(VTC News)- Đó là những tiết học không có thầy cô đứng lớp, các học sinh được quyền tổ chức tiết học theo cách của riêng mình.
Đặc biệt, các học sinh chuyên Ngữ sẽ được quyền chọn những tác phẩm mình yêu thích để nghiên cứu. Mỗi lớp 2 nhóm với "quân số" khoảng 20 thành viên sẽ cùng bắt tay xây dựng những vở kịch thể hiện nội dung tác phẩm mà các bạn đã chọn.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề dễ. Bởi “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” yêu cầu các bạn phải có một vốn hiểu biết khá tốt về văn bản để viết nên một kịch bản hay và khi diễn phải thật nhập vai.
Bên cạnh đó, việc làm đạo cụ và media cũng yêu cầu rất nhiều sự khéo léo và kiên nhẫn. Chính vì vậy mà sau mỗi mùa Trả tác phẩm, các bạn luôn thấy tự hào và hạnh phúc khi nhìn thành quả của bản thân.
Các bạn cũng đã sân khấu hóa thành công rất nhiều tác phẩm văn học như Trao duyên, Chí Phèo, Truyện An Dương Vương – Mị Châu và Trọng Thủy… Từ đó rất nhiều bạn có khả năng diễn xuất đã trở thành trụ cột chính trong các tiết mục văn nghệ của nhà trường, đảm nhiệm nhiều vai trò như MC, diễn viên.
Nhưng những gì nhận lại từ phương pháp này cũng rất xứng đáng. Đó là tình bạn, là những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò, là những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, và hơn cả là những bài học làm người.
Nhiều học sinh khi bắt đầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, nhưng khi nhìn lại những ngày cùng nhau làm việc, các bạn ấy thấy rất vui và ý nghĩa.
Học sinh dẫn dắt lớp học
Ở Trường THCS Ba Đình (Q.5, TP.HCM), học sinh lớp 6 lại hào hứng với tiết học không có thầy, cô giáo đứng lớp. Đó là một tiết học chuyên đề môn Vật lý của thầy Phạm Thành Trung, giáo viên nhà trường.
Tiết học này đã đạt giải Ba về Tổ chức dạy học tích cực môn Vật lý THCS toàn quốc. Được xem lại hình ảnh lớp học, ai cũng ngạc nhiên vì những học sinh lớp 6 tự dẫn dắt, đứng lớp và hướng dẫn cùng nhau làm bài tập.
Mở đầu tiết học là màn hoạt cảnh do chính các bạn thực hiện, đóng vai hỏi đáp lẫn nhau. Qua những câu hỏi đáp, học sinh còn lại hiểu thêm về kiến thức chỉ số đo của con người. Sau màn hoạt cảnh là học sinh phân công dẫn dắt trò chơi, hỏi đáp, tổ chức ôn tập đo chỉ số khối cơ thể cho nhau, rút ra kết quả…
Đảm nhận dạy bộ môn Vật lý, thầy Trung cho biết: “Môn Vật lý khá nhiều lý thuyết nên tôi muốn tạo cho các em tham gia tiết học thực hành sôi động do chính các em dẫn dắt. Từ đó các em sẽ yêu thích môn vật lý và hiểu những ứng dụng thực tế của môn học này vào cuộc sống”.
Chủ đề được thầy Trung lựa chọn cho tiết học là Khảo sát chỉ số sức khỏe BMI như một tiết học chuyên đề. Tiết học này, thầy Trung chỉ giữ vai trò hướng dẫn các bạn tìm tài liệu, lên kịch bản lớp học, giúp học sinh làm hoạt cảnh và tham gia tiết học như… một "người khách".
Thầy Trung chia sẻ: “Tôi hết sức bất ngờ khi học sinh có thể tự mình tìm tài liệu, tự tin tổ chức lớp học, đưa ra những công thức tính toán mà các em sưu tầm được,… Chính các em đã tạo cho lớp học thêm sinh động chứ không phải ai khác. Bản thân mình cũng học được nhiều điều từ các em”.
