Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) qua đó phê duyệt đưa nợ công về một đầu mối duy nhất quản lý là Bộ Tài chính từ tháng 7/2018.
Ngày 23/11, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung như quy định về nợ vay và cho vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh, đặc biệt là quy định thống nhất một đầu mối quản lý nợ công.
Theo đó, Quản lý Nhà nước về nợ công thay vì bao gồm 11 nhóm nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nợ công được giao cho 3 cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính như hiện nay. Quốc hội đã thống nhất đưa nợ công về một đầu mối duy nhất quản lý là Bộ Tài chính.
Dự thảo luật đã được sửa đổi, Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính là chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công.
Bên cạnh đó, Luật Quản lý nợ công cũng quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.
Về việc quy định bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
Video: Bình quân mỗi người Việt 'gánh' 33 triệu đồng nợ công
Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.
Ngoài ra, Luật cũng quy định sẽ không đưa nợ tự vay, tự trả của DNNN vào nợ công.
Cụ thể, các khoản nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), UBTVQH cho rằng đây là các khoản vay thuộc quyền tự chủ của DN. Trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, bảo đảm bình đẳng như các loại hình DN khác. Do dó, UBTVQH xin Quốc hội cho phép không quy định nợ tự vay, tự trả của DNNN vào phạm vi nợ công.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.
Bình luận