(VTC News) - Xu hướng tội phạm mạng ngày càng tăng cao và diễn biến phức tạp, mức độ tinh vi hơn, đặc biệt đối tượng nhắm đến của các Hacker sẽ là các website trọng yếu quốc gia.
Xu hướng tội phạm mạng tăng cao tại Việt Nam trong năm 2012 và được đánh giá còn phức tạp hơn nữa trong năm 2013.
Có thể nói 2012 là năm "bùng nổ" của các hình thức tội phạm mạng trên toàn thế giới. Không chỉ nổi trội trong lĩnh vực thương mại điện tử như những năm trước, hiện các mô hình cộng đồng như mạng xã hội, dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến ... cũng đang nằm trong tầm hoạt động của tin tặc.
Có thể nói 2012 là năm "bùng nổ" của các hình thức tội phạm mạng trên toàn thế giới. Không chỉ nổi trội trong lĩnh vực thương mại điện tử như những năm trước, hiện các mô hình cộng đồng như mạng xã hội, dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến ... cũng đang nằm trong tầm hoạt động của tin tặc.
Trao đổi về vấn đề tội phạm mạng tại Việt Nam trong năm vừa qua, Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết hình thức này phát triển khá mạnh trong năm 2012 và nhiều khả năng còn nâng cao hơn cả về quy mô lẫn độ tinh vi trong năm 2013.
Tội phạm mạng tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng |
Đại tá Trần Văn Hòa cho biết, trong năm vừa qua, đã xuất hiện các trường hợp hacker có nguồn gốc nước ngoài tấn công, truy cập vào hệ thống mạng của cơ quan nhà nước, một số doanh nghiệp lớn, lấy cắp nhiều dữ liệu nhạy cảm, gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam.
Các tin tặc thường lợi dụng kẽ hở của hệ thống, lỗi bảo mật của mạng máy tính nhằm phát tán virus, phần mềm gián điệp, qua đó đánh cắp những thông tin có giá trị tin tức và kinh tế cao.
Các tin tặc thường lợi dụng kẽ hở của hệ thống, lỗi bảo mật của mạng máy tính nhằm phát tán virus, phần mềm gián điệp, qua đó đánh cắp những thông tin có giá trị tin tức và kinh tế cao.
Bên canh đó loại tội phạm công nghệ cao có mục đích chiếm đoạt tài sản cũng gia tăng đáng kể trong năm 2012. Có thể kể đến các dạng như gian lận thẻ ngân hàng, lừa đảo online ...
Về tình trạng lấy cắp, mua bán thẻ ngân hàng, Đại tá Trần Văn Hòa cho biết loại tội phạm này thường tấn công vào các website mua bán trực tuyến nhằm lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng của người mua. Sau đó sẽ rao bán trên các diễn đàn hacker hoặc rửa tiền thông qua các hệ thống thanh toán online, đánh bạc online, thậm chí là mua những vật dụng có giá trị cao như laptop, điện thoại ...
Trong năm 2012 vừa qua, các hình thức lừa đảo trong việc mua bán hàng qua mạng cũng xuất hiện với tần suất lớn. Đại tá Trần Văn Hòa cảnh báo các đối tượng thường lợi dụng đặc điểm mua bán qua mạng bao giờ cũng phải trả tiền trước, sau đó giao hàng không đúng với quảng cáo. Hoặc sau khi nhận được tiền, thủ phảm thường tìm cách rút tiền nhanh nhất khỏi ngân hàng và cắt mọi thông tin liên lạc với người mua.
Diễn đàn là nơi tin tắc thường dùng để truyền bá kinh nghiệm |
Ngoài ra các vấn đề nổi cộm như lừa đảo trong kinh doanh đa cấp qua mạng cũng có chiều hướng ra tăng. Có thể kể đến các cái tên tiêu biểu như MB24, vicongdongviet ... Bên cạnh đó các hoạt động kinh doanh sàn vàng, ngoại tệ ảo cũng không ngừng mọc lên nhằm trục lợi từ người dùng internet.
Dự báo trong năm 2013, Đại tá Trần Văn Hòa cho biết tình hình sẽ còn căng thẳng và phức tạp hơn. Theo đó hacker sẽ chủ yếu nhằm vào các website cơ quan của chính phủ, ngân hàng, hàng không và lưới điện quốc gia.
Theo đó, hacker sẽ chủ yếu nhằm vào các website cơ quan của chính phủ, ngân hàng, hàng không và lưới điện quốc qia. Mục tiêu được tin tặc hướng tới bao gồm cả chính trị lẫn kinh tế, đặc biệt là dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng.
Theo đó, hacker sẽ chủ yếu nhằm vào các website cơ quan của chính phủ, ngân hàng, hàng không và lưới điện quốc qia. Mục tiêu được tin tặc hướng tới bao gồm cả chính trị lẫn kinh tế, đặc biệt là dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng.
Thêm vào đó các hoạt động lừa đảo có liên quan tới thẻ ngân hàng, chứng khoán, thương mại điện tử, thanh toán điện tử ... sẽ bùng phát mạnh hơn và cách thức cũng sẽ tinh vi hơn rất nhiều. Các thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng cũng là mục tiêu được hacker nhắm tới nhằm đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm.
Hà Thanh
Bình luận