(VTC News) – May mắn khó tin đã giúp ông Tư Sĩ cùng gia đình thoát nạn diệt chủng Pol Pot. Giờ có tuổi rồi, ông sợ mọi chuyện sẽ trôi vào quên lãng, không ai biết đến.
Kỳ 1: Gặp nhân chứng sống sót trong bi kịch 40 năm trước
Đúng 12 ngày sau khi thống nhất đất nước, thì trên quần đảo Thổ Chu, cực tây nam của Tổ quốc, quân diệt chủng Pol Pot tranh thủ thời cơ đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt cóc toàn bộ cư dân 515 người đi biệt tích.
4 năm sau, khi đất nước Campuchia được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng, vẫn không tìm thấy tung tích của bất cứ một ai trong số hơn 500 con người đó. Mãi mãi, họ không thể trở về quê hương khi hòa bình đã lập lại. Và dường như, đó là một vụ thảm sát bí ẩn mà lâu nay còn ít người biết đến.
Manh mối của vụ thảm sát kinh hoàng chỉ được hé lộ vào đầu năm 1979, khi quân đội cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam giải phóng một số hòn đảo trên vịnh Thái Lan thuộc lãnh thổ Campuchia, họ đã tìm thấy rất nhiều xương cốt, quần áo, cũng như căn cước (chứng minh nhân dân) đề tên của dân Việt Nam, kèm một số vật dụng đặc trưng khác của ngư dân.
Cùng với việc toàn bộ cư dân trên đảo Thổ Chu mất tích bí ẩn 4 năm trước, và một số câu chuyện ít ỏi được kể lại, chúng ta đủ căn cứ để khẳng định: hơn 500 con người vô tội ở Thổ Chu đã bị quân Pol Pot lùa lên tàu đưa về những hòn đảo hoang và giết sạch không còn một ai.
Nhân chứng sống sót và tố cáo những tội ác Khmer Đỏ trên đảo Thổ Chu là ai? Điều gì đã xảy ra trong những ngày quân Pol Pot chiếm đóng đảo? Chúng ta đã giải phóng quần đảo này như thế nào?... Những câu hỏi không dễ để có được câu trả lời.
Qua những manh mối ít ỏi, được biết có 2 gia đình đã may mắn trốn thoát trong câu chuyện bi thương ở Thổ Chu 40 năm trước. Họ hiện đang sống một cuộc đời bình dị ở đảo Hòn Mấu, thuộc quần đảo Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang) cách Thổ Chu hơn trăm cây số. Đó là gia đình ông Ba Ảnh (Lê Văn Ảnh), và gia đình ông Tư Sĩ (Nguyễn Văn Sĩ). Hai ông đều đã trên 80 tuổi.
Do đã nhờ các chiến sĩ biên phòng liên hệ từ trước, thuyền vừa cập bến đảo Hòn Mấu, tôi đã gặp một cụ ông với mái tóc bạc trắng đang ngồi trầm ngâm bên ly cà phê đen. Ông là Tư Sĩ. Những kỷ niệm về lần thoát chết ở Thổ Chu luôn ám ảnh trong tâm trí ông. Câu chuyện cứ thế tuôn ra như chạm mạch nguồn.
Ông Sĩ bảo, cuộc đời như phim đã khiến ông bất đắc dĩ trở thành người làm chứng của sự kiện này, bởi chẳng ai muốn phải rơi vào những cảnh sống chết trong gang tấc cả. Số phận đã đưa cả gia đình ông ra Thổ Chu và sau đó là thoát nạn nhờ những may mắn khó tin. Giờ cũng lớn tuổi rồi, không kể lại thì sợ câu chuyện về sau sẽ trôi vào quên lãng.
Những năm 70 của thế kỷ trước, chiến sự giữa hai miền căng thẳng, chế độ ngụy quyền Sài Gòn tăng cường bắt lính. Một viên sĩ quan có quan hệ họ hàng đã bảo với Tư Sĩ là nên đưa cả gia đình trốn đi để bảo toàn tính mạng.
Suy nghĩ mãi, ông Tư Sĩ quyết định gửi 2 đứa con lớn cho bố mẹ mình ở Hòn Mấu nuôi dưỡng, rồi cùng vợ và ba đứa con nhỏ dong thuyền thẳng tiến hướng tây nam. Cả gia tài của gia đình chỉ là chiếc ghe nhỏ, cùng với một ít đồ dùng lặt vặt và vài chỉ vàng phòng thân.
