành, được Hãng phim Truyền hình Việt Nam dựng phim, đấy là vinh dự cho nền văn học tỉnh nhà, sao lại nói là phạm tội. Không ai được quyền kiểm tra, nếu họ muốn kiểm tra, chị hãy kiểm tra giấy tờ của họ và lập biên bản gửi đến công an".
Vài ngày sau, mấy người nọ đến hoạnh họe tiếp, chị hỏi giấy tờ, chị lập biên bản làm việc. Mấy người kia thấy vậy nổ xe "chuồn" thẳng. Từ bấy, không thấy quay lại gặp chị nữa. Nhưng nghe đâu, họ lên tận Hội Văn học nghệ thuật tỉnh yêu cầu phải đình bản cuốn sách. Nhưng chả ai làm theo yêu cầu vô căn cứ của họ.
Tuy nhiên, đó chỉ là khúc dạo đầu cho hàng loạt bất hạnh mà "nhà văn bán vé số" này phải gánh chịu. Không biết có phải do sự xúi giục của những kẻ bị chị làm cho bẽ mặt, hay những kẻ đố kị, mang danh nhà văn, nhà thơ, hưởng lương cao lộc nặng, mồm to như cái loa, nhưng cả đời không viết nổi một tác phẩm ra hồn, nên đã ra đòn nặng với chị. Họ lập cả một chiến dịch bôi nhọ trơ trẽn "nhà văn bán vé số" này, quyết vùi dập một "tài năng nở muộn".
Nghệ sĩ Mạnh Cường chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình chị Sáng. |
Ban đầu là một ông tóc bạc, mặt hằm hằm to như cái thớt, chỉ tay vào mặt chị mắng: "Cái nhà chị thiếu liêm sỉ lắm. Nếu đã trót ăn cắp sách của ai thì dừng lại ngay, đừng có mà in nữa!". Chị ngạc nhiên: "Ô hay. Sách này tự cháu viết ra, sao bác lại bảo cháu ăn cắp?".
Ông này lý luận: "Người ta là giáo sư, tiến sĩ còn chẳng viết được tiểu thuyết, chị mới học hết lớp 4 mà viết được như vậy à?". Nghe ông ta nói vậy, chị không biết nói thế nào cho nổi, ức đến tận cổ, nước mắt chảy ròng ròng.
Lại có anh nhà thơ đến thẩm tra xem chị có phải là tác giả cuốn tiểu thuyết "gây chấn động thành Vinh", bằng cách bắt chị đọc số, tính phép nhân chia.
Anh ta viết số đơn vị hàng ngàn, hàng vạn chị đọc được, nhưng viết đến số hàng triệu, chị tịt ngóm. Chị thành thật: "Cả đời em có được cầm tiền triệu bao giờ đâu mà biết đếm số triệu". Anh này lại bắt chị nhân chia, chị cũng lắc đầu: "Em toàn dùng máy tính". Thế là anh này đi rêu rao: "Đọc số không được, nhân chia không xong, làm sao viết được tiểu thuyết. Chắc ăn cắp bản thảo ở đâu rồi". Nghe vậy, “nhà văn bán vé số" đau không thở được.
Đỉnh điểm của nỗi cay đắng còn hơn cả tiểu thuyết, ấy là người ta bôi nhọ chị lên mặt báo. Một người là cộng tác viên của báo Nghệ An đã lấy bút danh Đinh Thiết Chế viết hai bài liền với cái tít rất kêu: "Điều không thể im lặng sau tác phẩm Tình yêu thầm lặng" và "Sự thật về "nhà văn" - Thanh niên xung phong".
Vị cộng tác viên này gửi đến báo Nghệ An, song những người làm báo ở đây đều hiểu nội dung bài viết là bịa đặt nên không dùng. Thế nhưng, khi người này gửi đến hai tờ báo lớn ở Hà Nội thì hai báo này đăng liên tiếp, mà không cần thẩm tra, xác minh gì cả.
