(VTC News) - Bốn vết rách sát mớn nước 40cm khiến thiết bị bên trong phải tháo tung, đệm mềm được huy động để chống tràn nước vào trong.
Ngày 1/6, tàu Cảnh sát biển Việt Nam 2016 đang làm nhiệm vụ chấp pháp tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh 46105 của Trung Quốc tấn công.
Ngày 1/6, tàu Cảnh sát biển Việt Nam 2016 đang làm nhiệm vụ chấp pháp tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh 46105 của Trung Quốc tấn công.
Tàu cảnh sát biển 2016 trở về Đà Nẵng để sửa chữa bởi những vết đâm của tàu Trung Quốc |
Bằng cú đâm “hủy diệt”, tàu hải cảnh 46105 của Trung Quốc đã đâm rách mạn trái tàu cảnh sát biển 2016.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Thượng úy Quản Đình Dương, thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 2016 cho biết: “Lúc 16h23 ngày 1/6, khi tàu đang làm nhiệm vụ chấp pháp thì bị tàu hải cảnh mang số hiệu 46105 của Trung Quốc tấn công làm rách nhiều đường, cách mớn nước chỉ 40cm, rất nguy hiểm.
Không chỉ vậy, mũi tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã gạt ngang, làm gãy hệ thống lan can tàu tại mạn trái cùng nhiều hạng mục khác bị hư hại.
Để ứng phó với nguy cơ nước tràn vào trong, toàn bộ buồng nghỉ của nhân viên bị tháo dỡ, chống tràn nước bằng đệm mềm và cây chống. Đến đêm ngày 2/6, tàu nhận lệnh trở về và chiều ngày 3/5, tàu đã về Đà Nẵng để sửa chữa”.
Cũng theo thuyền trưởng Dương, trước đó, vào đêm 23/5, khi tàu vừa ra đến vị trí làm nhiệm vụ chấp pháp thì cũng bị tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng tấn công và đâm va làm móp mạn trái gần đuôi tàu cùng hệ thống lan can, cột đèn hiệu tại khu vực.
Tuy nhiên tàu vẫn bám trụ làm nhiệm vụ cho đến khi bị đâm hư hỏng nặng vào chiều 1/6.
"Sau khi về đến Đà Nẵng, các cơ quan đã đến động viên và chia sẻ với anh em chiến sĩ trên tàu. Đặc biệt là lực lượng công nhân tại xưởng sửa chữa, bất chấp điều kiện nắng nóng, khẩn trương khảo sát vết rách, lắp dựng đà chống và lên phương án khắc phục sớm nhất để trở lại vị trí làm nhiệm vụ.
Không chỉ vậy, mũi tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã gạt ngang, làm gãy hệ thống lan can tàu tại mạn trái cùng nhiều hạng mục khác bị hư hại.
Lực lượng công nhân khẩn trương sửa chữa "vết thương" trên tàu CSB 2016 do tàu Trung Quốc để lại |
Để ứng phó với nguy cơ nước tràn vào trong, toàn bộ buồng nghỉ của nhân viên bị tháo dỡ, chống tràn nước bằng đệm mềm và cây chống. Đến đêm ngày 2/6, tàu nhận lệnh trở về và chiều ngày 3/5, tàu đã về Đà Nẵng để sửa chữa”.
Lan can tàu cảnh sát biển 2016 bị gãy đỗ sau cú đâm của tàu hải cảnh Trung Quốc |
Cũng theo thuyền trưởng Dương, trước đó, vào đêm 23/5, khi tàu vừa ra đến vị trí làm nhiệm vụ chấp pháp thì cũng bị tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng tấn công và đâm va làm móp mạn trái gần đuôi tàu cùng hệ thống lan can, cột đèn hiệu tại khu vực.
Video ngư dân ghi lại cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu cá:
Tuy nhiên tàu vẫn bám trụ làm nhiệm vụ cho đến khi bị đâm hư hỏng nặng vào chiều 1/6.
Cận cảnh vết đâm nhìn từ phía bên trong tàu cảnh sát biển 2016 |
"Sau khi về đến Đà Nẵng, các cơ quan đã đến động viên và chia sẻ với anh em chiến sĩ trên tàu. Đặc biệt là lực lượng công nhân tại xưởng sửa chữa, bất chấp điều kiện nắng nóng, khẩn trương khảo sát vết rách, lắp dựng đà chống và lên phương án khắc phục sớm nhất để trở lại vị trí làm nhiệm vụ.
Video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam:
Dự kiến con tàu sẽ sớm vươn khơi sau thời gian sửa chữa nhanh chóng", Thuyền trưởng tàu Cảnh sát biển 2016 cho biết thêm.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Bửu Lân
Bình luận