Chạy được 1 ngày rưỡi thì thuyền cập bến Thổ Chu. Thời điểm đó, quần đảo này chỉ có lác đác cư dân sinh sống, và vẫn thuộc quyền quản lý của chế độ ngụy quyền. Tuy nhiên, đám lính ngụy trên đảo cũng không tra cứu kỹ càng lý lịch của gia đình ông, cũng như việc trốn quân dịch mà phải ra đảo.
Biết là người Việt Nam, họ cùng với những người dân thân thiện khác trên đảo nhanh chóng giúp gia đình Tư Sĩ dựng nhà cửa và ổn định cuộc sống.
Nhấp ngụm cà phê, ánh mắt của ông Tư Sĩ như long lanh hơn khi nhớ về miền đất tây nam tổ quốc đã cưu mang cả gia đình mình những ngày đó.
“Sống với nhau trên đảo xa nên ai cũng tốt bụng, đùm bọc thương yêu nhau lắm. Họ dạy tôi làm rẫy, đánh bắt cá xa bờ, khuyên nuôi đồi mồi để bán cho các thương lái ở Hà Tiên làm giàu. Chỉ thời gian ngắn, cả gia đình đã khai hoang được 1 ha trồng dừa, đu đủ, nuôi được mấy trăm con đồi mồi. Vợ tôi còn mở thêm được một tiệm may vá cho cư dân trên đảo. Tôi đã tính chuyện đón 2 con về Thổ Chu, rồi tích cực làm giàu trên chính mảnh đất này”, ông tự hào kể lại.
Cuộc sống lẽ ra sẽ bình yên mãi như thế, cho đến một ngày đầu tháng 5/1975. Đảo Thổ Chu xôn xao khi nhận được tin Sài Gòn giải phóng, đất nước thống nhất. Đám lính ngụy trên đảo số thì trở về đất liền trình diện và đoàn tụ với vợ con, số còn lại lục đục tìm cách trốn ra nước ngoài.
Có viên sĩ quan đến rủ ông cùng mọi người dong thuyền ra ngoài biển khơi, sẽ có tàu của Mỹ đón đi. Nhưng ông Tư Sĩ từ chối, bởi ông đã quyết tâm gắn bó với đảo. Gia đình còn 2 đứa con đang sống cùng ông bà nội ở đảo Hòn Mấu đang chờ ngày đoàn tụ. Với lại, ra nước ngoài thì cũng chả biết làm gì để sống.
Không rủ rê được, đám lính ngụy trốn sạch. Bản thân gia đình ông Tư Sĩ cùng với hơn 500 cư dân khác trên đảo quyết tâm ở lại, khó khổ cùng nhau, chờ bộ đội ra tiếp quản. Tuy nhiên, chỉ được 10 ngày thì biến cố đã xảy ra.
“Cả đời này, tôi không bao giờ quên được cái ngày mùng 2 tháng 4 Ất Mão (12/5/1975). Tôi đang gánh nước mặn lên bờ để rửa bồn nuôi đồi mồi thì bỗng thấy 2 chiếc tàu hộ tống PCE cùng với vài cái tàu chiến lượn lờ vòng quanh đảo, rồi một lát sau chúng cập bến. Lúc đầu cứ tưởng là bộ đội Việt Nam, nhưng nhìn kỹ thì trên tàu đầy lính ăn mặc na ná như quân cách mạng: Cổ quấn khăn rằn, tay cầm súng AK, nhưng lại nói toàn tiếng Khmer nên tôi hơi lo.
Ông Danh Thương, thời điểm đó khoảng 30 tuổi, là dân sinh sống trên đảo bằng nghề đốt than. Trước khi ngụy quyền Sài Gòn tan rã, Danh Thương vốn là tay buôn hàng qua lại biên giới như đi chợ nên nói khá sõi tiếng Khmer, về sau cũng trốn quân dịch mà ra Thổ Chu, được gã chỉ huy đám lính quấn khăn rằn ri mời đến phiên dịch. Chúng xưng là “đàn em” của bộ đội Việt Nam, đến để bảo vệ cuộc sống bà con trên đảo… Lúc đó, tôi mới biết chính xác đây là quân Khmer Đỏ”, ông Tư Sĩ cho biết.
