Ốc sên thường được bảo quản dưới dạng hóa thạch vỏ ốc nên việc tìm thấy hóa thạch ốc sên chứa thân mềm là rất hiếm.
"Phát hiện mới của chúng tôi thực sự đáng chú ý vì lý do này", Tiến sĩ Adrienne Jochum thuộc Viện nghiên cứu Senckenberg (Đức) cho hay.
Mảnh hổ phách có niên đại từ kỷ Phấn trắng.
"Cơ thể và vỏ của con ốc sên cái được bảo quản rất tốt. Lũ con của nó cũng được bảo quản trong mảnh hổ phách", ông Jochum cho hay.
Nhóm nghiên cứu của Jochum so sánh cơ thể của con ốc sên mẹ như "kẹo dẻo".
"Những con ốc sên non dường như được bọc trong nhựa cây ngay sau khi sinh ra và được bảo tồn ở vị trí đó qua hàng triệu năm. Ốc sên mẹ chắc hẳn đã nhận thấy thảm kịch sắp xảy ra nên duỗi các xúc tu của mình lên trong tư thế 'báo động đỏ'", Jochum cho hay.
Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loài ốc sên mới phát hiện là Cretatortulosa gignens. Do các loài ốc sên ngày này hầu hết đẻ trứng nên việc Cretatortulosa gignens sinh con được xem là khá bất thường.
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc đẻ con giúp Cretatortulosa gignens bảo vệ con non khỏi những kẻ săn mồi trong các cánh rừng nhiệt đới ở kỷ Phấn trắng.
"Chúng tôi cho rằng con non của Cretatortulosa gignens có kích thước nhỏ hơn và số lượng ít hơn so với ốc sên đẻ trứng để tăng cơ hội sống sót", Jochum cho biết.
Mảnh hổ phách tìm thấy ở miền bắc Myanmar mang tới những phát hiện chưa từng có về hệ sinh thái và hành vi của loài ốc sên sống cách đây 99 triệu năm.
Bình luận