Nội dung bài báo xoay quanh lá đơn của ông Phan Đăng Trinh, là Anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ. Lá đơn của ông Trinh được trích dẫn trên báo có đoạn: "Bà Nguyễn Thị Sáng, nghề nghiệp bán rượu ốc tại phường Quang Trung, TP. Vinh. Tôi làm chứng cho bà làm chế độ thương binh. Tôi đã làm chứng cho bà Sáng như sau: Tôi đã chở bà ra sau khi bị thương từ Trạm 32 bên Lào về Trạm 51 huyện Kỳ Sơn – Nghệ An…
Thực tế, hồi còn lái xe đường 7, tôi không hề gặp bà ta và cũng không quen biết gì. Do nhẹ dạ cả tin nên tôi đã làm chứng cho bà Sáng. Mục đích bà Sáng nhờ tôi làm chế độ thương binh…". Bài báo còn khẳng định chị đã chạy chọt làm thương binh, sửa chữa hồ sơ hưu…
Sau khi đọc được hai bài báo này, chị đã đau khổ đến phát ngất. Chị ốm liệt giường suốt mấy tuần. Bao nhiêu năm ở chiến trường, bao nhiêu năm thân tàn què quặt, bị chồng bỏ theo gái, vẫn một nách quần quật nuôi hai đứa con trưởng thành bằng những công việc nặng nhọc nhất không quật ngã được chị, vậy mà chỉ mấy câu vu khống, bôi nhọ danh dự trên báo đã làm chị gục ngã.
Khi húp được bát cháo, tỉnh được dậy, việc đầu tiên là chị đạp xe đến nhà ông Phan Đăng Trinh. Khi nghe chị trình bày và đưa cho ông hai tờ báo, ông ngớ người ra. Ông Trinh rối rít xin lỗi chị vì những gì chị đã phải chịu đựng.
Sau đó, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vào cuộc thanh tra, xác minh làm sáng tỏ sự việc. Cuối cùng, họ kết luận chị Sáng không hề đánh lừa Hội đồng Giám định Y khoa, không hề sửa chữa hồ sơ hưu. Tất cả hồ sơ gốc của chị Sáng vẫn còn đó, và đến nay chị vẫn được trả lương thương binh đều đặn.
Ông Phan Đăng Trinh cũng viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng và cũng là lời xin lỗi với “nhà văn bán vé số” Nguyễn Thị Sáng: “Hôm đó, bà Đ. (tác giả bài báo, lấy bút danh là Đinh Thiết Chế) đến nhà nhờ tôi chép lại tờ đơn bà đã viết sẵn nội dung tố cáo chị Sáng và dặn tôi: Tuyệt đối bí mật, kể cả với vợ con. Không hiểu tôi dại dột thế nào mà lại giúp chị Đ., còn mục đích chị ta làm gì tôi không rõ (?!).
Tôi là thương binh, lại bị ảnh hưởng thần kinh nên đã không làm chủ được bản thân, tiếp tay cho cộng tác viên H.T.N.Đ. gây ra những việc làm sai trái, thiếu suy nghĩ. Tôi thành thật xin lỗi các Cơ quan báo chí, các Cơ quan pháp luật cùng chị Nguyễn Thị Sáng”. (Trích đơn của ông Phan Văn Trinh).
Chiếc bàn sáng tác tiểu thuyết của chị Sáng. |
Như vậy, nỗi oan của chị đã được sáng tỏ, song chị vẫn không thể cầm bút tiếp tục viết, vì nội dung bài báo vẫn sờ sờ ra đấy. Những kẻ hại chị vì ghen ghét, hay vì lý do gì đó mà bản thân chị cũng không biết cứ photo nội dung bài báo phát như bươm bướm khắp phố, khiến chị rất đau lòng.