Còn tiếp…
Hải Minh
Kỳ 1: Gặp nhân chứng sống sót trong bi kịch 40 năm trước
Đúng 12 ngày sau khi thống nhất đất nước, thì trên quần đảo Thổ Chu, cực tây nam của Tổ quốc, quân diệt chủng Pol Pot tranh thủ thời cơ đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt cóc toàn bộ cư dân 515 người đi biệt tích.
4 năm sau, khi đất nước Campuchia được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng, vẫn không tìm thấy tung tích của bất cứ một ai trong số hơn 500 con người đó. Mãi mãi, họ không thể trở về quê hương khi hòa bình đã lập lại. Và dường như, đó là một vụ thảm sát bí ẩn mà lâu nay còn ít người biết đến.
Manh mối của vụ thảm sát kinh hoàng chỉ được hé lộ vào đầu năm 1979, khi quân đội cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam giải phóng một số hòn đảo trên vịnh Thái Lan thuộc lãnh thổ Campuchia, họ đã tìm thấy rất nhiều xương cốt, quần áo, cũng như căn cước (chứng minh nhân dân) đề tên của dân Việt Nam, kèm một số vật dụng đặc trưng khác của ngư dân.
Cùng với việc toàn bộ cư dân trên đảo Thổ Chu mất tích bí ẩn 4 năm trước, và một số câu chuyện ít ỏi được kể lại, chúng ta đủ căn cứ để khẳng định: hơn 500 con người vô tội ở Thổ Chu đã bị quân Pol Pot lùa lên tàu đưa về những hòn đảo hoang và giết sạch không còn một ai.
Một trong những bức ảnh tố cáo tội ác chế độ diệt chủng Pol Pot. Ảnh tư liệu |
Nhân chứng sống sót và tố cáo những tội ác Khmer Đỏ trên đảo Thổ Chu là ai? Điều gì đã xảy ra trong những ngày quân Pol Pot chiếm đóng đảo? Chúng ta đã giải phóng quần đảo này như thế nào?... Những câu hỏi không dễ để có được câu trả lời.
Qua những manh mối ít ỏi, được biết có 2 gia đình đã may mắn trốn thoát trong câu chuyện bi thương ở Thổ Chu 40 năm trước. Họ hiện đang sống một cuộc đời bình dị ở đảo Hòn Mấu, thuộc quần đảo Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang) cách Thổ Chu hơn trăm cây số. Đó là gia đình ông Ba Ảnh (Lê Văn Ảnh), và gia đình ông Tư Sĩ (Nguyễn Văn Sĩ). Hai ông đều đã trên 80 tuổi.
Do đã nhờ các chiến sĩ biên phòng liên hệ từ trước, thuyền vừa cập bến đảo Hòn Mấu, tôi đã gặp một cụ ông với mái tóc bạc trắng đang ngồi trầm ngâm bên ly cà phê đen. Ông là Tư Sĩ. Những kỷ niệm về lần thoát chết ở Thổ Chu luôn ám ảnh trong tâm trí ông. Câu chuyện cứ thế tuôn ra như chạm mạch nguồn.
Ông Sĩ bảo, cuộc đời như phim đã khiến ông bất đắc dĩ trở thành người làm chứng của sự kiện này, bởi chẳng ai muốn phải rơi vào những cảnh sống chết trong gang tấc cả. Số phận đã đưa cả gia đình ông ra Thổ Chu và sau đó là thoát nạn nhờ những may mắn khó tin. Giờ cũng lớn tuổi rồi, không kể lại thì sợ câu chuyện về sau sẽ trôi vào quên lãng.
Ông Tư Sĩ (Nguyễn Văn Sĩ) |
Những năm 70 của thế kỷ trước, chiến sự giữa hai miền căng thẳng, chế độ ngụy quyền Sài Gòn tăng cường bắt lính. Một viên sĩ quan có quan hệ họ hàng đã bảo với Tư Sĩ là nên đưa cả gia đình trốn đi để bảo toàn tính mạng.
Suy nghĩ mãi, ông Tư Sĩ quyết định gửi 2 đứa con lớn cho bố mẹ mình ở Hòn Mấu nuôi dưỡng, rồi cùng vợ và ba đứa con nhỏ dong thuyền thẳng tiến hướng tây nam. Cả gia tài của gia đình chỉ là chiếc ghe nhỏ, cùng với một ít đồ dùng lặt vặt và vài chỉ vàng phòng thân.