Tiết học của cô Dung lượm ve chai
Với phương châm học làm người trước khi học chữ, mỗi giờ lên lớp của cô Lưu Hạnh Dung, Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), ngoài các bài học Hóa, cô còn “thưởng” thêm cho học trò của mình những câu chuyện về tình yêu và lòng nhân ái, đôi khi đó là những câu chuyện lịch sử.
Cô Hạnh Dung còn tổ chức cho học trò học lịch sử dân tộc qua các chuyến đi thực tế ở bảo tàng khiến các bạn “mê tít”.
Năm 2009 - 2011, cô trò đã tích cực len lỏi khắp khu phố để thu gom ve chai, vận động bạn bè để tổ chức những chuyến đi thăm trẻ em cơ nhỡ ở mái ấm Tân Bình, trẻ em đường phố tại Phú Nhuận, quận 3, quận 1, Bệnh viện Ung bướu…
Cô Dung cho biết: “Tôi muốn sau này, khi các em trưởng thành, dù đi đến đâu, làm việc gì, các em vẫn sẽ là những người có trái tim biết yêu thương. Nhiều lúc nhìn thấy khoảnh khắc học trò mình thút thít khóc và ôm những em nhỏ, tôi hạnh phúc biết rằng học trò mình đến với từ thiện bằng chính cái tâm của các em”.
Vì học sinh thì không có tiền nên cả lớp đã nhờ cô hướng dẫn đi nhặt ve chai kiếm tiền làm từ thiện thay vì xin tiền của ba mẹ.
Để chuyến đi thành công, cô Dung cho biết đã hướng dẫn học trò phân công công việc, cách gõ cửa, xin ve chai từng nhà. Ngay cả cách đi tặng quà cho người nghèo cô cũng phải lưu ý học trò để người nhận được vui.
"Ngày đi xin ve chai mưa dữ lắm, học trò sợ tôi bệnh nên kêu tôi ngồi một chỗ sắp xếp ve chai, các em thì đội áo mưa đi xin. Tôi rất cảm động khi các em tỏ ra hăng hái, đoàn kết, yêu thương nhau trong quá trình làm. Các em đã tự biết cách tổ chức, lên kế hoạch và hỗ trợ nhau”, cô Dung tâm sự.
Làm văn trên sông
Mỗi năm một lần, vào tháng 10, học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) được ra tận sông Sài Gòn, ngồi trên thuyền để học viết văn.
Các bạn được ngồi trên thuyền lớn, người đầu thuyền, kẻ cuối thuyền… nhìn ra sông, lấy cảm hứng để làm bài tập: Mô tả con sông quê em. Tiết học này có tên gọi là “tiết học 2 trong 1”, một tiết học Sử tại Bến Nhà Rồng và một tiết học tập làm văn trên sông.
Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho biết tiết học này đã được thực hiện cho học sinh khối lớp 5 được 4 - 5 năm nay. “Hiện nay, thực trạng học sinh làm theo văn mẫu cũng vì các em không có ý để viết bằng lời văn của mình. Muốn học sinh có ý thì bản thân các em phải được chứng kiến thực tế. Đó là lý do nhà trường đã tổ chức những chuyến đi thực tế này”, cô Điệp nói thêm.
Theo cô Điệp, khi đi thực tế, học sinh được cô giáo gợi ý và hướng dẫn để định hướng nhưng mỗi trẻ lại có cách suy nghĩ khác nhau. Những bạn ngồi phía trước thuyền sẽ mô tả nước, lục bình, ánh sáng… khác với những bạn ngồi cuối thuyền.
Không chỉ môn Văn, với môn tự nhiên xã hội học sinh thường được đến thảo cầm viên để tìm hiểu thực tế. Hay như tiết học về môi trường ở ruộng lúa cùng nông dân… Đó cũng là cách nhiều trường tiểu học ở TP.HCM "đổi gió" cho học sinh ngoài những tiết học có phần "khô khan" trong lớp học.