Sau khi viết thành công tác phẩm này, một số nhà xuất bản, một số biên tập viên động viên chị viết tiếp và chị quyết tâm viết tiếp phần hai cuốn tiểu thuyết. Thế nhưng, cứ cầm bút lên, chị lại uất nghẹn, chỉ thấy nước mắt trào ra mà câu chữ thì không sao ra được. Chị quyết tâm khăn gói ra Hà Nội đi đòi lại danh dự cho mình. Do hai tờ báo không chịu đính chính, chị quyết định đi kiện.
Vậy là suốt một năm trời ròng rã với ba lô, túi xách, chị ra Hà Nội đòi công lý. Lần nào đi lâu nhất thì một tháng, nhanh cũng một tuần. Thế nhưng, đến hai cơ quan báo chí này, họ cứ lẩn tránh, không tiếp.
Những ngày ở Hà Nội, nhà văn Cao Tiến Lê, đạo diễn, diễn viên Mạnh Cường, người chuyển thể cuốn tiểu thuyết của chị thành phim, nghệ sĩ Lan Hương, nhân vật đóng vai Sương rất thương chị. Họ đùm bọc chị, cho chị ở nhờ nhà và hết sức khuyên giải chị rằng: “Con kiến đi kiện củ khoai ăn thua gì! Dư luận nói gì em cứ mặc họ, cứ sống đúng bản chất của mình, đừng để mấy chuyện lặt vặt ấy ảnh hưởng đến ngòi bút”.
Cái đêm tôi ngồi trò chuyện với chị trong căn lều lúp xúp bên đường Ngư Hải, chị đã chảy nước mắt khi kể về nghệ sĩ Mạnh Cường và nghệ sĩ Lan Hương. Lần nào vào Nghệ An hoặc dù chỉ đi công tác qua Nghệ An, hai nghệ sĩ này cũng ghé thăm chị. Và khi hai nghệ sĩ này đi khỏi, chị lật gối, lật chiếu nơi họ ngồi, thể nào cũng thấy, khi thì 5 trăm ngàn, khi thì một triệu đồng. Họ thương chị quá nghèo.
Sau nhiều lần ra Hà Nội kiện cáo không thành công, và sau khi đã tiêu hết veo số tiền 2 triệu nhuận bút lần tái bản thứ 3 cuốn tiểu thuyết, chị mới nhận ra rằng đi kiện chả được tích sự gì. Đặc biệt, một lần đi qua TAND TP. Hà Nội, thấy hình ảnh cảnh sát bảo vệ dắt mấy ông quan chức bị còng tay từ xe đặc chủng xuống, chị chợt nghĩ: “So với mấy ông quan chức kia, mình còn ít nhục hơn”. Nghĩ vậy, tự dưng chị thấy lòng thanh thản hơn. Từ bấy, chị không đi kiện cáo gì nữa.
Thế nhưng, cho đến hôm nay, “chiến dịch” bôi nhọ “nhà văn bán vé số” vẫn chưa kết thúc. Những kẻ hại chị vẫn photo hai bài báo, cùng với nội dung lá đơn nặc danh vu cáo “Nguyễn Thị Sáng đánh cắp bản thảo Tình yêu thầm lặng của một ai đó, lấy tên mình rồi gửi đi in sách”, gửi đến các cơ quan chức năng, rải khắp các khu chợ, các quán hàng ở thành phố Vinh, thậm chí đã “bay” tận về quê chị.
Đôi lúc, chị vẫn yếu lòng và khóc trước những lời chỉ trích của những người không hiểu. Những câu nói đầy sự châm biếm cố ý như: “Cô ăn cắp giỏi nhỉ. Chỉ cho tôi cách ăn cắp với!”, làm tim chị nhói đau. Nhưng đêm đêm, khi đã kiếm đủ 30 ngàn trang trải cho cuộc sống thường ngày, chị lại tuôn trào bên trang viết. Những câu văn lộn xộn, hồn nhiên ra đời dưới ánh đèn đường vàng vọt đã lặng lẽ cất lên tiếng nói của sự thật. Những nỗi đau gặm nhấm rất cuộc đời đó lại sẽ trở thành tiểu thuyết.
Trần Bình Thủy
Bình luận