Chạy được 1 ngày rưỡi thì thuyền cập bến Thổ Chu. Thời điểm đó, quần đảo này chỉ có lác đác cư dân sinh sống, và vẫn thuộc quyền quản lý của chế độ ngụy quyền. Tuy nhiên, đám lính ngụy trên đảo cũng không tra cứu kỹ càng lý lịch của gia đình ông, cũng như việc trốn quân dịch mà phải ra đảo.
Biết là người Việt Nam, họ cùng với những người dân thân thiện khác trên đảo nhanh chóng giúp gia đình Tư Sĩ dựng nhà cửa và ổn định cuộc sống.
Nhấp ngụm cà phê, ánh mắt của ông Tư Sĩ như long lanh hơn khi nhớ về miền đất tây nam tổ quốc đã cưu mang cả gia đình mình những ngày đó.
Quần đảo Thổ Chu trên bản đồ Việt Nam |
“Sống với nhau trên đảo xa nên ai cũng tốt bụng, đùm bọc thương yêu nhau lắm. Họ dạy tôi làm rẫy, đánh bắt cá xa bờ, khuyên nuôi đồi mồi để bán cho các thương lái ở Hà Tiên làm giàu. Chỉ thời gian ngắn, cả gia đình đã khai hoang được 1 ha trồng dừa, đu đủ, nuôi được mấy trăm con đồi mồi. Vợ tôi còn mở thêm được một tiệm may vá cho cư dân trên đảo. Tôi đã tính chuyện đón 2 con về Thổ Chu, rồi tích cực làm giàu trên chính mảnh đất này”, ông tự hào kể lại.
Cuộc sống lẽ ra sẽ bình yên mãi như thế, cho đến một ngày đầu tháng 5/1975. Đảo Thổ Chu xôn xao khi nhận được tin Sài Gòn giải phóng, đất nước thống nhất. Đám lính ngụy trên đảo số thì trở về đất liền trình diện và đoàn tụ với vợ con, số còn lại lục đục tìm cách trốn ra nước ngoài.
Có viên sĩ quan đến rủ ông cùng mọi người dong thuyền ra ngoài biển khơi, sẽ có tàu của Mỹ đón đi. Nhưng ông Tư Sĩ từ chối, bởi ông đã quyết tâm gắn bó với đảo. Gia đình còn 2 đứa con đang sống cùng ông bà nội ở đảo Hòn Mấu đang chờ ngày đoàn tụ. Với lại, ra nước ngoài thì cũng chả biết làm gì để sống.
Một góc quần đảo Thổ Chu |
Không rủ rê được, đám lính ngụy trốn sạch. Bản thân gia đình ông Tư Sĩ cùng với hơn 500 cư dân khác trên đảo quyết tâm ở lại, khó khổ cùng nhau, chờ bộ đội ra tiếp quản. Tuy nhiên, chỉ được 10 ngày thì biến cố đã xảy ra.
“Cả đời này, tôi không bao giờ quên được cái ngày mùng 2 tháng 4 Ất Mão (12/5/1975). Tôi đang gánh nước mặn lên bờ để rửa bồn nuôi đồi mồi thì bỗng thấy 2 chiếc tàu hộ tống PCE cùng với vài cái tàu chiến lượn lờ vòng quanh đảo, rồi một lát sau chúng cập bến. Lúc đầu cứ tưởng là bộ đội Việt Nam, nhưng nhìn kỹ thì trên tàu đầy lính ăn mặc na ná như quân cách mạng: Cổ quấn khăn rằn, tay cầm súng AK, nhưng lại nói toàn tiếng Khmer nên tôi hơi lo.
Ông Danh Thương, thời điểm đó khoảng 30 tuổi, là dân sinh sống trên đảo bằng nghề đốt than. Trước khi ngụy quyền Sài Gòn tan rã, Danh Thương vốn là tay buôn hàng qua lại biên giới như đi chợ nên nói khá sõi tiếng Khmer, về sau cũng trốn quân dịch mà ra Thổ Chu, được gã chỉ huy đám lính quấn khăn rằn ri mời đến phiên dịch. Chúng xưng là “đàn em” của bộ đội Việt Nam, đến để bảo vệ cuộc sống bà con trên đảo… Lúc đó, tôi mới biết chính xác đây là quân Khmer Đỏ”, ông Tư Sĩ cho biết.
Còn tiếp…
Hải Minh
Bình luận