Teen Chuyên ngữ thành diễn viên
Tại, trường trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội), văn học đã trở thành một bộ môn được nhiều teen yêu thích nhờ phương pháp “Trả tác phẩm cho học sinh”.
Với phương pháp này, thay vì chăm chú lắng nghe giáo viên, teen chuyên Ngữ sẽ được tự mình tìm hiểu văn bản, và cho ra lò những cuốn bình giảng do chính mình nghiên cứu và tổng hợp.
Sau đó các bạn sẽ có một buổi hội thảo để báo cáo thành quả và phân tích lại kết luận của nhóm mình cho thầy cô và bạn bè hiểu. Do vậy, mỗi thành viên có thể thoải mái diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình đến với tất cả mọi người.
Một nhóm bạn đang trình bày phần "Trả tác phẩm" của mình. |
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề dễ. Bởi “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” yêu cầu các bạn phải có một vốn hiểu biết khá tốt về văn bản để viết nên một kịch bản hay và khi diễn phải thật nhập vai.
Bên cạnh đó, việc làm đạo cụ và media cũng yêu cầu rất nhiều sự khéo léo và kiên nhẫn. Chính vì vậy mà sau mỗi mùa Trả tác phẩm, các bạn luôn thấy tự hào và hạnh phúc khi nhìn thành quả của bản thân.
Các bạn cũng rất chú trọng về trang phục và đạo cụ trong các vở kịch của mình. |
Nhưng những gì nhận lại từ phương pháp này cũng rất xứng đáng. Đó là tình bạn, là những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò, là những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, và hơn cả là những bài học làm người.
Nhiều học sinh khi bắt đầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, nhưng khi nhìn lại những ngày cùng nhau làm việc, các bạn ấy thấy rất vui và ý nghĩa.
Học sinh dẫn dắt lớp học
Ở Trường THCS Ba Đình (Q.5, TP.HCM), học sinh lớp 6 lại hào hứng với tiết học không có thầy, cô giáo đứng lớp. Đó là một tiết học chuyên đề môn Vật lý của thầy Phạm Thành Trung, giáo viên nhà trường.
Tiết học này đã đạt giải Ba về Tổ chức dạy học tích cực môn Vật lý THCS toàn quốc. Được xem lại hình ảnh lớp học, ai cũng ngạc nhiên vì những học sinh lớp 6 tự dẫn dắt, đứng lớp và hướng dẫn cùng nhau làm bài tập.
Mở đầu tiết học là màn hoạt cảnh do chính các bạn thực hiện, đóng vai hỏi đáp lẫn nhau. Qua những câu hỏi đáp, học sinh còn lại hiểu thêm về kiến thức chỉ số đo của con người. Sau màn hoạt cảnh là học sinh phân công dẫn dắt trò chơi, hỏi đáp, tổ chức ôn tập đo chỉ số khối cơ thể cho nhau, rút ra kết quả…
Tiết học do học sinh đứng lớp |
Chủ đề được thầy Trung lựa chọn cho tiết học là Khảo sát chỉ số sức khỏe BMI như một tiết học chuyên đề. Tiết học này, thầy Trung chỉ giữ vai trò hướng dẫn các bạn tìm tài liệu, lên kịch bản lớp học, giúp học sinh làm hoạt cảnh và tham gia tiết học như… một "người khách".
Thầy Trung chia sẻ: “Tôi hết sức bất ngờ khi học sinh có thể tự mình tìm tài liệu, tự tin tổ chức lớp học, đưa ra những công thức tính toán mà các em sưu tầm được,… Chính các em đã tạo cho lớp học thêm sinh động chứ không phải ai khác. Bản thân mình cũng học được nhiều điều từ các em”.
Tiết học của cô Dung lượm ve chai
Với phương châm học làm người trước khi học chữ, mỗi giờ lên lớp của cô Lưu Hạnh Dung, Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), ngoài các bài học Hóa, cô còn “thưởng” thêm cho học trò của mình những câu chuyện về tình yêu và lòng nhân ái, đôi khi đó là những câu chuyện lịch sử.
