Số tinh trùng trên nằm bên trong một loài giáp xác nhỏ bé bị mắc kẹt trong lớp nhựa cây ở Myanmar cách đây 100 triệu năm trước.
Loài giáp xác này có tên là myanmarcypris hui, tồn tại được khoảng 500 triệu năm và có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều đại dương ngày nay. Trong kỷ Phấn trắng (khoảng 145 đến 66 triệu năm trước), myanmarcypris hui sống ở vùng ven biển Myanmar ngày nay.
Theo nhóm chuyên gia do chuyên gia Wang He tới từ Học viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu, các mẫu tinh trùng hóa thạch cổ nhất được phát hiện tới nay chỉ mới 17 triệu năm tuổi.
Các chuyên gia cho biết, số tinh trùng được tìm thấy bên trong cơ thể một con cái, cho thấy nó vừa được thụ tinh trước khi bị mắc kẹt trong nhựa cây. Đặc biệt, số tinh trùng này có kích thước khá lớn.
Nhóm chuyên gia nói rằng việc tìm thấy hóa thạch là điều khá phổ biến, nhưng việc tìm thấy một mẫu vật có "phần mềm" là rất hiếm.
"Các phân tích về hóa thạch của myanmarcypris hui cung cấp rất nhiều thông tin về môi trường và khí hậu trong quá khứ, cũng như làm sáng tỏ các câu đố về tiến hóa. Đặc biệt, sự xuất hiện các "phần mềm" trong hóa thạch sẽ dẫn tới những tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết của chúng ta", Giáo sư Dave Horne tời từ Đại học Queen Mary (London) cho hay.
Bình luận