Cô Hạnh Dung còn tổ chức cho học trò học lịch sử dân tộc qua các chuyến đi thực tế ở bảo tàng khiến các bạn “mê tít”.
Năm 2009 - 2011, cô trò đã tích cực len lỏi khắp khu phố để thu gom ve chai, vận động bạn bè để tổ chức những chuyến đi thăm trẻ em cơ nhỡ ở mái ấm Tân Bình, trẻ em đường phố tại Phú Nhuận, quận 3, quận 1, Bệnh viện Ung bướu…
Cô Dung cho biết: “Tôi muốn sau này, khi các em trưởng thành, dù đi đến đâu, làm việc gì, các em vẫn sẽ là những người có trái tim biết yêu thương. Nhiều lúc nhìn thấy khoảnh khắc học trò mình thút thít khóc và ôm những em nhỏ, tôi hạnh phúc biết rằng học trò mình đến với từ thiện bằng chính cái tâm của các em”.
Cô Dung trên bục giảng |
Cô Dung cùng các học trò của mình đi làm từ thiện |
Vì học sinh thì không có tiền nên cả lớp đã nhờ cô hướng dẫn đi nhặt ve chai kiếm tiền làm từ thiện thay vì xin tiền của ba mẹ.
Để chuyến đi thành công, cô Dung cho biết đã hướng dẫn học trò phân công công việc, cách gõ cửa, xin ve chai từng nhà. Ngay cả cách đi tặng quà cho người nghèo cô cũng phải lưu ý học trò để người nhận được vui.
"Ngày đi xin ve chai mưa dữ lắm, học trò sợ tôi bệnh nên kêu tôi ngồi một chỗ sắp xếp ve chai, các em thì đội áo mưa đi xin. Tôi rất cảm động khi các em tỏ ra hăng hái, đoàn kết, yêu thương nhau trong quá trình làm. Các em đã tự biết cách tổ chức, lên kế hoạch và hỗ trợ nhau”, cô Dung tâm sự.
Làm văn trên sông
Mỗi năm một lần, vào tháng 10, học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) được ra tận sông Sài Gòn, ngồi trên thuyền để học viết văn.
Các bạn được ngồi trên thuyền lớn, người đầu thuyền, kẻ cuối thuyền… nhìn ra sông, lấy cảm hứng để làm bài tập: Mô tả con sông quê em. Tiết học này có tên gọi là “tiết học 2 trong 1”, một tiết học Sử tại Bến Nhà Rồng và một tiết học tập làm văn trên sông.
Học sinh ngồi trên thuyền thảo luận ý tưởng cho bài văn |
Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho biết tiết học này đã được thực hiện cho học sinh khối lớp 5 được 4 - 5 năm nay. “Hiện nay, thực trạng học sinh làm theo văn mẫu cũng vì các em không có ý để viết bằng lời văn của mình. Muốn học sinh có ý thì bản thân các em phải được chứng kiến thực tế. Đó là lý do nhà trường đã tổ chức những chuyến đi thực tế này”, cô Điệp nói thêm.
Theo cô Điệp, khi đi thực tế, học sinh được cô giáo gợi ý và hướng dẫn để định hướng nhưng mỗi trẻ lại có cách suy nghĩ khác nhau. Những bạn ngồi phía trước thuyền sẽ mô tả nước, lục bình, ánh sáng… khác với những bạn ngồi cuối thuyền.
Không chỉ môn Văn, với môn tự nhiên xã hội học sinh thường được đến thảo cầm viên để tìm hiểu thực tế. Hay như tiết học về môi trường ở ruộng lúa cùng nông dân… Đó cũng là cách nhiều trường tiểu học ở TP.HCM "đổi gió" cho học sinh ngoài những tiết học có phần "khô khan" trong lớp học.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Bình luận